Hơn 60% chương trình liên kết đào tạo quốc tế thuộc khối ngành kinh tế

Theo dõi VGT trên

Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến năm 2022, cả nước có khoảng 300 chương trình liên kết đào tạo đại học với nước ngoài.

Trong đó, hơn 60% chương trình tập trung ở khối ngành kinh tế, quản lý; còn lại là các chương trình liên quan đến khoa học công nghệ và khối ngành khác.

Hơn 60% chương trình liên kết đào tạo quốc tế thuộc khối ngành kinh tế - Hình 1

Sinh viên tham gia học trong một chương trình liên kết đào tạo quốc tế. Ảnh minh họa: swinburne-vn.edu.vn

Liên kết đào tạo quốc tế là một trong những phương thức quốc tế hóa giáo dục đại học được Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm. TTXVN dẫn nguồn báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, cả nước có khoảng 25.000 sinh viên đang theo học các chương trình này. Một vài quốc gia có số lượng lớn về chương trình liên kết đào tạo ở Việt Nam như Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh, Mỹ, Pháp, Úc…

Tính đến năm 2022, Việt Nam có khoảng 300 chương trình liên kết đào tạo đại học với nước ngoài. Trong đó, hơn 60% chương trình tập trung ở khối ngành kinh tế, quản lý; còn lại là chương trình liên quan đến khoa học công nghệ và khối ngành khác.

Tại buổi tọa đàm trực tuyến về định hướng phát triển của chương trình liên kết đào tạo đại học với nước ngoài, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, Việt Nam hiện có 6 cơ sở giáo dục nằm trong bảng xếp hạng đại học thế giới. Điều này là cơ hội để ngành giáo dục tiếp tục thực hiện các chương trình liên kết đào tạo với các nước trên thế giới.

Dự kiến, trong năm tới, Bộ sẽ có thông tư về quản lý và đào tạo của chương trình liên kết đào tạo đại học với nước ngoài. Trong đó, những quy định sẽ đặt ra tiêu chí để lựa chọn đối tác, thủ tục để quản lý chương trình; tái cấu trúc chương trình liên kết quốc tế, ưu tiên liên kết đào tạo với các quốc gia có trình độ khoa học công nghệ tiên tiến; tổ chức các hoạt động trao đổi giữa sinh viên và giảng viên.

ĐH cần công bố chính xác về đối tác liên kết đào tạo, đầu ra, nội dung giảng dạy

Theo bà Mai Hoa: Cần xác định tư duy một cách đầy đủ, đúng nhất về LKĐT, không chỉ là chuyện chương trình, mà còn là chuyện đội ngũ, các yếu tố bảo đảm khác.

Chương trình đào tạo truyền thống học tập được gì từ cách làm của các các chương trình liên kết quốc tế?

Vấn đề liên quan đến đào tạo liên kết với nước ngoài đã được đại diện các cơ sở giáo dục đại học thảo luận tại tọa đàm "Liên kết đào tạo đại học với nước ngoài tại Việt Nam: Thực trạng và định hướng phát triển" (do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức), đó chính là việc nâng cao tính lan tỏa từ chất lượng đào tạo các chương trình liên kết quốc tế sang các chương trình đào tạo truyền thống hiện nay.

Video đang HOT

Để đạt được hiệu quả lan tỏa được chất lượng đào tạo thì trước hết, chính chương trình đào tạo gốc phải đảm bảo chất lượng.

ĐH cần công bố chính xác về đối tác liên kết đào tạo, đầu ra, nội dung giảng dạy - Hình 1

Phó giáo sư - Tiến sĩ Đào Ngọc Tiến, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương (ở giữa) chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: Báo Đại biểu Nhân dân

Phó giáo sư - Tiến sĩ Đào Ngọc Tiến, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương chỉ ra 2 yếu tố quan trọng cần chú trọng để đảm bảo chất lượng vượt trội của các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài.

Yếu tố thứ nhất, theo Phó giáo sư Tiến, đó là tìm ra thế mạnh của mỗi bên (thế mạnh về chương trình đào tạo của trường và cơ sở đối tác) để từ đó phát huy thế mạnh của mỗi bên, tạo ra được một sản phẩm với những nét vượt trội.

Yếu tố thứ hai Phó hiệu trưởng trường Đại học Ngoại thương đề cập đến chính là "các trường phải nghĩ đến việc xuất khẩu, đưa những chương trình đào tạo của chúng ta ra nước ngoài".

Theo thầy Tiến, việc hợp tác liên kết đào tạo không chỉ là câu chuyện hợp tác song phương mà còn là đa phương, nhiều bên cùng tham gia để có thể đáp ứng được nhu cầu của toàn cầu. "Chúng ta cần phải nghĩ xa hơn, có một chiến lược để tìm ra những khía cạnh, những điểm vượt trội nhằm nâng cao chất lượng của các chương trình liên kết đào tạo quốc tế", Phó giáo sư nhấn mạnh.

Khi chất lượng của các chương trình liên kết đào tạo quốc tế đã được đảm bảo, tính lan tỏa cũng được phát huy tối đa hiệu quả.

Theo đó, để đạt được hiệu quả lan tỏa chất lượng, các cơ sở giáo dục cần phải tạo ra được môi trường để tất cả các yếu tố chất lượng, các điều kiện thực hiện chương trình được đảm bảo.

Phó hiệu trưởng trường Đại học Ngoại thương nhấn mạnh: "Không nên nghĩ lan tỏa chỉ là tiếp nhận công nghệ giáo dục từ quốc tế chuyển sang Việt Nam". Từ cách nhìn này, ông chỉ ra nhiều nhân tố quan trọng nhận được ảnh hưởng tích cực từ quá trình liên kết, không chỉ mỗi đối tượng thụ hưởng là người học.

Ví dụ, như giáo viên, có cả giáo viên nước ngoài và giáo viên Việt Nam. Theo đó, trong các chương trình của trường Đại học Ngoại thương, không chỉ có các giáo sư của nước ngoài về trường dạy, mà có cả giáo viên của trường sang dạy cho đối tác ở tại chính nước đối tác đó. Hay thu hút sinh viên các nước đối tác sang Việt Nam để học, rồi lan tỏa các yếu tố về học liệu, tài liệu...

Phó giáo sư Tiến nhấn mạnh: "Để sự lan tỏa rộng hơn thì có lẽ là chúng ta phải nghĩ đến câu chuyện lan tỏa từ liên kết đào tạo, từ hoạt động đào tạo quốc tế sang các hoạt động khác của nhà trường. Ví dụ như hoạt động về nghiên cứu, tư vấn... từ đó dần tăng cường hợp tác, từ là đối tác toàn diện đến đối tác chiến lược... tạo cơ sở lan tỏa từ đào tạo sang các lĩnh vực khác"

Từ quá trình lan tỏa, chúng ta hướng đến xây dựng môi trường đào tạo quốc tế tại Việt Nam, thay dần thói quen dạy và học theo cách dạy và học truyền thống hiện nay ở môi trường bậc đại học, từ đó dần hội nhập với quốc tế.

ĐH cần công bố chính xác về đối tác liên kết đào tạo, đầu ra, nội dung giảng dạy - Hình 2

Giáo sư Trần Thị Vân Hoa: "Chúng tôi mong muốn và đang xây dựng một môi trường chuẩn quốc tế cho tất cả các sinh viên của nhà trường chứ không chỉ riêng sinh viên của các chương trình đào tạo quốc tế". Ảnh: Báo Đại biểu Nhân dân

Xuất phát từ thực tiễn nhiều năm hoạt động đào tạo liên kết chương trình quốc tế, Giáo sư Trần Thị Vân Hoa - Phó hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân chia sẻ định hướng phát triển chiến lược của nhà trường:

"Không chỉ môi trường chuẩn quốc tế mới có chương trình đào tạo chuẩn quốc tế. Chúng tôi mong muốn và đang xây dựng một môi trường chuẩn quốc tế cho tất cả các sinh viên của nhà trường chứ không chỉ riêng sinh viên của các chương trình đào tạo quốc tế."

Đây chính là cách ngôi trường này tiếp thu, lan tỏa từ quá trình liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dục đại học uy tín trên thế giới. Theo đó, quá trình làm việc với các cơ sở quốc tế, nhà trường đã tiếp thu công nghệ và hiểu được các đơn vị giáo dục quốc tế họ đưa ra các tiêu chí, chuẩn mực như thế nào để giữ sức hút cho các chương trình học tập.

Từ đó, trường Đại học Kinh tế Quốc dân phát triển môi trường, chương trình học tập bằng tiếng Anh đạt chuẩn quốc tế và đưa ra các quy định đối với các chương trình chính quy cũng đạt chuẩn như chương trình quốc tế.

Ngoài ra, nhà trường còn tiến hành trao đổi giữa các chương trình do Việt Nam cấp bằng và quốc tế cấp bằng, tiến tới mục tiêu quốc tế công nhận các chương trình đào tạo của Việt Nam. Điều này cũng góp phần thu hút được sinh viên nước ngoài đến Việt Nam học tập, từ đó tăng tính quốc tế hóa trong môi trường học tập.

Liên kết đào tạo quốc tế: Không chỉ là câu chuyện nhập khẩu chương trình tiên tiến

Từ câu chuyện, cách làm của các trường cho thấy sự linh hoạt, chủ động trong cách tiếp cận vấn đề liên kết đào tạo quốc tế. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội - bà Nguyễn Thị Mai Hoa bày tỏ sự ấn tượng với cách làm của các trường.

"Tôi thích cách tiếp cận các thầy cô đưa ra, thay vì nhìn ở chỗ muốn nhập khẩu các chương trình tiên tiến để nâng cao chất lượng của mình, chúng ta đang nhìn ở góc tích cực hơn, nhìn ở thế mạnh của mình, một số trường đã làm, dù ít.

Tôi nghĩ đây là điểm sáng mà chúng ta tự tin trong những năm tới có thể xuất khẩu chương trình, nhân lực chất lượng cao ra các nước. Và thương hiệu, hay uy tín hay đẳng cấp chính là ở câu chuyện chúng ta tiếp cận, thay đổi tư thế của chúng ta như thế nào khi liên kết đào tạo với nước ngoài", bà Mai Hoa nói.

ĐH cần công bố chính xác về đối tác liên kết đào tạo, đầu ra, nội dung giảng dạy - Hình 3

Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội - Bà Nguyễn Thị Mai Hoa bày tỏ sự ấn tượng với cách tư duy theo hướng mở, đa chiều và chủ động của các trường về vấn đề liên kết đào tạo. Ảnh: Báo Đại biểu nhân dân

Từ cách tiếp cận này, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội đề cập đến một số giải pháp giúp nâng cao chất lượng chương trình đào tạo liên kết đào tạo với nước ngoài.

Thứ nhất, theo bà Mai Hoa, các cơ sở giáo dục cần thay đổi tư duy về liên kết đào tạo:

"Cần xác định rõ tư duy một cách đầy đủ, đúng nhất về liên kết đào tạo, không chỉ là chuyện chương trình, mà còn là chuyện đội ngũ, các yếu tố bảo đảm khác. Và không chỉ là câu chuyện số lượng, mà là chuyện chất lượng. Không chỉ là câu chuyện doanh thu để bảo đảm điều kiện của các cơ sở giáo dục đại học, mà còn là vấn đề thương hiệu".

Về hoàn thiện cơ sở pháp lý, bà Mai Hoa đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm ban hành thông tư để hướng dẫn, định hướng rõ ràng và cụ thể hơn về hoạt động liên kết, đào tạo với nước ngoài.

Cuối cùng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội nhấn mạnh tới trách nhiệm giải trình của các đơn vị giáo dục đại học:

"Tôi cũng quan tâm trong sự minh bạch trong cung cấp thông tin. Người dân, sinh viên cần thông tin chính xác về đối tác liên kết đào tạo, về đầu ra, về nội dung, yêu cầu mà người học tham gia sẽ được cái gì... Sự minh bạch trong thông tin của các trường phải rất rõ".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Phi Thanh Vân yêu mãnh liệt ở tuổi 42, tiết lộ bạn trai là người miền Tây "quê quê mà hiền"
19:43:48 17/11/2024
Rộ bảng điểm Kỳ Duyên nghi suýt lọt top 12 Miss Universe
19:57:27 17/11/2024
Võ Thị Hồng Loan thay đổi thế nào sau 1 năm?
19:56:39 17/11/2024
Ông trùm Diddy làm loạn trong tù
21:15:59 17/11/2024
Doãn Hải My vượt 80km về quê Đoàn Văn Hậu chỉ để làm một việc, khoảnh khắc hé lộ mối quan hệ với gia đình chồng
20:55:37 17/11/2024
Vì sao Kỳ Duyên lọt top 30 Miss Universe nhờ thực lực?
21:28:52 17/11/2024
Hương Giang trả lời khiến dân mạng bật cười khi được "xúi" đi thi Miss Universe
23:40:41 17/11/2024
Hình ảnh gây tiếc nuối của Kỳ Duyên sau khi trượt Top 12 Miss Universe
19:52:11 17/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Hải Tú lộ diện xinh đẹp hết nấc, visual nàng thơ thăng hạng rõ rệt

Góc tâm tình

05:35:58 18/11/2024
Hải Tú sinh năm 1997, được khán giả chú ý khi trở thành nữ diễn viên độc quyền thuộc công ty của Sơn Tùng M-TP hồi năm 2020.

Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế

Thế giới

05:33:58 18/11/2024
Các quan chức Liên hợp quốc và các đại biểu khác tại Baku hy vọng rằng một thông điệp mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo G20 có thể giúp tạo động lực chính trị cho một thỏa thuận COP29 về tài chính khí hậu.

Lịch âm hôm nay 18/11/2024 - Ngày 18/11/2024 là ngày tốt hay xấu

Trắc nghiệm

00:05:11 18/11/2024
Xem lịch âm ngày 18/11/2024 (Thứ 2), lịch vạn niên ngày 18/11/2024. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ,...

Nữ thần thanh xuân bị yêu cầu giải nghệ vì 7 năm đóng 17 phim rác, nhan sắc trong veo nhưng diễn dở không chịu nổi

Hậu trường phim

23:43:42 17/11/2024
QQ đưa tin Thẩm Nguyệt đang có tác phẩm Thất Tiếu đóng cùng Lâm Nhất phát sóng. Phim là sự kết hợp của hai ngôi sao từng được tung hô là Nam/Nữ thần thanh xuân nhưng lại thất bại thảm hại.

Thu Quỳnh ngày càng gợi cảm, vợ chồng Tuấn Hưng 'hâm nóng tình cảm'

Sao việt

23:39:23 17/11/2024
Diễn viên Thu Quỳnh ngày càng gợi cảm, mặn mà sau sinh con thứ 2. Vợ chồng ca sĩ Tuấn Hưng hâm nóng tình cảm khi cùng ra sân chơi Pickleball.

Phim Hàn kết thúc xuất sắc với rating chạm đỉnh, nam chính diễn hay đến mức netizen đòi trao ngay cúp Daesang

Phim châu á

23:28:51 17/11/2024
Doubt là dự án truyền hình hiếm hoi vẫn giữ được phong độ chắc chắc, khiến người xem chìm đắm vào trong từng diễn biến của cốt truyện.

Mỹ nam phim Việt giờ vàng hot rần rần vì quá đẹp trai, visual được ví với một huyền thoại màn ảnh

Phim việt

23:23:01 17/11/2024
Người xem rất tò mò về nhân tố mới này khi đây là màn ra mắt chính thức đầu tiên của Thừa Tuấn Anh trên sóng giờ vàng VTV.

Lý do Phương Thanh, Minh Tuyết bật khóc ở 'Chị đẹp đạp gió'

Tv show

23:16:11 17/11/2024
Công diễn 1 của Chị đẹp đạp gió , Phương Thanh chật vật, liều lĩnh khi cùng đàn em nhảy gợi cảm. Trong khi Ngọc Ánh, Minh Tuyết gây xúc động khi trải lòng về câu chuyện của bản thân.

Vai trò mới của Casemiro

Sao thể thao

23:14:41 17/11/2024
Manchester United đối mặt với cơn bão chấn thương nghiêm trọng ở hàng phòng ngự, buộc HLV Ruben Amorim phải tìm ra giải pháp tức thời để bảo đảm sự ổn định cho đội bóng.

Victoria Beckham kể lại cuộc tình với David Beckham hơn 25 năm trước

Sao âu mỹ

22:31:03 17/11/2024
Victoria Beckham (50 tuổi) đã chia sẻ câu chuyện đáng nhớ về buổi hẹn hò cách đây hơn 2 thập kỷ với chồng David Beckham (49 tuổi).

Sao Hàn 17/11: Song Joong Ki hạnh phúc hơn sau ly hôn, thư gửi Sulli gây sốt

Sao châu á

22:21:47 17/11/2024
Song Joong Ki được đánh giá là hạnh phúc hơn sau khi ly hôn Song Hye Kyo; bức thư Krystal gửi Sulli bỗng dưng gây sốt trở lại.