Hồng Kông sau 25 năm về Trung Quốc: Ngược dòng lịch sử dưới thời thuộc địa Anh

Theo dõi VGT trên

Nửa đêm 1.7.1997, Anh chính thức chuyển giao chủ quyền Hồng Kông về Trung Quốc, chấm dứt thời gian thuộc địa kéo dài 156 năm của lãnh thổ này.

Hồng Kông là thuộc địa của Anh từ năm 1841, ngoại trừ 4 năm Nhật Bản chiếm đóng từ năm 1941 – 1945 trong giai đoạn Thế chiến 2.

Chiến tranh Nha phiến

Ngược dòng lịch sử, vào thập niên 1820 và 1830, Anh tiến tới kiểm soát các khu vực của Ấn Độ và có ý định trồng bông ở những vùng đất này để giảm lượng nhập khẩu từ Mỹ. Sau khi tham vọng trên thất bại, người Anh nhận ra rằng có thể chuyển sang trồng anh túc với tốc độ khai thác nhanh chóng hơn. T.huốc p.hiện chế biến từ hoa anh túc được vận chuyển trái phép vào Trung Quốc dưới triều đại nhà Thanh với khối lượng cực lớn, mang đến nguồn lợi nhuận khổng lồ cho Anh. Sau đó, Anh tiến tới muốn đòi quyền tự do buôn bán nha phiến từ Ấn Độ sang Trung Quốc trong khi nhà Thanh có lệnh nghiêm cấm, theo chuyên trang History.

Hồng Kông sau 25 năm về Trung Quốc: Ngược dòng lịch sử dưới thời thuộc địa Anh - Hình 1

Hồng Kông trong thập niên 1980. Ảnh AFP

Chiến tranh nha phiến lần 1 giữa Anh và Trung Quốc chính thức nổ ra vào năm 1840. Thua trận, năm 1842 nhà Thanh buộc phải ký vào Hiệp ước Nam Kinh nhường lãnh thổ cho bên thắng cuộc, chính thức đ.ánh dấu sự chuyển giao đảo Hồng Kông với thời hạn vĩnh viễn cho người Anh. Năm 1860, nhà Thanh tiếp tục thua trận trong Chiến tranh nha phiến lần 2, và Anh tiến hành sáp nhập bán đảo Cửu Long và bán đảo Stonecutter vào Hồng Kông thông qua Công ước Bắc Kinh. Đến năm 1898, Hồng Kông tiếp tục được mở rộng khi Anh ký thuê khu Tân Giới và các đảo xa trong vòng 99 năm, tức đến năm 1997.

Video đang HOT

Bất chấp hợp đồng thuê có thời hạn đối với Tân Giới, phần lãnh thổ này nhanh chóng được phát triển và hòa nhập với phần còn lại của Hồng Kông. Khi gần đến hạn chấm dứt hợp đồng, và trong bối cảnh các cuộc đàm phán căng thẳng diễn ra vào thập niên 1980 về tương lai của Hồng Kông, việc tách rời các vùng lãnh thổ và chỉ chuyển giao Tân Giới cho Trung Quốc là điều bất khả thi. Bên cạnh đó, trong tình trạng đất đai và tài nguyên thiên nhiên hiếm hoi ở Hồng Kông, nhiều dự án đầu tư cơ sở hạ tầng quy mô lớn được triển khai ở Tân Giới. Thậm chí, có nhiều kế hoạch được ấn định sau ngày 30.6.1997, tức sau khi Trung Quốc đã tiến hành việc tiếp quản.

Hồng Kông sau 25 năm về Trung Quốc: Ngược dòng lịch sử dưới thời thuộc địa Anh - Hình 2

Thủ tướng Anh Margaret Thatcher và Thủ tướng Trung Quốc Triệu Tử Dương trong lễ ký kết năm 1984 quyết định việc bàn giao lại Hồng Kông cho Trung Quốc

Cuộc chiến thương thuyết không khoan nhượng

Để có được kết quả trên, Trung Quốc đã tốn không ít công sức. Khi giành được ghế ở LHQ vào năm 1971, Trung Quốc tích cực vận động ngoại giao nhằm tiến tới giành lại quyền kiểm soát cả Hồng Kông lẫn Ma Cao. Đến năm 1972, Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết loại bỏ Hồng Kông và Ma Cao khỏi danh sách thuộc địa.

Đến tháng 3.1979, ông Murray MacLehose, Thống đốc Hồng Kông, lần đầu tiên thăm chính thức Trung Quốc. Khi gặp nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình, ông MacLehose chủ động hỏi về chủ quyền của Hồng Kông. Đây được xem là động thái nhằm giải quyết thách thức liên quan đến việc sắp xếp các hợp đồng cho thuê bất động sản và những hợp đồng cho vay ở Hồng Kông, kết thúc vào năm 1997.

Chuyến thăm của ông MacLehose đã vén lên bức màn về câu hỏi liên quan chủ quyền của Hồng Kông. Anh biết về ý định của Trung Quốc nhằm lấy lại quyền kiểm soát lãnh thổ và bắt đầu những bước sắp xếp để đảm bảo duy trì lợi ích tại đây, cũng như có thể rút khỏi nơi này trong trường hợp khẩn cấp. Ba năm sau, Đặc phái viên Edward Heath của chính quyền Thủ tướng Anh Margaret Thatcher đến Bắc Kinh. Trong cuộc gặp với đại diện Anh, ông Đặng Tiểu Bình đưa ra kế hoạch biến Hồng Kông thành đặc khu kinh tế, cho phép duy trì hệ thống tư bản của lãnh thổ dưới chủ quyền của Trung Quốc.

“Quả trứng vàng” Hồng Kông

Sau thời gian cải cách dưới thời thuộc địa Anh, Hồng Kông bứt phá trở thành một trong những trung tâm tài chính và cảng thương mại quan trọng bậc nhất thế giới.

Từ đầu những năm 1960 đến thập niên 1990, Hồng Kông là một trong “bốn con hổ châu Á”, bên cạnh Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan. Đây là 4 nền kinh tế thiết lập các tiêu chuẩn cho đa số nền kinh tế đang phát triển khác ở châu Á hướng đến. Năm 1995, GDP của Hồng Kông đạt hơn 150 tỉ USD, với GDP bình quân đầu người hơn 24.000 USD, cao hơn cả Úc vào thời điểm đó. Với dân số khoảng 6,5 triệu người trong năm 1997 và đạt tỷ lệ tăng trưởng kinh tế từ 5 – 6% trong vòng 5 năm gần nhất, Hồng Kông được xem là “quả trứng vàng” vào lúc bấy giờ.

Trong lúc chính quyền Thủ tướng Thatcher muốn tiếp tục sự hiện diện của Anh tại Hồng Kông, Trung Quốc lại đưa ra lập trường ngược lại: Bắc Kinh không chỉ muốn lấy Tân Giới mà còn từ chối công nhận các hiệp ước ký kết sau 2 cuộc Chiến tranh nha phiến, với nội dung giao nộp vĩnh viễn Hồng Kông và bán đảo Cửu Long cho Anh. Tháng 9.1982, Thủ tướng Thatcher đến Bắc Kinh, trở thành thủ tướng Anh đầu tiên công du nước này. Khi gặp ông Đặng Tiểu Bình, Thủ tướng Thatcher nhắc lại tính hợp lệ của việc gia hạn hợp đồng thuê Hồng Kông, đặc biệt là 3 hiệp ước liên quan. Tuy nhiên, ông Đặng Tiểu Bình bác bỏ khả năng thỏa hiệp về vấn đề chủ quyền của Hồng Kông. Trung Quốc đã lên kế hoạch đoạt lại Hồng Kông bằng vũ lực nếu đàm phán thất bại.

Ngày 19.12.1984, Tuyên bố chung Anh – Trung Quốc được ký kết tại Bắc Kinh. Theo đó, Trung Quốc sẽ nối lại việc thực thi chủ quyền với Hồng Kông từ ngày 1.7.1997. Chính quyền Bắc Kinh cũng công bố các chính sách cơ bản đối với lãnh thổ này. Được thực thi theo chính sách “Một quốc gia, hai chế độ”, Hồng Kông được phép giữ nguyên tình trạng ban đầu, với hệ thống lập pháp, lực lượng cảnh sát độc lập và duy trì quyền tự do cho người dân trong 50 năm kể từ ngày chuyển giao. Nếu tuân thủ đúng thỏa thuận đó, Hồng Kông sẽ không thay đổi cho đến năm 2047.

Đến nửa đêm 1.7.1997, Hồng Kông chính thức chuyển sang giai đoạn mới. Có mặt tại buổi lễ là Thủ tướng Anh Tony Blair, Thái tử Charles, Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân và Ngoại trưởng Mỹ Madeleine Albright. Lễ bàn giao được truyền trực tiếp toàn thế giới, và thường được xem là dấu chấm hết cho thời kỳ thuộc địa Anh tại châu Á – Thái Bình Dương.

Cựu bộ trưởng có thể thành nữ thủ tướng Nhật đầu tiên

Cựu bộ trưởng nội vụ Sanae Takaichi dự kiến tranh cử lãnh đạo đảng cầm quyền và nếu thành công, sẽ trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của Nhật Bản.

Truyền thông cho hay bà Sanae Takaichi được cựu thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hậu thuẫn. Bà sẽ tuyên bố tranh cử vị trí lãnh đạo đảng cầm quyền Dân chủ Tự do (LDP) với cam kết thúc đẩy chính sách chống lại các mối đe dọa về công nghệ của Trung Quốc và củng cố nền kinh tế đang bị Covid-19 tàn phá.

LDP sẽ mở cuộc họp bầu lãnh đạo vào 29/9, sau khi Thủ tướng Yoshihide Suga tuyên bố không tái tranh cử hôm 3/9. Người chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu sẽ trở thành thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản.

Cựu bộ trưởng có thể thành nữ thủ tướng Nhật đầu tiên - Hình 1

Bà Sanae Takaichi khi còn làm bộ trưởng nội vụ, trong một cuộc họp báo ở Tokyo ngày 11/9/2019. Ảnh: Reuters

Hiện chỉ có cựu ngoại trưởng Fumio Kishida tuyên bố tranh cử, nhưng Bộ trưởng cải cách hành chính Taro Kono, người đang giám sát chương trình tiêm chủng vaccine Covid-19 của Nhật, cùng bà Takaichi, đã b.ắn tín hiệu tham vọng tranh cử.

Takaichi, 60 t.uổi, trở thành nữ bộ trưởng nội vụ đầu tiên trong nhiệm kỳ hai của chính quyền Abe năm 2014. Dù truyền thông đưa tin ông Abe đã hậu thuẫn để đủ 20 nhà lập pháp ủng hộ bà ứng cử, Takaichi vẫn xếp hạng kém trong bảng xếp hạng mức độ phổ biến với công chúng và điều này có thể cản trở cơ hội lần này.

Đảng viên LDP sẽ bỏ phiếu bầu lãnh đạo cùng với thành viên của đảng trong quốc hội. Người chiến thắng sẽ dẫn dắt đảng trong cuộc bầu cử hạ viện tổ chức ngày 28/11. Do đó, mức độ phổ biến với công chúng là yếu tố quan trọng trong lựa chọn lãnh đạo mới.

Takaichi cho hay bà muốn giải quyết những vấn đề mà chính quyền trước chưa giải quyết, như lạm phát 2%, đề xuất luật "ngăn chặn rò rỉ thông tin nhạy cảm sang Trung Quốc". Bà cho hay cần nhanh chóng bổ sung ngân sách để hỗ trợ hệ thống y tế Nhật Bản đang căng thẳng vì đại dịch.

Là thành viên thuộc phe bảo thủ nhất trong đảng, bà thường tới thăm đền Yasukuni, đài tưởng niệm lính tử trận trong các cuộc chiến của Nhật. Những chuyến thăm này của lãnh đạo Nhật Bản thường khiến Trung Quốc và Hàn Quốc tức giận. Bà cũng phản đối thay đổi quy định vợ chồng phải mang cùng một họ sau khi kết hôn, khiến những người ủng hộ nữ quyền thất vọng.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Hungary phản ứng trước quyết định của tòa án EU
09:00:15 14/06/2024
Đức: Đảng SPD tin tưởng vào khả năng lãnh đạo của Thủ tướng Scholz
23:52:52 13/06/2024
Con trai Tổng thống Joe Biden rút đơn kiện cựu luật sư riêng của ông Donald Trump
19:09:52 14/06/2024
Bộ trưởng Giáo dục Hàn Quốc kêu gọi sinh viên y khoa sớm quay trở lại trường học
19:04:05 14/06/2024
Trung Quốc và Nga đang 'vượt mặt' Mỹ ở châu Phi
17:38:28 14/06/2024
Lệnh ngừng b.ắn ở Gaza sẽ thúc đẩy cuộc chiến giữa Israel và Hezbollah?
16:34:43 14/06/2024
Thụy Sĩ: Nổ lớn gây hỏa hoạn ở hầm để xe chung cư, nhiều người thương vong
19:16:09 14/06/2024
Ukraine và phương Tây xung đột về chiến đấu cơ F-16
20:45:01 14/06/2024

Tin đang nóng

Căn bệnh khiến diễn viên Hồng Hải qua đời ở t.uổi 31 nguy hiểm đến mức nào?
18:19:00 15/06/2024
Sắp đưa vụ 4 nữ tiếp viên hàng không xách chất cấm ra xét xử
18:53:17 15/06/2024
"Nữ hoàng ảnh lịch" 57 t.uổi vẫn lẻ bóng, không chồng con, nhưng trẻ đẹp, sống vui tươi
17:53:47 15/06/2024
Song Hye Kyo tiếp tục gây thương nhớ với khoảnh khắc khoe "visual" cực đỉnh ở trời Tây
20:31:53 15/06/2024
Dàn quý tử cao mét 8 nhà sao Việt: Người được khen là "bản sao Bi Rain", người khiến bố sợ vóc dáng mất cân đối vì quá cao
21:17:14 15/06/2024
Chồng làm thêm từ 9 giờ tối đến 3 giờ sáng với mức lương cao, tôi hậm hực theo dõi rồi hối hận đỏ mắt khi thấy việc anh làm
17:54:54 15/06/2024
Động thái lạ của diễn viên Thu Trang giữa lúc vướng tin mang thai ở t.uổi 39
22:34:55 15/06/2024
Nguyễn Phi Hùng tiết lộ lý do 2 năm không tiếp xúc với thế giới bên ngoài
17:58:16 15/06/2024

Tin mới nhất

Cường quốc và vũ khí laser

23:33:29 15/06/2024
Quân đội Mỹ cho biết kế hoạch chế tạo vũ khí điều khiển bằng laser trên không đầu tiên được thực hiện trong nhiều năm.

Ngân hàng Thế giới hỗ trợ nước sản xuất dầu hàng đầu cải cách kinh tế

22:17:55 15/06/2024
Các quan chức chính phủ Nigeria thừa nhận những cải cách đã gây khó khăn, nhưng họ đã nhiều lần kêu gọi người dân kiên nhẫn để những biện pháp cải cách có thời gian phát huy tác dụng.

Loài cá tí hon chỉ dài 12mm phát ra âm thanh to như tiếng máy bay cất cánh

22:01:09 15/06/2024
Danionella cerebrum, loài cá trong suốt chỉ có kích thước 12mm có thể tạo ra âm thanh lớn 140 dB, tương đương với âm thanh mà một người đứng cách máy bay 100m khi máy bay cất cánh có thể nghe được.

Thủ đô của Ấn Độ tiếp tục chịu cảnh thiếu nước nghiêm trọng

21:56:26 15/06/2024
Tòa án Tối cao tuyên bố không có chuyên môn trong việc giải quyết tranh chấp về chia sẻ nguồn nước nên đã đề nghị chính quyền Delhi tiếp cận Ủy ban thượng nguồn sông Yamuna (UYRB) để tìm kiếm hướng giải quyết cho vấn đề này.

Thêm một điểm trừ đối với tuyến vận tải biển quan trọng của thế giới

21:51:35 15/06/2024
Ai Cập dự kiến sẽ tăng phí đối với các tàu sử dụng dịch vụ điện tử của Kênh đào Suez từ 50 USD hiện nay lên 300 USD từ ngày 1/9 tới.

Tổng thống Kenya kêu gọi G7 ủng hộ cải tổ hệ thống cho vay toàn cầu

21:49:33 15/06/2024
Nhiều nước châu Phi đang phải đối mặt với chi phí nợ ngày càng cao và thiếu vốn. Họ cần được phân bổ nguồn lực công bằng hơn để giải quyết tình trạng nghèo đói, ứng phó với thiên tai và các thách thức khác.

Quốc hội Nam Phi bầu Chủ tịch và Phó Chủ tịch

21:42:30 15/06/2024
Trước đó, bà Didiza từng giữ chức Chủ tịch Hạ viện Quốc hội phụ trách sắp xếp nội bộ và Chủ tịch Ủy ban đặc biệt sửa đổi Mục 25 Hiến pháp.

Phản ứng của Ukraine trước đề xuất hoà bình từ Tổng thống Nga Putin

21:34:35 15/06/2024
Trong khi nhà lãnh đạo Ukraine cho rằng đề xuất này không thể chấp nhận được và không khác gì một bản tối hậu thư thì Moskva lại khẳng định đây là đề xuất mang tính xây dựng.

Rong biển và biến đổi khí hậu: Mối liên kết bất ngờ

21:31:43 15/06/2024
Nhóm cho biết: Rong biển đóng vai trò là tác nhân thu giữ carbon hiệu quả của tự nhiên. Giải pháp tự nhiên và bền vững của chúng mang lại tiềm năng cô lập carbon đáng kể, vượt xa các khu rừng trên cạn .

Câu chuyện đình công ở cường quốc về phẫu thuật thẩm mỹ

21:22:40 15/06/2024
Nhiều tổ chức y tế chuyên ngành của Hàn Quốc đã tuyên bố không tham gia cuộc tổng đình công vào ngày 18/6 do Hiệp hội Y khoa Hàn Quốc (KMA) phát động.

Thủ tướng Trung Quốc thăm chính thức Australia

21:00:44 15/06/2024
Thủ tướng Trung Quốc cho biết năm 2023, Thủ tướng Albanese cũng đã có chuyến thăm thành công tới Trung Quốc khi quan hệ song phương đã trở lại đúng hướng sau những thăng trầm.

WHO cảnh báo về cuộc khủng hoảng y tế lan rộng ở Bờ Tây

17:11:20 15/06/2024
Bờ Tây - khu vực bị Israel chiếm đóng từ năm 1967, chứng kiến bạo lực gia tăng trong hơn một năm, đặc biệt kể từ khi xung đột giữa Hamas - Israel nổ ra hơn 8 tháng trước.

Có thể bạn quan tâm

Mưa đá bất ngờ xuất hiện ở TP Cần Thơ

Pháp luật

23:53:17 15/06/2024
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn TP Cần Thơ nhận định, chiều tối và đêm 15/6, Kiên Giang và TP Cần Thơ (chủ yếu tại quận Bình Thủy, huyện Phong Điền, huyện Vĩnh Thạnh) tiếp tục đón mưa rào và dông rải rác. Lượng mưa dự báo dao động đ...

Một nữ nghệ sĩ bị phát hiện có hành động nhạy cảm với Lý Hải ở thảm đỏ: "Tôi tưởng không ai nhìn thấy"

Sao việt

23:51:21 15/06/2024
Mới đây, tại một livestream, danh hài Thúy Nga đã tiết lộ về một hành động nhạy cảm của cô với đạo diễn Lý Hải tại buổi lễ ra mắt phim L.ật m.ặt 7 ở Mỹ.

Bóc giá loạt hàng hiệu 'đắt xắt ra miếng' của nàng dâu hào môn Đỗ Mỹ Linh

Phong cách sao

23:44:46 15/06/2024
Kể từ khi kết hôn cùng chồng thiếu gia, Đỗ Mỹ Linh hạn chế xuất hiện tại các sự kiện giải trí. Nhưng dù không còn tham gia nhiều hoạt động showbiz thì mọi nhất động nhất cử của nàng dâu hào môn này vẫn được công chúng chú ý.

Vợ đẹp của NSND Trung Đức lần đầu xuất hiện cùng chồng trên VTV

Tv show

23:30:34 15/06/2024
Trong chương trình Khách sạn 5 sao phát sóng trên VTV3 trưa 16/6, người vợ gắn bó suốt 35 năm của NSND Trung Đức lần đầu xuất hiện cùng chồng.

Ra mắt 6 tháng đã lỗ gần 5.000 tỷ, NPH quyết không từ bỏ game bom tấn, cam kết nghĩa vụ với người chơi

Mọt game

23:24:49 15/06/2024
Ra mắt trong giai đoạn đầu năm 2024, từ chỗ là một bom tấn nhận về vô số sự chờ đợi, cái tênSuicide Squad: Kill the Justice Leaguesau đó đã chứng kiến màn ra mắt thảm hại hơn bao giờ hết.

Đồng đội ở Tottenham xin lỗi Son Heung-min sau hành vi đáng xấu hổ

Sao thể thao

23:14:20 15/06/2024
Rodrigo Bentancur đưa ra lời xin lỗi Son Heung-min, người đồng đội của anh ở Tottenham sau bình luận đáng xấu hổ.

Mai là Ngày của cha 2024, làm 5 món vừa ngon lại có thể nhậu được đảm bảo ai cũng thích

Ẩm thực

23:11:49 15/06/2024
Nhân dịp Ngày của cha, các bạn có thể vào bếp làm các món ăn ngon để đãi chồng hoặc người bố thân yêu của mình nhé!

'Inside Out 2' khuấy đảo phòng vé với 13 triệu USD chiếu sớm

Phim âu mỹ

23:07:42 15/06/2024
Bộ phim hoạt hình mới nhất của Pixar là Inside Out 2 (do Kelsey Mann chỉ đạo) gây bất ngờ khi có doanh thu mở màn cao hơn bất kỳ phim nào khác năm nay.

Ngô Cẩn Ngôn được khen trong phim 'Mặc vũ vân gian'

Hậu trường phim

23:01:05 15/06/2024
Sau nhiều năm trời sự nghiệp diễn xuất tụt dốc, Ngô Cẩn Ngôn trở lại ấn tượng với phim cổ trang Mặc vũ vân gian .

Thiếu nợ, thuê xe cẩu trộm hơn 2 tấn sắt xây nhà xưởng

Tin nổi bật

22:55:58 15/06/2024
Chiều 15/6, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Trảng Bàng (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự Nguyễn Văn Dương (SN 1985, ngụ huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) để điều tra, làm rõ hành vi trộm cắp tài sản.

Nam diễn viên kém 2 t.uổi công khai tỏ tình với Taeyeon (SNSD)

Sao châu á

22:47:56 15/06/2024
Sự xuất hiện của Kang Hoon trên chương trình Radio Star đã được khán giả đem ra mổ xẻ trở lại. Trong lần góp mặt này, nam tài tử chia sẻ quá trình anh trở thành diễn viên và động lực lớn nhất là vì Taeyeon.