Hộp đựng giày dép siêu gọn
Nếu như nhà bạn chưa có tủ giày, hoặc tủ giày đã quá đầy và chật chội, hãy sử dụng hộp đựng giày thật gọn gàng và tiện lợi này.
Hộp đựng giày dép bằng vải với các ngăn chứa nhỏ giúp bạn bảo quản tới 12 đôi giày, dép khác nhau một cách sạch sẽ và gọn gàng. Các ngăn chứa có diện tích khá rộng, được thiết kế rất khoa học giúp bạn dễ dàng tìm giày mỗi khi cần thiết.
Hộp đựng giày dép tiện lợi này còn có quai xách giúp bạn dễ dàng di chuyển khi cần thiết. Các ngăn chứa rất khoa học, đảm bảo giày dép không bị xáo trộn trong quá trình di chuyển.
Video đang HOT
Bạn nên để hộp đựng giày ở những nơi khô ráo, tránh các phòng ẩm ướt có thể làm hỏng giày cũng như hộp bảo quản. Giá bán hộp bảo quản giày này khoảng từ 170.000 đ đến 180.000 đ. Bạn có thể tìm mua sản phẩm tại địa chỉ:
Công ty CP Vietchoice
Số 18 Lô C Khu Đấu Giá Mỹ Đình, Từ Liêm – Hà Nội
Theo PLXH
Những khu trọ chẳng có mùa xuân
Sài Gòn trưa cuối năm, trong khu nhà trọ ẩm thấp, chật chội, những bệnh nhân (BN) ung thư chui ra khỏi phòng, đứng tựa cửa để tìm chút gió...
Túng quẫn vì bệnh tật
Khu nhà trọ ở số 26 đường Nơ Trang Long, P.14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM nhìn từ ngoài vào thấy hun hút. Nếu như không nhìn thấy chữ "cho thuê phòng trọ" treo ngay lối vào thì không ai nghĩ rằng đằng sau tiệm thuốc tây số 11 lại có một dãy nhà cho BN thuê.
Dãy nhà khoảng hơn chục phòng, mỗi phòng chỉ đủ kê một chiếc giường. Trong phòng nóng hầm hập và tối om, ban ngày cũng phải bật đèn, mỗi phòng chỉ có một cái quạt điện cũ rích. Những BN nằm co ro trên giường, còn người đi chăm bệnh tận dụng một góc trống ngay cửa ra để trải chiếu nằm.
Tất cả khách trọ đều dùng chung một nhà vệ sinh, nhà tắm. Trong phòng, không khí ngột ngạt, khó thở là vậy nhưng phía trước, mùi khói xăng xả ra từ hằng trăm chiếc xe máy làm cho không khí nhốn nháo, dơ bẩn, rác rưởi vứt đầy chẳng khác gì một cái chợ. Thế nhưng những người ở trọ bất đắc dĩ này phải cắn răng thuê với giá 80 ngàn đồng/ngày.
Dãy nhà trọ lọt thỏm sau bãi giữ xe
Chị Trương Thị Thủy, 39 tuổi, ở khóm 7, thị trấn Đắk Đoa, Gia Lai, mắt buồn hiu, đứng ôm bờ tường thở dài. Tháng 7.2010, chị phát hiện bị ung thư vú và vào Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM để phẫu thuật. Mổ xong, trong thời gian chờ vô thuốc, chị phải ra ngoài thuê nhà trọ ở. Chị kể trước đây hai vợ chồng làm việc chăm chỉ nên gia đình sống khá ổn với 2 đứa con còn tuổi đến trường. Nhưng từ khi chị bị bệnh tới giờ, cả nhà rơi vào cảnh túng quẫn, tất cả chỉ mình chồng gánh vác. Mới 5 tháng chữa trị mà đã hết 200 triệu đồng. Hiện tại còn 2 liều thuốc nữa. Tới kỳ vô thuốc, nếu chưa xoay được tiền, gia đình chị lại phải đi vay nóng với lãi suất cao. Đã nhiều lần chị tính buông xuôi, nhưng chồng chị dứt khoát bảo còn nước còn tát.
Ở khu nhà trọ này không chỉ có các BN ở nhiều tỉnh như Bình Thuận, Gia Lai, Cà Mau, Sóc Trăng... mà còn có những BN đến từ Campuchia. Như bà Chum Sa Roelirn, 51 tuổi, ở Tà Kheo, Campuchia, bị ung thư tử cung. Bà và người em gái đã ở phòng trọ này hơn 3 tháng. Hai chị em không đủ tiền ăn, thường xuyên phải xin cơm của bếp ăn từ thiện trong bệnh viện. Cũng giống chị Thủy, nhiều lúc bà muốn buông xuôi vì kinh tế gia đình đã cạn kiệt...
Những người không mong Tết
Nếu như ở những phòng trọ cho BN ung thư chỉ đủ sức chứa 2 người/phòng thì phòng dành cho BN tim ở bao nhiêu người cũng được. Trên đường Sư Vạn Hạnh (nối dài), P.12, Q.10, TP.HCM có hơn 20 nhà trọ, trung bình mỗi nhà rộng chưa đầy 40m2, được chia ra làm 10 phòng, tất cả chung một nhà vệ sinh và phòng tắm. Ở đây chủ yếu là những BN tim thuê. Trong hẻm 147, cứ mỗi nhà, bên dưới là quán ăn, bên trên cho BN thuê, một ngày 70 ngàn đồng. Những BN này ở tập thể, không có giường, mỗi người được chủ nhà phát cho một chiếc chiếu, một cái gối và tấm chăn mỏng.
Chị Nguyễn Thị Phượng, 37 tuổi, quê Bình Phước, bảo cả 2 lầu với gần 40 người mà chỉ có một nhà vệ sinh, một nhà tắm chung nhau. Chị bị bệnh tim, vừa mổ xong, hết 100 triệu đồng. Nhà chỉ làm rẫy, có bao nhiêu tiền đổ cho chị chữa bệnh hết rồi. Nay mỗi lần tái khám chị chỉ dám đi một mình cho đỡ tốn kém. Còn chị Hiền, quê Vĩnh Long, đưa con đi chữa bệnh tim. Hai mẹ con ra thuê nhà, một ngày mất 80 ngàn đồng, vậy mà cuộc sống vẫn giật gấu vá vai...
Tết đã cận kề, trong khi người dân TP nô nức đi sắm tết, thì trong những khu nhà trọ của BN nghèo, không khí vẫn trầm lắng, u ám. Họ không dám mong chờ tết...
Theo Thanh Niên
Những kiểu đàn ông đáng thất vọng trong chuyện chăn gối Những quý ông "nghiện" điện thoại di động, quá chăm chút ngoại hình hay "vắt cổ chày ra nước" rất dễ khiến phụ nữ thất vọng trong chuyện chăn gối. Phần lớn phụ nữ không nghĩ tới khả năng phòng the của nam giới khi chuẩn bị tìm người yêu hoặc đang hẹn hò với một chàng nào đó. Tuy nhiên, sau khi...