“Hot mom” Phan Hồ Điệp và 7 nguyên tắc giúp con thích đọc
Không chỉ đọc những cuốn sách, hãy tận dụng cơ hội để đọc cho con về biển quảng cáo, hướng dẫn nấu ăn, hướng dẫn dùng máy giặt, tin nhắn, bưu thiếp… Niềm yêu thích con chữ sẽ có thể bắt đầu từ đó.
Trên đây là chia sẻ của “hot mom” Phan Hồ Điệp, giảng viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, mẹ Đỗ Nhật Nam, để giúp con thành đứa trẻ thích đọc.
Với mong muốn giúp các bậc phụ huynh đang đau đầu trong việc tìm cách dạy con sao cho đúng, làm sao để có thể nuôi dạy trẻ phát triển hoàn thiện bản thân, kết hợp vừa chơi vừa học mà không đánh mất tuổi thơ của mình, chị Phan Hồ Điệp cũng có nhiều chia sẻ từ kinh nghiệm nuôi dạy con của bản thân.
Những chia sẻ của chị rất nổi tiếng, được nhiều bậc cha mẹ áp dụng thành công như: Quy tắc bàn tay giúp con giỏi tiếng Anh, phương pháp phát triển ngôn ngữ theo độ tuổi, 4 nguyên tắc dạy con tự lập, 5 bí quyết để trẻ đối mặt với web xấu, 8 bước dạy con khi 3 tuổi, cách dạy con tích hợp 15 phút mỗi ngày…
Mới đây, chị tiếp tục chia sẻ 7 nguyên tắc giúp con thành đứa trẻ thích đọc. Theo “hot mom” này, bạn nhỏ nào cũng thích đọc sách và nghe đọc sách, nếu được tiếp cận đúng cách.
Thứ nhất , đọc (thành tiếng) cho con nghe ngay cả khi con đã biết đọc. Khi đọc cho con nên chọn những truyện hơi khó hơn so với trình độ hiểu biết của con. Điều này sẽ hình thành nên nhu cầu đọc thầm của con.
Trẻ cũng thường thích đọc một chương của một câu chuyện dài trước giờ đi ngủ. Đó có thể là “mảnh đất” để con mơ mộng, tưởng tượng trước khi chìm vào giấc ngủ.
Thứ hai , trong quá trình đọc khuyến khích con lắng nghe, chia sẻ, nhận xét, đặt câu hỏi.
Thứ ba , hãy dũng cảm bỏ những cuốn sách con thấy không hấp dẫn.
Thứ tư , trẻ con muốn đọc những gì khiến chúng cười, khóc, run rẩy, hồi hộp. Chúng thích được phiêu lưu cùng các nhân vật.
Nên để con được chọn câu chuyện con thích, dù có thể con đã đọc cuốn đó rất nhiều lần.
Chúng cũng thích những câu chuyện có ngôn ngữ vui tươi, hài hước, những câu nói kiểu “ngốc xít”. Đối với trẻ em, đọc sách chỉ có ý nghĩa khi chúng thực sự “thưởng thức”.
Vì thế nên để con được chọn câu chuyện con thích, dù có thể con đã đọc cuốn đó rất nhiều lần.
Video đang HOT
Thứ 5 , đừng chỉ đọc cho con những cuốn sách, hãy tận dụng cơ hội để đọc cho con về biển quảng cáo, hướng dẫn nấu ăn, hướng dẫn dùng máy giặt, tin nhắn, bưu thiếp… Niềm yêu thích con chữ sẽ có thể bắt đầu từ đó.
Thứ 6 , đôi khi sự yên lặng (có chủ đích) của bạn trong quá trình đọc, ví dụ dừng lại lâu hơn ở một bức hình hoặc khi hết một trang sách lại có giá trị hơn câu hỏi bạn định đặt cho trẻ.
Điều quan trọng cuối cùng , hãy là một trẻ em khi đọc để cùng cười, cùng vui, cùng nhố nhăng và ngớ ngẩn. Trẻ con không thích một giờ học trong một giờ đọc sách.
Phương pháp "vàng" dạy trẻ tự lập
Trao cho con quyền quyết định, chuẩn bị không gian cho sự tự lập của trẻ, dạy con tự lập từ các hoạt động sinh hoạt cá nhân, cho con làm việc nhà..., là những "bí quyết vàng" trong dạy con tự lập.
Tại Hội thảo "Phát triển tiềm năng trong con", do Trường Liên cấp Vietschool Pandora tổ chức ngày 19/12, hai diễn giả: chị Phan Hồ Điệp - mẹ Đỗ Nhật Nam và Ngân JP - chuyên gia giảng dạy tiếng Anh qua STEM, đã đưa ra những bí quyết "vàng" dạy trẻ cách tự lập.
Tự do nhưng không biến trẻ thành "cái rốn vũ trụ"
Tại hội thảo, "hot mom" Phan Hồ Điệp, mẹ Đỗ Nhật Nam cho rằng, con trai mình thực ra không phải "thần đồng" hay siêu cao thủ giống như cách gọi của nhiều người.
Nam cũng có những sai sót, thậm chí thất bại nhưng quan trọng, con có ý thích và ham học hỏi từ bé. Và chị khuyến khích con tự khám phá bằng nhiều cách thức.
Chị Điệp nhớ lại, trước 6 tuổi, Nam rất thích biết đọc, biết viết. Hai vợ chồng có thể dễ dàng thực hiện điều này nhưng chị kiên quyết chối từ vì muốn giành điều bí mật tuyệt vời ấy cho cô giáo lớp 1, để con chủ động khám phá ở trường.
Chị Phan Hồ Điệp cho hay, hiện nhiều người đang lầm tưởng giữa việc trao cho trẻ quyền tự quyết với việc thả trẻ tự do, thích làm gì thì làm.
"Tôi vô cùng ngạc nhiên khi đến một số trường tư thục, nhiều học sinh không tuân thủ nguyên tắc, thích gì làm nấy.
Chúng ta nên hiểu, trao quyền cho con là một trong những yếu tố quan trọng trong giáo dục trẻ tự lập.
Ở đây, cô giáo hoặc gia đình hoàn toàn không can thiệp vào quá trình trẻ con tự tìm hiểu một hiện tượng, vấn đề nào đó.
Các bạn nhỏ sẽ được tự do lựa chọn các lĩnh vực học tập, tự tìm hiểu và khám phá theo cách riêng cũng như thể hiện cá tính của bản thân mình, dưới sự trợ giúp, hướng dẫn của nhà trường và gia đình.
Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc thả tự do và biến trẻ thành cái rốn vũ trụ.
Chẳng hạn ở Trường Vietschool, giáo viên nói không với giáo dục áp đặt một chiều.
Theo đó, học sinh được quyền và được tham gia tích cực vào quá trình học để tự khám phá tri thức, đó cũng là cách dạy trẻ tự lập trong khuôn khổ", chị Điệp nói.
Nhiều người đang lầm tưởng giữa việc trao cho trẻ quyền tự quyết với việc thả trẻ tự do, thích làm gì thì làm.
Trẻ có thể làm việc từ năm 2 tuổi
Nhiều người cho rằng, trẻ còn bé thì biết gì. Vì vậy, nhiều bố mẹ làm thay con... cho nhanh.
Tại hội thảo, chuyên gia ngoại ngữ Ngân JP chia sẻ: "Những ngày đầu, tôi không biết làm gì, kể cả tự nấu một bữa cơm.
Mỗi khi bật bếp, đồng nghĩa với việc tôi bật điện thoại để hỏi mẹ xem cách thức làm cá ra sao, nấu nướng thế nào.
Thật may sau này khi đi du học ở Úc, tôi dần bắt kịp với cuộc sống tự lập xa nhà. Tuy nhiên, điều đó giúp tôi kinh nghiệm để dạy con làm việc vặt từ bé".
Đồng quan điểm với Ngân JP, chị Phan Hồ Điệp kể lại câu chuyện mà thoạt nghe, đã thức tỉnh ý thức của nhiều gia đình.
Đó là chuyện của một người bạn khi con gái chị đi du học Singapore. Vài tuần đầu sau khi nhập học, chị sang thăm con và ngao ngán phải giặt cùng lúc cho con 7 chiếc quần lót, "tác phẩm" dồn lại sau 7 ngày.
Nguyên nhân, theo quy định, học sinh không được cho đồ lót vào máy giặt mà cháu thì không giặt tay.
Học kì đầu, con gái chị ấy "dính" 35 buổi không đến lớp. Đơn giản, vì cháu không thể tự dậy vào buổi sáng nên muộn mấy phút cũng bị nhà trường đánh vắng học.
Sau này, cháu không thể tiếp tục du học ở Singapore và phải về Việt Nam chỉ vì không thể tự lập.
"Tôi nghĩ câu chuyện nhỏ trên đây có lẽ thức tỉnh nhiều gia đình. Nhiều bố mẹ tìm hiểu rất kinh khủng về các phương pháp giáo dục tân tiến nọ kia, tìm các trung tâm rất đắt tiền mà tước đi những việc nhỏ trong cuộc sống, ảnh hưởng tới cuộc sống của con sau khi con trưởng thành", chị Điệp cho hay.
Cũng theo chuyên gia này, nhiều phụ huynh muốn con tự lập nhưng lại từ chối nó bằng những tình huống rất vô ý như các bạn nghĩ con mới 2 tuổi nên chưa làm được việc gì.
Thực tế khi 2 tuổi, các bé có thể tự đánh răng, rửa mặt, tự mặc quần áo, tự đi giày. "Tự dưng ép bé vào khuôn khổ sẽ rất khó nhận được sự hợp tác. Lời khuyên là các bạn nên biến nó thành trò chơi.
Mình lấy ví dụ như việc sắp xếp lại đồ chơi sau khi chơi xong là một việc rất khó với một đứa trẻ. Ở nhà, mình không yêu cầu phải xếp gọn gàng lên trên giá, mình chuẩn bị sẵn những chiếc giỏ có ghi thẻ ở bên ngoài. Mỗi lần Nam chơi xong, bạn ấy chỉ việc xếp đúng vào những giỏ ấy.
Chắc chắn rằng, với những cách dạy con tự lập nêu trên, các em bé của bạn sẽ trở nên nhạy bén hơn, phát triển toàn diện hơn cùng đầy đủ các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống độc lập, tự chủ sau này, chị Điệp chia sẻ.
Nhiều phụ huynh muốn con tự lập nhưng lại từ chối bằng những tình huống rất vô ý như nghĩ con chưa làm được việc gì.
Dời bàn học vào bếp
Tại hội thảo, hai chuyên gia cũng hướng dẫn phụ huynh cách dạy con tự học tiếng Anh.
Chuyên gia Ngân JP cho rằng, muốn con tiếp thu tốt ngoại ngữ như sinh ngữ thứ hai, tốt nhất nên cho con nghe và đọc nhiều, theo sở thích. Học sinh sẽ rất vui và tiếp thu nhanh.
Chị Phan Hồ Điệp thì cho rằng, mình không hề giỏi tiếng Anh nhưng ngay từ bé, chị nhờ sự trợ giúp của mạng Internet, chị và Nam cùng tiếp cận ngoại ngữ.
Đặc biệt, câu chuyển nổi tiếng mà chị chia sẻ với nhiều người trước đây, vì Nam rất thích ăn uống nên chị đã "dời" bàn học ra bếp.
Thay ngồi vào bàn học căng thẳng, ngoài việc cùng con tổ chức các trò chơi để học tiếng Anh, chị Phan Hồ Điệp còn áp dụng phương pháp học trải nghiệm.
Do Nam rất thích ăn uống nên chị khuyến khích con lên mạng tìm các video dạy nấu ăn nói bằng tiếng Anh để học theo.
Những video này, vừa nói vừa có thực hành nên việc nghe tiếng Anh sẽ dễ hiểu hơn.
Sau đó, Nam cùng mẹ vào bếp, nấu theo sự hướng dẫn của em. Tất cả giao tiếp bằng tiếng Anh.
"Việc học tiếng Anh khi đó của mình và Nam chuyển từ ngồi ở bàn học sang làm bếp", chị Điệp nói.
Chẳng cần nhìn Đông ngó Tây, xem các mẹ Việt nuôi dạy con ưu tú cũng đủ nể phục: Đỗ trường chuyên, nói 8 thứ tiếng hay đoạt học bổng Harvard chẳng còn xa vời Đã làm cha mẹ, ai cũng mong muốn con mình nên người và thành công trong tương lai. Bên cạnh kiến thức được dạy trên ghế nhà trường, sự giáo dục của phụ huynh, đặc biệt là những người mẹ, cũng là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của con trẻ. Mỗi bà mẹ ở mỗi quốc gia lại...