Hồng Ánh: ‘Tôi kiệt sức với Cây táo nở hoa’
Hồng Ánh nhiều lần bực bội, cáu gắt với thành viên trong gia đình do ảnh hưởng tâm lý của nhân vật Hạnh trong “ Cây táo nở hoa”.
- Nhiều năm không đóng phim truyền hình, vì sao chị nhận lời tham gia Cây táo nở hoa?
- Có ba lý do khiến tôi gật đầu tham gia dự án phim lần này. Thứ nhất là khi đọc kịch bản, tôi thấy đây là câu chuyện về gia đình rất quen thuộc, gần gũi và đầy cảm xúc. Tôi thấy bóng dáng của mẹ, của dì mình ở trong nhân vật Hạnh. Vai diễn nặng ký, có nhiều chất liệu để diễn viên thỏa sức sáng tạo. Thứ hai, tôi biết mình được đóng cặp anh Thái Hòa.
Quan trọng nhất là tôi muốn đóng phim cho bà ngoại, các cô, dì ở dưới quê xem. Ở nhà, mọi người thích xem phim truyền hình dài tập lắm. Bà ngoại cứ hay nói: “Nhà có đứa cháu làm diễn viên mà lâu lắm rồi không được xem phim nó đóng”. Tôi thường làm phim điện ảnh, bà dưới quê, không có điều kiện ra rạp. Nhưng điều khiến tôi tiếc nuối là phim chưa phát sóng thì ngoại đã qua đời rồi.
- Thái Hòa là một trong những lý do chị nhận vai, trên phim trường, anh chị hợp tác ra sao khi hóa thân vợ chồng?
- Trước khi bấm máy, chúng tôi có một tháng ngồi với nhau để tập kịch bản, phân tích nhân vật. Tôi và anh Hòa đều cố gắng diễn chân thật, gần gũi nhất. Có lần, khi quay cảnh vợ chồng Ngọc – Hạnh ôm nhau khóc ở tập 14, tôi và anh Hòa đều biết đó là cảnh khó. Bình thường, Thái Hòa là cây hài của cả đoàn, lúc nào cũng vui vẻ, trêu đùa mọi người. Nhưng hôm đó, anh ấy cứ lầm lì. Không có cảnh quay nhưng anh ấy cứ ngồi ở chỗ sửa xe, tháo ra lắp vào rồi ném, đá đồ đạc lung tung hết. Mọi người trong đoàn thấy vậy thì sợ lắm, né hết.
Hồng Ánh (trái) và Thái Hòa trong phim. Ảnh: Vie.
Ban đầu, tôi nghĩ không biết trong nhà anh ấy có việc gì không. Nếu Thái Hòa cứ giữ tâm trạng đó, tôi cũng không diễn được, mà phân cảnh đó rất quan trọng. Sau đó, tôi lân la, cố tình hỏi cái này, cái kia để nói chuyện. Cuối cùng, biết được anh ấy lo kịch bản khó, không biết thể hiện sao cho tốt nhất. Hai anh em trao đổi, tìm cách nâng đỡ cảm xúc cho nhau. Riêng cảnh đó, tôi diễn vừa là nhân vật Hạnh, vừa là Hồng Ánh quan tâm Thái Hòa ở ngoài đời.
Sau đó, tôi hiểu rằng diễn xuất là cách bày tỏ trạng thái cảm xúc đời thường, vì vậy, nếu chịu khó quan sát, quan tâm đến bạn diễn, sẽ dễ làm tốt các phân cảnh tình cảm. Diễn đôi với nhau, không phải chỉ cần hô bấm máy, bước vào set quay là xong mà phải tương tác, quan tâm nhau để cảm nhận được sự chân thành, thân thiết. Chứ lúc đó, Thái Hòa cộc lắm, trả lời gọn lỏn à. Nếu tôi không thông cảm, tự ái, khó có cảnh quay tốt.
- Ngoài tương tác với bạn diễn, chị gặp khó khăn gì?
- Ban đầu, khi nhận vai tôi rất lo sợ. Vốn là diễn viên sân khấu, nhiều năm không đóng phim truyền hình, vì thế, tôi sợ biểu cảm của mình bị thái quá. Và nếu rơi vào trường hợp đó tôi phải làm sao để điều chỉnh.
Hạnh là mẫu người tình cảm, quan tâm đến người khác nhưng lại không khéo ăn nói, hành động nóng nảy. Để lột tả được tính cách trái ngược trong con người nhân vật giúp khán giả thấu hiểu là điều không hề đơn giản. Tôi phải đọc kỹ kịch bản để hiểu và đồng cảm với nhân vật, rồi bám vào đó để diễn. Kinh nghiệm đóng vai vợ trên màn ảnh cũng giúp tôi rất nhiều khi quay phim.
Video đang HOT
- Ở hầu hết phân cảnh, Hạnh xuất hiện là khóc. C hị lấy cảm xúc ra sao?
- Khi đã nắm rõ nhân vật, tình huống, bối cảnh, mọi thứ diễn ra rất tự nhiên. Tôi luôn tập trung cao độ, không dám lơ là một phút nào. Ở cảnh Hạnh nói với chồng chị bị trầm cảm, dù xung quanh êkíp đang dời máy, đèn… tôi cứ phải đeo tai nghe rồi gục đầu xuống để không bị ảnh hưởng, làm trôi đi cảm xúc nhân vật.
- Việc nuôi dưỡng cảm xúc nhân vật ảnh hưởng đến tâm lý chị thế nào?
- Cây táo nở hoa không vất vả về thể chất nhưng rất nặng về tinh thần. Phim dài 70 tập, quay suốt hơn một năm trong khi nhân vật có quá nhiều cảm xúc tiêu cực như: giận dỗi, la mắng, khóc, ức chế… Tôi vốn là người tích cực mà cũng phải stress, kiệt sức vì vai Hạnh. Nhiều lúc, tôi còn lôi nhân vật vào cuộc sống riêng. Có hôm đi quay về, tôi bực bội, cáu gắt, giận cá chém thớt với các thành viên trong gia đình. Khi thấy người thân hoặc xung quanh có tình huống nào giống trong phim, tôi có những phản ứng thái quá. May mắn là tần suất không nhiều và mọi người cũng hiểu, thông cảm.
Chưa kể, trên phim trường có nhiều áp lực ngoại cảnh như: tiến độ quay, thời tiết, dịch bệnh… Tôi cũng lo lắng, ức chế khi diễn không tốt, chưa khắc họa được nhân vật. Bởi vậy mà quay phim xong tôi thấy mình xấu thê thảm: nếp nhăn sâu hơn, da sạm đi, tóc thì rụng nhiều.
- Đây là điểm giống nhau của nhân vật Hạnh và Hồng Ánh ngoài đời?
- Tôi thấy mình giống Hạnh là nếu còn thương, còn yêu, cái gì tôi cũng vượt qua. Tôi sẵn sàng sống chết vì chồng, con, anh em, bạn bè mà không quan tâm, suy nghĩ đến bản thân. Thậm chí, cái gì có thể cho được tôi cho hết. Tôi xuất thân trong gia đình lao động nên không ngại khó khăn, vất vả. Trong tình yêu cũng vậy, nhiều người nói tôi mù quáng, thiệt thòi nhưng tôi lại cảm thấy rất hạnh phúc.
Tuy nhiên, khi đã không còn tình cảm hoặc ai đó khiến tôi mất niềm tin, tôi cực kỳ lạnh lùng, khắc nghiệt và khó hàn gắn lắm. Bởi vậy, tôi đề cao sự chân thành, trung thực.
Hồng Ánh tại sự kiện hồi tháng 3. Ảnh: Cao Minh Mẫn.
- Vai diễn của chị nhận được nhiều lời khen, nhân vật Hạnh còn được gọi là “chị dâu quốc dân”, chị đón nhận ra sao?
- Tôi thấy hạnh phúc vì chứng tỏ khán giả hiểu nhân vật. Có hiểu được lý do cô ấy cáu gắt, mắng mỏ, ức chế… thì họ mới thương, mới gọi đó là “chị dâu quốc dân”. Có nhiều ý kiến bình luận về vai diễn, nội dung phim trên mạng xã hội, có thời gian tôi đều đọc và tiếp thu.
Tôi nghĩ, mẫu người như Hạnh có rất nhiều ở đời thực. Khi xem phim, nhiều người chắc sẽ thấy đó như mẹ, dì hay chị dâu của mình nên mới đồng cảm. Chẳng hạn như mẹ tôi, khi xem phim, thấy con gái cực khổ, bà bảo: “Ôi, nhìn thấy xót quá”. Tôi trêu rằng nếu lùi lại mấy chục năm trước, mẹ cũng y xì Hạnh. Trước kia, nhiều lần tôi thấy bố với mẹ cãi nhau “nảy lửa”. Hồi đó tôi nghĩ với những gì mẹ nhận xét về bố thì sao không bỏ nhau đi cho rồi. Chớp mắt một cái đến giờ mấy chục năm trôi qua, có bỏ đâu. Tôi hiểu, mẹ có thể cực khổ, nhiều lúc không vui nhưng vì tình yêu, thấy chồng, con khỏe mạnh thì chuyện gì cũng vượt qua được hết.
Hồng Ánh: Buông bỏ nhau khi nguội lạnh, không còn thương...
Trở lại với phim truyền hình, Hồng Ánh khiến không ít khán giả phải rơi nước mắt với vai Hạnh trong Cây táo nở hoa . Chia sẻ về vai diễn, cô cho rằng Hạnh có thể có mặt ở bất cứ đâu trong cuộc sống này.
Đóng "Cây táo nở hoa" vì bà ngoại thích xem phim truyền hình
Sau gần 10 năm không tham gia phim truyền hình, Hồng Ánh bất ngờ trở lại với vai diễn Hạnh trong Cây táo nở hoa . Nói về lý do tham gia, cô bộc bạch vì bà ngoại và các dì mê phim truyền hình.
Hồng Ánh bật cười: " Gia đình tôi ở dưới quê mê phim truyền hình lắm. Bà ngoại nói trong nhà có đứa cháu làm diễn viên, nhưng toàn đóng phim chiếu rạp, các dì và bà làm sao đi xem được nên tôi tham gia Cây táo nở hoa cũng một phần vì lý do này. Chỉ tiếc là phim chưa kịp chiếu, bà ngoại đã mất hồi cuối năm ngoái" , cô nói.
Hồng Ánh trở lại với màn ảnh nhỏ vì bà ngoại thích xem phim .
Khi tiếp cận với câu chuyện của Cây táo nở hoa , Hồng Ánh bị thuyết phục bởi sự gần gũi của đề tài. Phim xoay quanh những câu chuyện trong gia đình, giữa hàng xóm láng giềng quen thuộc với khán giả Việt Nam, đặc biệt là những gia đình lao động. Cô nói: "Người Việt mình hay có tư tưởng là trong dòng họ nếu một người may mắn thành công sẽ phải cưu mang, giúp đỡ những người còn lại".
Bên cạnh đó, Hồng Ánh cũng rất trân trọng cơ hội được gặp lại khán giả truyền hình thông qua bộ phim này.
"Không ít người nghĩ là tôi đang đóng phim chiếu rạp mà đóng truyền hình có phải là bước lùi không, nhưng tôi nghĩ là không. Vài năm trở lại đây, đặc biệt là từ khi bùng phát dịch bệnh, lĩnh vực truyền hình trực tuyến đã thay đổi thói quen của khán giả. Chất lượng của điện ảnh và truyền hình đã tiệm cận nhau, và trong cuộc đua này, chưa biết lĩnh vực nào đầu tư nhiều và nghiêm túc hơn đâu. Với tư cách là diễn viên, tôi phải làm tốt phận sự truyền tải cảm xúc, không phải với điện ảnh mình diễn tốt hơn còn truyền hình ít đầu tư cho nhân vật hơn" , Hồng Ánh chia sẻ.
Kịch bản phim Việt còn yếu
Trở lại với Cây táo nở hoa - một bộ phim được Việt hoá từ kịch bản gốc Hàn Quốc, Hồng Ánh khẳng định kịch bản tốt ở Việt Nam là rất hiếm. Theo cô, phim truyền hình thuần Việt hấp dẫn và thành công không nhiều, gần đây nhất có Về nhà đi con . Tuy nhiên, phần lớn những phim này đều được sản xuất bởi ê-kíp phía Bắc, nơi được Hồng Ánh gọi vui là "đất viết lách". Còn ở phía Nam, cô cho rằng phương án tốt nhất đảm bảo chất lượng là tìm kịch bản gốc của nước ngoài.
Cô nói: "Chúng ta còn yếu về kịch bản. Theo tôi, không nhất thiết phải lo sợ về vấn đề 'thuần Việt' vội, vì cũng như trong bóng đá thôi, nếu đội tuyển của bạn chưa mạnh, bạn bắt buộc phải thuê những cầu thủ có chất lượng từ nước ngoài để hoàn thiện đội hình.
Việc Việt hoá kịch bản nước ngoài cũng là một trường học hiệu quả cho đội ngũ biên kịch. Khi khả năng của biên kịch Việt vững vàng, chúng ta sẽ có những bộ phim 100% thuần Việt. Ví dụ phim 'Gạo nếp gạo tẻ', vốn được làm từ kịch bản Hàn, sau đó phần 2 của phim được ê-kíp Việt viết mới hoàn toàn, đáng tiếc là kết quả của phần 2 không được như mong đợi. Đó là điểm yếu mà chúng ta phải nhìn nhận và khắc phục".
"Kịch bản phim Việt còn yếu, đó là sự thật phải chấp nhận".
Buông bỏ khi nguội lạnh, không còn thương
Trong Cây táo nở hoa , Hồng Ánh vào vai Hạnh - một người vợ tảo tần, một mực thương chồng con, tuy nhiên luôn bị ức chế bởi chồng cô (Thái Hoà) luôn phải cưu mang, bảo bọc những đứa em mình không khác gì một người cha.
Hồng Ánh ban đầu hoài nghi về sự chân thực của nhân vật này, liệu có một cô Hạnh cam chịu ngoài đời thực? Cô nhiều lần tranh luận cùng Thái Hoà vì muốn chống lại những hành động của Hạnh. Tuy nhiên, khi nhìn lại những lần bị ấm ức trong cuộc đời và những người xung quanh, Hồng Ánh dần tin có rất nhiều cô Hạnh ở ngoài đời.
Cặp đôi Hồng Ánh - Thái Hoà trong Cây táo nở hoa.
"Tôi có những người cô, người dì cũng như cô Hạnh vậy. Có lúc, tôi nghĩ nếu là mình đã bỏ người chồng đó từ tám đời rồi, nhưng họ không vậy. Sau này tôi nghĩ, mình không là người ta làm sao mà hiểu được. Với Hạnh cũng vậy, nếu cô ấy được sinh ra trong môi trường và được giáo dục đã hành động khác rồi. Người diễn viên khi hiểu được động cơ và những lý lẽ sẽ thương nhân vật của mình nhiều hơn" - Hồng Ánh tâm sự.
Khi được hỏi rằng nếu đặt mình vào hoàn cảnh như Hạnh, Hồng Ánh có chấp nhận hy sinh không, cô không ngần ngại nói có.
"Tôi có nhiều sự đồng cảm với Hạnh. Mỗi cảnh quay với anh Thái Hoà, tôi lại đặt mình vào đó, nghĩ rằng nếu buông đôi bàn tay chai sần ra sẽ tội anh ấy lắm. Vợ chồng có nhiều cái ngộ lắm, là duyên nợ, người ta chỉ buông bỏ nhau khi nguội lạnh, không còn cảm xúc nữa, không còn thương nhau nữa thôi. Chứ nếu chỉ vì những khó khăn bên ngoài tác động, có thể đôi khi họ mắng chửi, cãi vã nhau, thậm chí nặng tay nặng chân nhưng còn thương là vẫn còn quay lại được.
Tuy nhiên, nếu áp lực cứ đến dồn dập, một ngày nào đó cũng giết chết cảm xúc yêu thương và lúc đó chia tay nhau là điều khó tránh khỏi. Mà tới khi đó rồi, muốn nghe một tiếng cằn nhằn hay to tiếng cũng khó ", Hồng Ánh bày tỏ quan điểm.
Bỏ nhiều tâm huyết và cảm xúc vào vai diễn, Hồng Ánh chia sẻ rằng quá trình quay phim dù kéo dài hơn một năm do vướng 3 đợt dịch, nhưng cô không thấy quá vất vả về thể lực. Tuy nhiên, việc nhân vật Hạnh gặp quá nhiều ấm ức trong phim cũng khiến cô mệt mỏi.
"Đạo diễn làm rất kỹ từng phân đoạn, từng cảnh quay nên cảnh tôi khóc, quay thử hay quay thật cũng phải khóc như vậy, đầu óc căng lên để nhớ thoại vì phim thu tiếng trực tiếp, khiến bản thân mình cũng căng thẳng theo nhân vật ", cô nói.
Nghệ sĩ Hồng Ánh: Nhiều người nghĩ tôi bất hạnh Diễn viên Hồng Ánh trải lòng với Thanh Niên về những buồn vui khi hoạt động nghệ thuật. Cô cũng thừa nhận bản thân có cuộc sống khác biệt so với số đông, nhưng đó lại là niềm hạnh phúc theo cách riêng. Nghệ sĩ Hồng Ánh trải lòng về nghệ thuật và cuộc sống đời thường. ẢNH: NSCC Tôi tham gia game...