Hơn 90% học sinh, sinh viên thấy khổ tâm vì phải nói dối
Có 91,38% học sinh, sinh viên cho rằng họ thấy hối hận, khổ tâm khi buộc phải nói dối hoặc làm việc không trung thực. Ngay cả trong trường hợp nếu làm sai nội quy, pháp luật mà không có ai biết thì có đến 99,33% vẫn lo sợ…
Đó là kết quả khảo sát về đạo đức, lối sống học sinh, sinh viên (HSSV) của Bộ GD-ĐT, vào tháng 12/2013 tại một số trường đào tạo ở phía Nam, miền Trung, phía Bắc, bao gồm 1.044 phiếu của HS, SV và 93 phiếu của cán bộ, giảng viên. Cụ thể, đó là các trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp 128 SV/2.073 SV toàn trường, CĐ Y tế Thái Bình 21 SV/2.454 SV, CĐ Y tế Phú Thọ 30 SV/5.780 SV, Cao đẳng sư phạm Thái Bình 37 SV/1.778 SV (năm học 2011 – 2012), CĐ Sư phạm Điện Biên 25 SV/2.424 SV, CĐ Y tế Kiên Giang 8 SV/1.206 SV và theo báo cáo của các trường ĐH, CĐ, TCCN gửi về Bộ GD-ĐT tính đến tháng 2/2014.
32,38% sinh viên cho biết không có hiện tượng quay cóp trong lớp (ảnh minh họa).
Nhiều sinh viên vẫn “dính” lô đề, cá độ, cờ bạc, uống rượu bia, cắm quán, vay nợ
Theo kết quả khảo sát của Bộ GD-ĐT, đa số HS-SV có nhận thức và hành vi trân trọng các giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Hầu hết HS-SV có ý thức trách nhiệm với gia đình, với việc học tập, rèn luyện và bản thân. Có 97,61% HS-SV được hỏi cho rằng họ thích được chăm sóc những người thân trong gia đình.
Có 96,36% HSSV được hỏi cho rằng HS-SV của nhà trường thực hiện đúng quy định của pháp luật, chỉ có 3,64% cho là vẫn còn một số ít chưa thực hiện. Họ rất coi trọng sự trung thực. Có 91,38% cho rằng họ thấy hối hận, khổ tâm khi buộc phải nói dối hoặc làm việc không trung thực. Ngay cả trong trường hợp nếu làm sai nội quy, pháp luật mà không có ai biết thì có đến 99,33% vẫn lo sợ.
Nhiều HS-SV dám đấu tranh quyết liệt với các hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Khi hỏi về các biểu hiện trong lớp, trường thì có 91,12% ủng hộ cái đúng, không đồng tình với việc làm sai trái, chỉ có 2,11% là có thái độ thờ ơ, không quan tâm. Khi hỏi: Nếu gặp chuyện bất bình, tốt nhất là coi như không biết để tránh rắc rối cho bản thân thì có 74,33% ý kiến không đồng ý, 22,03% phân vân, 3,54% đồng ý.
Tuy nhiên, Ngũ Duy Anh – Vụ trưởng Vụ công tác HS, SV Bộ GD-ĐT cho biết: “Một số HS-SV đề cao lối sống thực dụng, ích kỉ, thích hưởng thụ, đua đòi, xa hoa lãng phí, xem nhẹ giá trị tinh thần, bị đồng tiền tha hóa ngày càng rõ. Họ ít quan tâm đến cộng đồng và người xung quanh và rất ít tham gia các hoạt động tình nguyện, hoạt động xã hội. Họ sống khép mình, coi trọng chủ nghĩa cá nhân, xa rời tập thể, thiếu trách nhiệm chung, thờ ơ, vô cảm, ít quan tâm đến các vấn đề xã hội, thiếu ý thức cộng đồng. Một số tiếp thu không chọn lọc, đua đòi theo văn hóa phương Tây không phù hợp với thuần phong mĩ tục Việt Nam, sống buông thả, ham hưởng thụ, lười học tập, lao động, có hành vi bạo lực… Hiện tượng sống thử có ở một số rất ít HS-SV nhưng có xu hướng gia tăng. Đa số HS-SV quan niệm là không nên sống thử, nhưng ai sống thử thì họ cũng không có ý gì”.
Cũng theo ông Anh, tình trạng chơi lô đề, cá độ, cờ bạc, uống rượu bia, cắm quán, vay nợ để tiêu xài dẫn đến mâu thuẫn, va chạm, xung đột, đánh nhau vẫn còn trong một số HS-SV. Số HS-SV này tuy ít nhưng có ảnh hưởng lớn tới môi trường học tập, rèn luyện của nhà trường. Nhiều HS-SV nói tục, chửi thề, dùng những câu thiếu văn hóa ngay cả ở trong trường khi nói chuyện với bạn bè. Đặc biệt, tình trạng không trung thực trong thi cử vẫn còn khá nhiều trong các trường. Có đến 18,59% HS-SV được hỏi cho rằng hiện tượng quay cóp khi làm bài kiểm tra trong lớp còn tương đối nhiều, chỉ có 32,38% cho là không có”.
Video đang HOT
“Dùng nhân cách để giáo dục nhân cách”
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, theo ông Ngũ Duy Anh, các kênh truyền thông như internet, truyền hình… có tác động to lớn, trực quan đến HSSV. Hình ảnh, nội dung bạo lực, tệ nạn xã hội, tham nhũng, hiện tượng tiêu cực xã hội tràn ngập trên Internet, phim ảnh, sách báo đã tác động đến giáo dục đạo đức lối sống (ĐĐLS) cho HS-SV. Có đến 76,63% HSSV được hỏi cho rằng nguyên nhân dẫn tới những hành vi không phù hợp với các chuẩn mực đạo đức lối sống ở HS-SV và những hạn chế, yếu kém trong công tác này là do bị ảnh hưởng của phim, ảnh, sách báo, đồ chơi, trò chơi… có tính bạo lực, khiêu dâm.
Ông Duy Anh cho rằng, xu hướng gia đình quan tâm đến việc học tập, rèn luyện của con em mình càng cao. Tuy nhiên có một số gia đình lại ít đầu tư thời gian cho việc này. Một số gia đình do làm ăn xa con, thiếu cả tiền bạc và thời gian lo cho con. Một số HS-SV bị ảnh hưởng do có hoàn cảnh khó khăn về cuộc sống tinh thần, đặc biệt là thiếu sự quan tâm của cha mẹ, nhất là trong các gia đình mà cha mẹ li hôn. Một số em không vượt qua được khó khăn này và bị lôi kéo, dẫn đến vi phạm pháp luật, đạo đức xã hội. Cũng có nhiều gia đình có điều kiện kinh tế khá nhưng do mải làm ăn kiếm tiền, ít quan tâm đến tu dưỡng, rèn luyện của con. Một số gia đình có cha mẹ, người thân không gương mẫu trong ĐĐLS nên khó có điều kiện tốt cho con rèn luyện. Tác động của gia đình đến đạo đức lối sống của HS-SV là mạnh mẽ và quan trọng nhất.
Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cũng thừa nhận, phương pháp và hình thức giáo dục ĐĐLS cho HS-SV ít đổi mới, ít hấp dẫn, hứng thú. Một số giảng viên, đặc biệt là giảng viên trẻ còn thiếu kinh nghiệm, chưa làm tốt được việc định hướng và chưa có kinh nghiệm trong giáo dục ĐĐLS, chưa tạo ra sự hấp dẫn trong giảng dạy. Có một bộ phận GV chưa quan tâm đến giáo dục ĐĐLS cho HS-SV, chủ yếu là chú trọng về chuyên môn, môn học.(27,20% ý kiến của HSSV).
TS. Nguyễn Thị Thọ khoa Triết học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng: “Người học trò không chỉ học chữ ở thầy mà còn học cả cách sống, cách đối nhân xử thế của thầy. Tài năng, đức độ của người thầy sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự hoàn thiện nhân cách của trò. Bởi vậy, họ phải là những người không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, kỹ năng sống, là tấm gương sáng cho sinh viên noi theo. Có thể nói, để quá trình giáo dục đạo đức đạt hiệu quả cao, thì phẩm chất đạo đức nhà giáo của mỗi giảng viên có vai trò rất lớn. Bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong, lương tâm nghề nghiệp của nhà giáo phải được hết sức chú ý để cho mỗi giảng viên xứng đáng là một nhà giáo trong vai trò: “Dùng nhân cách để giáo dục nhân cách”.
Theo Dantri
Hội nghị Ban chấp hành TƯ Hội Khuyến học Việt Nam lần thứ 5
Ngày 27/12, TƯ Hội Khuyến học Việt Nam đã long trọng tổ chức Hội nghị Ban chấp hành lần thứ 5, nhiệm kỳ IV. Đến dự Hội nghị có đại diện UNESCO tại Việt Nam, các bộ, ngành trung ương và hơn 100 đại biểu đại diện Hội Khuyến học trên toàn quốc.
Phát biểu khai mạc tại Hội nghị, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm cho biết: "Năm 2013 là năm giữa nhiệm kỳ khoá IV (2010 - 2015) của Ban chấp hành TƯ Hội Khuyến học Việt Nam, đánh dấu 3 năm chuyển hướng toàn bộ hoạt động khuyến học, khuyến tài vào việc xây dựng xã hội học tập. Vì là năm bản lề của toàn khóa, Ban thường vụ quyết định Hội nghị Ban chấp hành kỳ này không chỉ là tổng kết công tác khuyến học năm 2013, mà tiến hành sơ kết 3 năm công tác giai đoạn 2010 - 2013, khẳng định những công việc đã hoàn thành và những công việc còn lại cần hoàn tất trước đại hội nhiệm kỳ V (2016 - 2020)".
Theo Chủ tịch Cầm, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV đã thông qua Nghị quyết về công tác khuyến học cho toàn khoá với 10 nhiệm vụ và 8 biện pháp theo hướng chỉ đạo chiến lược là: "Tiếp tục xây dựng xã hội học tập từ cơ sở, phát huy năng lực sang tạo và nhiệt tình công tác và hội viên trong toàn Hội, đưa khuyến học, khuyến tài trở thành một phong trào nhân dân rộng rãi hơn nữa, thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong cuọc vận động toàn dân học tập, toàn dân tham gia xây dựng xã hội học tập, tạo thêm nhiều cơ hội để ai cũng có thể được học và ai cũng có một hình thức học tập thường xuyên thích hợp".
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm phát biểu khai mạc tại Hội nghị.
9 triệu lượt học sinh, sinh viên nhận học bổng trị giá 1.200 tỷ đồng
Tại hội nghị, GS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam báo cáo tổng hợp công tác khuyến học giai đoạn 2010 - 2013 và những nhiệm vụ lớn trong 2 năm 2014 - 2015.
Theo GS Dong, sau 3 năm triển khai, đã có những thành tích đáng khích lệ, điển hình tăng tỷ lệ hội viên lên 10% dân số, chú trọng chất lượng hoạt động của các tổ chức hội. Thậm chí nhiều địa phương đã tăng số hội viên lên tới trên 20% dân số.
Công cuộc đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ các trường học trong hệ thống giáo dục chính quy, thực hiện cuộc vận động người lớn học tập và vận động toàn dân tham gia xây dựng xã hội học tập (XHHT) từ cơ sở. Hội đã thực hiện tốt, cụ thể, Quỹ Khuyến học TƯ đã đến 191 trường ĐH và phổ thông trao học bổng. Số học bổng là 3.795, tổng giá trị hơn 6,1 tỷ đồng. Xây 3 cầu Dân trí trị giá hơn 525 triệu đồng. Nâng cấp trường và hỗ trợ mua trang thiết bị là hơn 500 triệu đồng.
GS Dong cho biết, Quỹ Khuyến học của địa phương hiện nay rất đa dạng. Trong 3 năm qua, số học sinh, sinh viên (HS, SV) được nhận học bổng và tiền thưởng trên 9 triệu lượt em với tổng số tiền 1.200 tỷ đồng.
Các cấp Hội đã hỗ trợ các HS, SV hàng nghìn xe đạp và xe lăn, hàng triệu quyển vởi, hàng chục ngàn sách giáo khoa. Năm nào cũng có khoảng trên dưới 100 ca mổ tim và hàng ngàn ca "phẫu thuật nụ cười". Trong 3 năm qua, nhân dân đã hiến trên 5 nghìn m2 đất để mở rộng diện tích xây trường.
Về phát triển hệ thống giáo dục người lớn, GS Dong cho biết, Hội cùng với ngành giáo dục tập trung chủ yếu vào việc phát triển và nâng cao chất lượng của Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ). Hiện đã có 10.877 TTTHTCĐ, 48/63 tỉnh, thành đã phủ kín TTHTCĐ trên địa bàn xã, phường, thị trấn. Trong số hơn 10 trung tâm HTCĐ trên mới có 3237 trung tâm có trụ sở riêng. Bộ GD-ĐT mới cử được 4616 giáo viên về trung tâm. Trong khi đó, ngân sách dành cho các trung tâm quá thấp, hơn nữa lại không được cấp phát đầy đủ.
Phong trào thi đua xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, cộng đồng khuyến học đã rất sôi nổi trên nhiều địa bàn dân cư. Phong trào này đã tạo nên một điều kiện rất cần thiết để xây dựng XHHT từ cơ sở với 5,5 triệu gia đình hiếu học với trên 40 nghìn dòng họ hiếu học và gần 30 nghìn cộng đồng khuyến học hiện có. Đại diện UNESCO tại Việt Nam công nhận rằng, việc học tập suốt đời phải bắt đầu từ gia đình và kết thúc tại gia đình. Việc công nhận này càng chắc chắn hơn khi Trung Quốc đề xuất chỉ số xây dựng XHHT phải có sự đánh giá việc học tập trong gia đình.
Hội đã mở rộng việc tôn vinh nhân tài ở các lứa tuổi và lĩnh vực hoạt động. Ở TƯ Hội đã duy trì Giải thưởng "Nhân tài Đất Việt" lần thứ 9, mở rộng lĩnh vực nghiên cứu. 3 năm nay đã có giải thưởng cho lĩnh vực y tế, môi trường. ở địa phương, việc tôn vinh các đối tượng HS vẫn được duy trì...
GS Dong khẳng định: Trong hoàn cảnh kinh tế - xã hội có nhiều khó khăn, công tác khuyến học vẫn không ngừng phát triển. 3 năm qua chúng ta được mùa khuyến học. Đảng và Nhà nước đánh giá cao những thành quả khuyến học, khuyến tài và từ đó công nhận Hội là tổ chức xã hội có tính đặc thù, quyết định trong Ban chỉ đạo xây dựng XHHT các cấp có đại diện của Hội. Giao cho hội chủ trì Đề án số 07 trong Đề án chung xây dựng XHHT giai đoạn 2012 - 2020.
Hội nghị Ban chấp hành TƯ Hội Khuyến học Việt Nam lần thứ 5.
Xây dựng gia đình học tập, dòng họ học tập
Tại hội nghị, GS Phạm Tất Dong cho rằng, bên cạnh những thành công vẫn còn nhiều điểm cần khắc phục như phong trào khuyến học còn phát triển không đồng đều ở nhiều địa phương như phát triển Quỹ khuyến học, xây dựng hệ thống thông tin khuyến học, thúc đẩy thực hiện các chế độ chính sách... nguyên nhân do các cấp Hội chưa tham mưu với cấp uỷ và chính quyền địa phương chưa đủ sức thuyết phục. Công tác tuyên truyền khuyến học chưa được quan tâm đúng mức. Cán bộ phong trào thiếu những kỹ năng vận động quần chúng.
Theo GS Dong, sắp tới, việc xây dựng XHHT sẽ được tiến hành theo những tiêu chí cụ thể trong các Bộ chỉ số đánh giá do Ban Chỉ đạo quốc gia xây dựng XHHT ban hành. Nhiều địa phương chưa thành lập Ban chỉ đạo các cấp. Cần phải tham mưu với chính quyền địa phương thành lập các Ban chỉ đạo từ cấp xã trở lên, nếu không việc triển khai Quyết định 89/QĐ-TTg sẽ gặp nhiều trở ngại.
Những nhiệm vụ chính giai đoạn 2014 - 2015: Tổ chức nghiên cứu quán triệt Nghị quyết cua Hội nghị TƯ 8 khoá XI về "Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo", vận dụng sáng tạo quan điểm đổi mới giáo dục vào công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT để xác định mô hình XHHT phù hợp với hoàn cảnh của từng địa phương, đặc biệt chú trọng hệ thống học tập suốt đời của người lớn.
Quán triệt đầy đủ quan điểm chỉ đạo xây dựng XHHT giai đoạn 2012 - 2013 của Quyết định 89/QĐ-TTg và tổ chức nghiên cứu nội dung Đề án thành phần số 7 về "Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong các gia đình, dòng họ và cộng đồng dân cư". Đồng thời, đánh giá thực hiện Đề án xây dựng XHHT giai điạn 2012 - 2020 theo kế hoạc Ban Chỉ đạo quốc gia xây dựng XHHT. Tiếp tục mở rộng việc học tập tư tưởng học tập suốt đời và xây dựng gia đình học tập, dòng họ học tập theo quan điểm gia đình hiếu học của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tổ chức Hội khoa học trên cơ sở khảo sát về kết quả sáp nhập Trung tâm văn hoá với Trung tâm học tập cộng đồng thành Trung tâm Văn hoá - học tập cộng đồng ở một số tỉnh, thành phía Nam; Lập Ban tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Hội. Tổ chức Hội nghị tổng kết "20 năm hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam 1996 - 2016".
Tại hội nghị, nhiều đại biểu đã rất tán thành với báo cáo giữa nhiệm kỳ của lãnh đạo Hội và mong muốn phát huy tinh thần này ở các địa phương. Cũng tại hội nghị, lãnh đạo nhiều Hội Khuyến học trong cả nước đã chia sẻ kinh nghiệm hoạt động của địa phương mình và kiến nghị những khó khăn trước mắt mong lãnh đạo Hội có biện pháp giải quyết.
Hội nghị Ban chấp hành TW Hội Khuyến học Việt Nam lần thứ 5 nhiệm kỳ IV diễn ra trong 1 ngày 27/12/2013.
Theo VNE
"Chùn chân" với phương án tuyển sinh riêng Khi Bộ GD-ĐT công bố dự thảo phương án tuyển sinh năm 2014 với nhiều điểm mới, cho các trường tự chủ trong tuyển sinh, nhiều trường ĐH có ý định tuyển sinh riêng đã "chùn chân" vì sợ rủi ro lớn. Thi riêng, rủi ro lớn! Điểm mới trong kỳ tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2014 là Bộ GD-ĐT cho phép các trường...