Hỗn hợp chữa bệnh từ hạt tiêu, muối và chanh có thể đem lại lợi ích gì cho cơ thể bạn lúc này?
Bạn chỉ cần trộn 3 thành phần này lại với nhau sẽ tạo ra hỗn hợp chữa bệnh giúp giảm đau, giảm viêm cực hiệu quả, ngoài ra còn có nhiều tác dụng khác nữa…
Ngoài việc rẻ tiền và có ít tác dụng phụ, các biện pháp chữa bệnh tại nhà cũng dễ dàng tìm thấy, vì chúng là các loại thảo mộc, rau, trái cây và gia vị mà người ta có thể tìm thấy ở sân sau hoặc nhà bếp. Tất cả chúng ta đều đã sử dụng các giải pháp chữa bệnh tại nhà vào một số thời điểm nhất định như chữa đau họng, hạ sốt.
Không giống như những loại siro và thuốc mua ngoài cửa hàng, những giải pháp chữa bệnh tại nhà đảm bảo tự nhiên, không lạm dụng kháng sinh. Rất nhiều các nghiên cứu đã chứng minh rằng dùng thuốc kháng sinh có thể dần làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn. Vì thế, hôm nay, chúng ta hãy cùng xem xét tác dụng khi chữa bệnh với công thức hỗn hợp chữa bệnh giữa hạt tiêu, muối và chanh trên cơ thể bạn xem sao nhé!
Chữa bệnh từ chanh, muối và hạt tiêu: Công thức và cách làm
Công thức
- 1 muỗng cà phê muối.
- muỗng cà phê bột tiêu.
- Một vài giọt nước cốt chanh.
Cách làm
Bạn chỉ cần trộn 3 thành phần này lại với nhau sẽ tạo ra hỗn hợp chữa bệnh giúp giảm đau và viêm cực hiệu quả. Trong tình trạng thời tiết mệt mỏi như hiện nay, hỗn hợp đồ uống này sẽ giúp giảm đau, tăng cường miễn dịch cơ thể cực tốt.
Video đang HOT
Nguyên nhân được Boldsky nhận định như sau: Nước chanh được biết đến là một tác nhân rất mạnh và có đặc tính kháng khuẩn, kháng vi-rút và xây dựng miễn dịch. Nó cũng rất giàu bioflavonoid, pectin, limonene, axit citric, magiê, canxi và vitamin, trong khi hạt tiêu đen có đặc tính kháng khuẩn, chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch và hạ sốt. Nước chanh, khi trộn với hạt tiêu và muối, được biết là cung cấp một loạt các lợi ích sức khỏe.
Hỗn hợp đồ uống chữa bệnh từ nước chanh, hạt tiêu và muối có thể thải độc cơ thể, giảm cân nhưng không lạm dụng!
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), nước chanh có tác dụng kích thích giải độc, cân bằng mức độ pH trong cơ thể. Là loại quả giàu vitamin C nên sử dụng chanh thường xuyên còn giúp tiêu mỡ, loại bỏ chất thải sinh hóa ra khỏi cơ thể.
Chanh cũng là một loại thực phẩm quen thuộc được dùng để detox cơ thể. Không chỉ dung nạp những chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể, chanh còn có tác dụng hỗ trợ sức khỏe nói chung rất hữu hiệu. Nhờ đó, chanh có khả năng chiến đấu với nhiều loại bệnh tật khác nhau, ví dụ như bệnh nhân tiểu đường uống nước chanh thường xuyên sẽ tăng cường miễn dịch, rất tốt cho hệ tiêu hóa, ruột, gan. Chanh chứa nhiều vitamin A, C, B1, B6, dồi dào khoáng chất kali, bioflavonoids, axit folic, magiê, pectin, phốt pho, canxi.
Hạt tiêu được coi là thuốc quý trong Đông y. Trong y học cổ truyền, hạt tiêu vị cay, tính rất nóng, vào 4 kinh tỳ, vị, phế và đại tràng, có tác dụng hạ khí tiêu đờm, chữa đau bụng đột ngột, lạnh tay chân, nôn mửa, thổ tả, suyễn, sát trùng, tiêu độc… Hạt tiêu được dùng chữa cảm hàn, vừa làm toát mồ hôi, tan khí lạnh ở ngoài, vừa làm ấm bụng tăng sức ấm nóng bên trong. Về phương diện giảm cân, hạt tiêu đen có vị cay mạnh, đặc trưng, giúp tăng cường tốc độ trao đổi chất nên cực hữu ích với những người muốn giảm cân.
Thêm chút muối biển vào hỗn hợp đồ uống chữa bệnh này, hẳn nhiên chúng ta sẽ có hương vị đồ uống chữa bệnh thơm ngon, dễ dàng hơn đồng thời tăng cường miễn dịch do nước muối có tính sát khuẩn, tiêu viêm. Muối biển thô chưa qua tinh chế rất giàu khoáng chất và có những đặc tính chữa bệnh nhất định.
Chuyên gia nhận định, hỗn hợp đồ uống chữa bệnh này giúp tăng cường miễn dịch vô cùng hiệu quả. Đồng thời có thể thải độc cơ thể, giúp giảm cân hiệu quả. Tuy nhiên, đồ uống này không được lạm dụng, không uống khi bụng đang rỗng vì có thể gây ra những vấn đề về dạ dày…
Theo Helino
Đừng coi thường cơn ho, sổ mũi kéo dài!
Cơn ho ở trẻ nhỏ có thể là triệu chứng của rất nhiều căn bệnh khác nhau, có khi tưởng nhẹ nhưng hóa nặng, cũng có khi điều trị lạm dụng kháng sinh nên để lại hậu quả về sau
Đưa con đi tái khám tại Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 1 (TP HCM), chị Nguyễn Trần K.C (32 tuổi) cho biết mới đây con trai 7 tuổi của chị đã phải nằm viện vì viêm phổi. "Con tôi viêm mũi dị ứng từ nhỏ, nên cứ giao mùa là cháu sụt sịt, cảm ho... nhưng ít bữa là khỏi. Ai dè lần này bệnh nặng như vậy. Bé ho đến ngày thứ ba, mới sáng chỉ thấy bé thở hơi nặng, vậy mà chiều đã mệt dậy không nổi..." - chị C. than thở.
Chú ý triệu chứng đi kèm
Anh Trần Văn V. (40 tuổi; quận Gò Vấp, TP HCM) thì một phen hết hồn khi con trai 5 tuổi lúc đi công viên chơi chỉ ho vài cái nhưng mấy giờ sau, cháu đã than mệt, thở khò khè. "Khi bác sĩ (BS) nói cháu bị suyễn, tôi còn cãi, bởi trước giờ con tôi đâu có bệnh đó, nào ngờ đó là cơn suyễn đầu tiên, BS bảo có thể ở công viên cháu vừa chơi có nhiều loại phấn hoa mà cháu mẫn cảm, từ đó làm lộ ra căn bệnh giấu mặt bấy lâu" - anh V. kể.
Ngược lại, chị Trần K. (49 tuổi, ở Long An) thì rất hối hận khi con gái 17 tuổi phải nằm rất lâu sau chấn thương ở chân do té xe, vì bé bị đề kháng với thuốc kháng sinh. Theo chị C., ngay từ nhỏ, mỗi khi con gái bị cảm, ho là chị ra nhà thuốc mua thuốc kháng sinh cho bé uống, bé hết liền. Không ngờ việc "dập" kháng sinh thường xuyên đã gây hậu họa.
Theo BS Trương Hữu Khanh, Trưởng Phòng Công tác xã hội BV Nhi Đồng 1, với các trường hợp bé ho, sổ mũi thông thường, một đợt bệnh mất 5-7 ngày mới hết. Biện pháp ban đầu cha mẹ nên làm là rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý, làm bấc sâu kèn để thấm nước mũi, bôi dầu vào lòng bàn chân, bảo đảm nhiệt độ phòng phù hợp, dùng thuốc ho thảo dược hay các loại thuốc ho an toàn tự làm.
Cách làm bấc sâu kèn rất đơn giản: dùng khăn giấy cuốn thành 1 đầu to và 1 đầu nhỏ nhỏ vừa với mũi bé, để nhẹ đầu nhỏ vào lỗ mũi cho ngấm nước mũi rồi kéo nhẹ ra.
Theo BS CKII Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc BV Nhi Đồng Thành phố (TP HCM), ho có thể là biểu hiện của rất nhiều bệnh như viêm mũi họng, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi, hen suyễn, cúm..., với độ nặng nhẹ khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là viêm hô hấp trên cấp tính, không đáng ngại.
Quan trọng nhất vẫn là cha mẹ theo dõi bé để phát hiện các biểu hiện nặng, không còn là cảm ho thông thường. Đó là các biểu hiện như thở nhanh (dưới 2 tháng là 60 lần/phút trở lên, 2 tháng đến 1 tuổi là 50 lần/phút trở lên, 1-5 tuổi là 40 lần/phút trở lên, trên 5 tuổi là 30 lần/phút trở lên), thở nặng nề, có co lõm ngực, khò khè..., khi đó cần đưa bé đi bệnh viện. Bệnh kéo dài quá mà không rõ nguyên nhân cũng nên đưa bé đến BS kiểm tra lại.
Nên cho trẻ đi khám nếu ho, sổ mũi kéo dài chứ không nên tự ý cho trẻ uống thuốc long đàm, kháng sinh. (Ảnh chỉ có tính minh họa) Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Có biến chứng mới "dập" thuốc
Thông thường ở Việt Nam, một cơn ho dưới 15 ngày ở trẻ em được xác nhận là "viêm hô hấp cấp tính", nếu không có biến chứng, thường BS chỉ cho các loại dược thảo, siro ho an toàn, có thành phần tự nhiên chứ không cố gắng "dập" bằng kháng sinh.
Đây cũng là xu hướng chung của thế giới. Các cơ quan y tế tại Anh hiện nay cũng kêu gọi các bác sĩ và phụ huynh chỉ dùng mật ong để trị những cơn ho thông thường kéo dài 2-3 tuần. Chẳng hạn như NHS (Dịch vụ Y tế quốc gia Anh) khuyên chỉ nên dùng mật ong để chống lại những cơn ho thông thường kéo dài dưới 3 tuần. Viện Sức khỏe và Chăm sóc ưu việt Anh (NICE) và Cơ quan Y tế công cộng Anh (PHE) thì khuyến cáo dùng mật ong hoặc thuốc ho bằng thảo dược tự nhiên. Cả 3 cơ quan này cho rằng chỉ nên dùng kháng sinh cho các trường hợp ho kéo dài hoặc có biến chứng nguy hiểm.
BS Trương Hữu Khanh lưu ý thêm: "Nếu thấy bé không bớt ho hay đột nhiên ho nặng hơn thì phải đi BS, không nên tự uống thuốc long đàm. Thuốc long đàm cần có chỉ định của BS vì có thể làm bé ho thêm. Tự uống kháng sinh càng không nên, bởi sẽ gây ra tình trạng kháng kháng sinh, sau này đến khi có bệnh nặng, cần kháng sinh thực sự thì thuốc đã không còn hiệu quả".
BS Nguyễn Minh Tiến khuyên mùa này cha mẹ nên chú ý cho trẻ mặc quần áo phù hợp vì đang chuyển mùa, có khi trở lạnh. Không khí ô nhiễm cũng khiến bé dễ bị bệnh đường hô hấp hơn, nhất là trẻ viêm mũi dị ứng và hen suyễn có thể nặng thêm nên cần hạn chế ra đường khi không cần thiết. Phấn hoa, các loại áo len, áo lông không phù hợp... cũng có thể làm ảnh hưởng đến trẻ viêm mũi dị ứng và hen suyễn.
Tự làm "thuốc ho an toàn" cho trẻ
Lương y Đinh Công Bảy, Tổng Thư ký Hội Dược liệu TP HCM, cho biết cách làm "thuốc ho an toàn" cho trẻ như sau:
1. Nửa trái chanh hay vài trái tắc vắt lấy nước, 2 muỗng cà phê mật ong.
2. 15-20 g cánh hoa hồng bạch tươi hoặc 8-10 g hoa khô, 1 muỗng cà phê đường phèn.
3. Tần dày lá tươi giã nát (10 g trở xuống cho trẻ dưới 5 tuổi, 12 g cho trẻ trên 5 tuổi), 2 muỗng cà phê mật ong hoặc 1 muỗng cà phê đường phèn.
Dùng 1 trong 3 công thức nói trên đem chưng cách thủy hoặc hấp trong nồi cơm 5-10 phút; chia làm 2 lần, dùng trước bữa ăn trưa và tối khoảng 1-2 giờ.
ANH THƯ
Theo nguoilaodong
Những vấn đề đe dọa sức khỏe cộng đồng toàn cầu năm 2019 và 2020 Năm 2019 đánh dấu nhiều vấn đề "trỗi dậy" đe dọa cho sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu. Trong đó, có 3 vấn đề nổi bật được tờ The New York Times cảnh báo sẽ còn tiếp tục "gây bão" trong năm 2020. WHO khuyến cáo chích ngừa là biện pháp hữu hiệu để ngăn bệnh sởi nổi dậy đe dọa toàn...