Hơn 80% người dùng tại Đông Nam Á tin rằng họ vẫn an toàn khi online trong thời gian đại dịch
Với số lượng người dùng trực tuyến và mức độ online ngày càng tăng do tác động của đại dịch, khảo sát mới của Kaspersky đã chỉ ra sự thay đổi hành vi và quan điểm của người dùng trực tuyến khu vực Đông Nam Á trong thời gian này.
Báo cáo của Kaspersky có tiêu đề “Kết nối hơn bao giờ hết: Làm thế nào để xây dựng Vùng An toàn Kỹ thuật số (Digital Comfort Zones)” cho thấy 82% người dùng trong khu vực nghĩ rằng với thói quen trực tuyến hiện tại, quyền riêng tư dữ liệu của họ sẽ được an toàn. Con số này cao hơn 7% so với mức trung bình toàn cầu là 75%.
Được thực hiện vào tháng 5 năm 2020, nghiên cứu cũng cho thấy chỉ 1% trong số 760 người tham gia khảo sát ở Đông Nam Á thừa nhận rằng họ cảm thấy rất không an toàn trên thế giới ảo – thấp hơn 2% so với thế giới (3%), 11% cảm thấy không an toàn – thấp hơn so với thế giới (16%), và 5% không chắc chắn về câu trả lời của mình.
Mặc dù có niềm tin về sự an toàn trên mạng, những người tham gia khảo sát cũng thừa nhận đã từng bị tấn công trực tuyến. Người dùng thừa nhận rằng họ đã từng bị tấn công vào tài khoản mạng xã hội (21%), tài khoản email (20%), thiết bị di động (13%), mạng Wi-Fi (12%) và tài khoản ngân hàng (12%).
Đáng chú ý, 2% người được hỏi xác nhận tài khoản của họ đã bị xâm phạm hơn 3 hoặc 4 lần, trong khi 24% chắc chắn rằng dữ liệu của họ chưa bao giờ bị xâm phạm. Gần 20% cho biết họ không chắc liệu tài khoản của mình có bị xâm phạm hay không vì họ không biết cách kiểm tra (chiếm 18%) hoặc chưa bao giờ kiểm tra (chiếm 14%).
Khi được hỏi về những việc họ đã làm sau khi phát hiện tài khoản của mình bị xâm phạm, 57% người dùng tại Đông Nam Á đã thay đổi mật khẩu trên tất cả thiết bị không dây và tài khoản có liên quan; 54% chỉ cập nhật mã bảo mật đối với mạng không dây ảnh hưởng đến thiết bị và các tài khoản có liên quan.
Chỉ 23% người dùng từng bị hack đã cài đặt phần mềm bảo mật để bảo vệ tài khoản của họ, 14% mang thiết bị bị tấn công đến chuyên gia Công nghệ Thông tin. Ngoài ra, 4% chọn cách không làm gì cả.
Ông Yeo Siang Tiong, Tổng Giám đốc Kaspersky khu vực Đông Nam Á cho biết: “Công nghệ là một công cụ rất hữu ích, nhất là khi được bảo mật hiệu quả. Theo kết quả nghiên cứu này, người dùng trực tuyến ở Đông Nam Á đang dành từ 5 đến 10 giờ mỗi ngày để trực tuyến và thừa nhận rằng các biện pháp giãn cách xã hội đã khiến thời gian online của họ tăng từ 2 đến 5 giờ mỗi ngày. Với việc những sản phẩm của chúng tôi được mở rộng đến các văn phòng, ngân hàng, trung tâm mua sắm, trường học, .v.v., hơn bao giờ hết, chúng ta cần nhìn lại cách chúng ta đang giữ an toàn cho tài khoản và thiết bị của mình để bảo vệ thông tin kỹ thuật số và tài sản khỏi bàn tay của tin tặc.”
Video đang HOT
“Thật tốt khi chúng ta cảm thấy an toàn trên thế giới trực tuyến, đặc biệt là trong thời gian này, khi chúng ta cần hạn chế các hoạt động bên ngoài để giữ an toàn cho bản thân và gia đình trước đại dịch. Tuy nhiên, thoải mái trên thế giới ảo không đồng nghĩa với việc ngừng cảnh giác trước những rủi ro khi trực tuyến.”, ông nói thêm.
Khi ngày càng có nhiều người dùng sử dụng internet kết nối với thế giới, Kaspersky đề xuất các cách để đảm bảo an toàn khi trực tuyến:
Nhìn nhận nghiêm túc quyền riêng tư trực tuyến của mình. Không chia sẻ hoặc cho phép truy cập thông tin cá nhân với bên thứ ba trừ khi thực sự cần thiết để giảm thiểu việc dữ liệu rơi vào tay kẻ xấu.
Sử dụng Privacy Checker giúp cài đặt hồ sơ mạng xã hội ở chế độ riêng tư. Công cụ khiến các bên thứ ba khó tìm thấy thông tin cá nhân của bạn hơn.
Sử dụng giải pháp bảo mật đáng tin cậy như Kaspersky Password Manager để tạo và bảo mật mật khẩu cho các tài khoản. Công cụ giúp người dùng tránh sử dụng cùng một mật khẩu cho nhiều tài khoản.
Để kiểm tra có mật khẩu nào bạn đang sử dụng bị xâm phạm hay không, hãy sử dụng công cụ như Kaspersky Security Cloud. Tính năng Kiểm tra Tài khoản cho phép người dùng kiểm tra khả năng tài khoản bị rò rỉ dữ liệu. Nếu phát hiện rò rỉ, Kaspersky Security Cloud sẽ cung cấp thông tin về các danh mục dữ liệu có thể truy cập công khai để người dùng có hành động thích hợp.
Với việc một số nước trong khu vực vẫn đang áp dụng làm việc tại nhà, các chuyên gia Kaspersky khuyến nghị các doanh nghiệp:
Đào tạo cho nhân viên những kiến thức cơ bản về an ninh mạng. Ví dụ: không mở hoặc lưu trữ các tệp từ email hoặc trang web không xác định vì chúng có thể gây hại cho toàn công ty; không sử dụng bất kỳ chi tiết cá nhân nào trong mật khẩu của họ.
Để đảm bảo mật khẩu mạnh, nhân viên không nên sử dụng tên, ngày sinh, địa chỉ, và thông tin cá nhân khác.
Thường xuyên nhắc nhở nhân viên về cách xử lý dữ liệu nhạy cảm, chẳng hạn chỉ lưu trữ dữ liệu trên các dịch vụ đám mây đáng tin cậy cần được xác thực để truy cập, không nên chia sẻ dữ liệu đó với các bên thứ ba không đáng tin cậy.
Bộ TT&TT lên kế hoạch đưa Việt Nam vào nhóm 30 nước dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng
Chương trình chuyển đổi số quốc gia đặt mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu về chỉ số an toàn, an ninh mạng (GCI). Bộ TT&TT đã lên kế hoạch để đạt được mục tiêu này.
Một nhiệm vụ thường xuyên của Kế hoạch đưa Việt Nam vào nhóm 30 quốc gia dẫn đầu về chỉ số an toàn, an ninh mạng là xây dựng Hệ sinh thái sản phẩm an toàn thông tin mạng Việt Nam.
Chương trình chuyển đổi số quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 3/6/2020 đã xác định rõ quan điểm: Bảo đảm an toàn, an ninh mạng là then chốt để chuyển đổi số thành công và bền vững, đồng thời là phần xuyên suốt, không thể tách rời của chuyển đổi số. Mọi thiết bị, sản phẩm, phần mềm, hệ thống thông tin, dự án đầu tư về công nghệ thông tin đều có cấu phần bắt buộc về an toàn, an ninh mạng ngay từ khi thiết kế.
Chương trình đặt ra mục tiêu đến năm 2025 Việt Nam thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu về chỉ số an toàn, an ninh mạng (GCI) do Liên minh Viễn thông thế giới đánh giá và có tên trong nhóm 30 nước dẫn đầu về chỉ số này vào năm 2030.
Trong Chỉ thị 01 về định hướng phát triển ngành TT&TT năm 2020, Bộ TT&TT nhấn mạnh, an toàn, an ninh mạng là điều kiện tiên quyết để phát triển Chính phủ điện tử và chuyển đổi số, do đó phải đi trước một bước. Bộ cũng giao Cục An toàn thông tin chủ trì xây dựng Kế hoạch đưa Việt Nam vào nhóm 30 quốc gia dẫn đầu về chỉ số an toàn, an ninh mạng (GCI) do ITU đánh giá.
Được Bộ TT&TT phê duyệt mới đây, kế hoạch này hướng tới mục tiêu kép là nâng cao xếp hạng GCI của Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành một trong 30 quốc gia có xếp hạng cao nhất vào năm 2030; nâng cao năng lực về an toàn, an ninh mạng phù hợp với xu thế phát triển chung và thực tiễn quốc tế.
Bản kế hoạch cũng xác định các nhiệm vụ cần thiết để bổ sung vào chương trình công tác của các đơn vị liên quan, đồng thời thống nhất đầu mối thực hiện, cơ chế phối hợp giữa các đơn vị trong giai đoạn 2020 - 2025 nhằm nâng hạng GCI của Việt Nam.
Ngoài việc phân công rõ cơ quan chủ trì và thời gian cần hoàn thành, các nhiệm vụ, giải pháp để nâng hạng GCI của Việt Nam được Bộ TT&TT xếp theo 6 nhóm gồm: Trụ cột pháp lý; Trụ cột kỹ thuật; Trụ cột tổ chức; Trụ cột nâng cao năng lực; Trụ cột hợp tác; Các nhiệm vụ hỗ trợ.
Cụ thể, trong năm 2020, Cục An toàn thông tin sẽ hoàn thành việc xây dựng Đề án Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh trên môi trường mạng, Nghị định phòng chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác và quy định về quảng cáo gửi qua tin nhắn, thư điện tử và cuộc gọi.
Cục An toàn thông tin chịu trách nhiệm phối hợp với đơn vị chủ trì của các bộ GD&ĐT, LĐTB&XH, KH&CN trong việc thực hiện các nhiệm vụ: Đưa an toàn thông tin vào chương trình giảng dạy tại các cấp phổ thông; Tổ chức những chiến dịch tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng hướng tới các đối tượng khác nhau theo tiêu chí của ITU; Thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho an toàn thông tin.
Trong giai đoạn 2020 - 2021, Cục An toàn thông tin chủ trì nhiều nhiệm vụ như: Đôn đốc các bộ, ngành, địa phương thành lập đội ứng cứu sự cố theo từng lĩnh vực (sectoral CERT), tổ chức diễn tập theo từng ngành, lĩnh vực và khuyến khích các đội ứng cứu sự cố tham gia các tổ chức CERT khu vực, quốc tế như APCERT, FIRST;
Thúc đẩy, xây dựng các phòng lab về an toàn thông tin; Xây dựng vị trí việc làm, chuẩn kỹ năng và tiêu chí sát hạch cho đội ngũ chuyên trách về an toàn, an ninh mạng; Xây dựng khung danh mục tiêu chuẩn an toàn thông tin quốc gia...
Một nhiệm vụ thường xuyên quan trọng nữa Cục An toàn thông tin được giao chủ trì là xây dựng Hệ sinh thái sản phẩm an toàn thông tin mạng Việt Nam.
Cũng theo kế hoạch mới được phê duyệt, Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ TT&TT là đầu mối chủ trì liên hệ với các tổ chức quốc tế nghiên cứu và thực hiện thủ tục để Cục An toàn thông tin cử đại diện tham gia diễn đàn, hội thảo, hội nghị, các nhóm nghiên cứu quốc tế về an toàn thông tin; phối hợp thực hiện những hoạt động hợp tác quốc tế về an toàn thông tin.
Viện Chiến lược TT&TT được giao chủ trì, phối hợp cùng Cục An toàn thông tin xây dựng Chiến lược quốc gia về an toàn, an ninh mạng cho giai đoạn 2021 - 2025.
Cổng thông tin điện tử cung cấp thông tin phục vụ đánh giá xếp hạng GCI (hỗ trợ tiếng Việt và tiếng Anh) sẽ được Trung tâm thông tin của Bộ chủ trì xây dựng. Cục An toàn thông tin có trách nhiệm duy trì nội dung thông tin trên Cổng này.
Báo cáo chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu (Global Cybersecurity Index - GCI) toàn cầu được ITU thực hiện định kỳ hai năm một lần nhằm đánh giá các giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh mạng mà các nước đang triển khai, từ đó thúc đẩy các quốc gia và vùng lãnh thổ trong việc tăng cường những biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh mạng.
Theo báo cáo GCI 2019, lần đầu tiên Việt Nam được ITU đánh giá vào nhóm các quốc gia và vùng lãnh thổ có độ cam kết cao về an toàn, an ninh mạng, xếp hạng thứ 50/175 quốc gia và vùng lãnh thổ được đánh giá, tăng 50 bậc so với năm 2017.
BIDV tập trung nâng cao trải nghiệm số của khách hàng Số hóa hoạt động ngân hàng giúp nâng cao trải nghiệm cho khách hàng; tăng cường chất lượng vận hành, năng lực phục vụ; tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ tiện ích; tăng cường an toàn bảo mật... Đại diện Ban lãnh đạo BIDV và 189 Chi nhánh đã ký cam kết điện tử quyết tâm nỗ lực triển khai chiến dịch...