Hơn 325 ngàn thí sinh không nhập nguyện vọng xét tuyển đại học, liệu có bất thường?
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), tính đến 17h ngày 20/8 – hạn cuối để đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học năm 2022, có đến 325.716 em không nhập nguyện vọng lên hệ thống, chiếm tỷ lệ gần 1/3 trên tổng số thí sinh đăng ký xét tuyển.
Điều này đồng nghĩa với việc các thí sinh này đã bỏ việc xét tuyển đại học đợt 1 năm 2022. Điều này liệu có bất thường?
Theo một số chuyên gia tuyển sinh, quy trình đăng ký xét tuyển trực tuyến của Bộ GD&ĐT năm nay hoàn toàn khác với mọi năm. Theo đó, tất cả thí sinh đăng ký xét tuyển (kể cả thí sinh đã đăng ký xét tuyển sớm và đủ điều kiện trúng tuyển tại các trường) đều phải đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống (trừ thí sinh trúng tuyển thẳng theo điều 8 của quy chế nếu đã xác nhận nhập học trên hệ thống). Tuy vậy, thực tế tuyển sinh năm nay với quá nhiều phương thức xét tuyển, các thí sinh đã nhận giấy báo trúng tuyển sớm có điều kiện từ các trường nên có thể các em nghĩ rằng đã chắc chắn đậu đại học như mọi năm nên không cần đăng ký gì nữa. Đây là sai lầm của thí sinh khi chưa nắm rõ quy chế mới.
Bên cạnh đó, có thể một số trường đại học cạnh tranh không lành mạnh trong tuyển sinh và cố tình làm trái quy chế tuyển sinh. Theo đó, với xét tuyển sớm (học bạ, đánh giá năng lực…), nếu các trường không đúng theo quy định hướng dẫn của Bộ và vẫn cho phép thí sinh đóng tiền học phí và nhập học sớm thì số thí sinh này hiện cũng không cần đăng ký nguyện vọng lại trên hệ thống chung nữa.
Bộ GD&ĐT sẽ triển khai việc nộp lệ phí xét tuyển đại học bằng hình thức trực tuyến từ ngày 24/8.
Trong khi đó, một số ý kiến khác lại cho rằng, việc nhiều thí sinh không đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống xét tuyển chung chủ yếu là do năm nay thí sinh biết điểm thi tốt nghiệp THPT xong mới đăng ký nguyện vọng. Sau khi lượng sức bản thân, điều kiện kinh tế gia đình, thay vì vào đại học, nhiều em đã tìm được một hướng học tập khác.
Video đang HOT
Thầy Đinh Đức Hiền, giáo viên bậc THPT tại Hà Nội cho rằng, hiện nay nhiều phụ huynh, học sinh có xu hướng nhận thức đúng hơn về tình hình xã hội và năng lực bản thân nên có thể lựa chọn những con đường khác để vào thị trường lao động nhanh hơn, với chi phí học tập phù hợp hơn với điều kiện kinh tế của gia đình, nhất là trong bối cảnh học phí đại học đang tăng mạnh. Ví dụ như lựa chọn theo học các trường đào tạo nghề nghiệp, hệ thống trường cao đẳng nghề. Ngoài ra, hai năm qua, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều học sinh lựa chọn học trong nước nhưng năm nay, tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát nên học sinh đi du học cũng nhiều hơn.
Còn theo TS Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng trường ĐH FPT, việc còn tới hơn 1/3 số thí sinh chưa đăng ký nguyện vọng xét tuyển có thể xem là tình trạng ảo trong tuyển sinh đại học. “Có nghĩa là các thí sinh này đã đăng ký tài khoản cá nhân để đăng ký xét tuyển, nhưng bỏ cuộc sớm bằng việc không khai báo nguyện vọng lên hệ thống. Trong ít ngày tới, có thể sẽ có tình trạng thí sinh đã đăng ký nguyện vọng trên hệ thống nhưng sẽ không đóng phí xét tuyển trực tuyến”-ông Tùng cho hay.
Trước tình trạng có tới hàng ngàn thí sinh không đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống, ngay trong ngày 21/8, Bộ GD&ĐT đã thông báo tới các thí sinh có nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào đại học năm 2022, nếu có bất kỳ thí sinh nào vì lý do ngoài mong muốn mà chưa đăng ký được nguyện vọng xét tuyển vào đại học, các em phải thông tin ngay về Vụ giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT qua địa chỉ email Pvluong@moet.gov.vn trong 3 ngày từ 21/8 đến 23/8, ngay trước thời điểm nộp lý phí xét tuyển đại học trực tuyến để được đảm bảo quyền lợi.
Cũng theo Bộ GD&ĐT, năm 2022 có 616.522 thí sinh nhập nguyện vọng đăng ký xét tuyển trên hệ thống trong khi đó năm 2021 có 501.455 thí sinh nhập học chính quy và con số này trong năm 2020 là 441.913 thí sinh.
1/3 số thí sinh cả nước chưa đăng ký xét tuyển đại học
600.802 thí sinh đã nhập nguyện vọng lên hệ thống chung của Bộ GD&ĐT, còn lại 340.778 em chưa đăng ký.
Số liệu trên được Bộ GD&ĐT thống kê đến hết ngày 19/8. Tổng số nguyện vọng đã đăng ký vào các trường đại học là hơn 2,9 triệu (trung bình mỗi thí sinh đăng ký 4,84 nguyện vọng). Hạn cuối đăng ký xét tuyển trên hệ thống chung của Bộ GD&ĐT vào 17h ngày 20/8.
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT nhắc nhở các thí sinh trúng tuyển sớm vào nhiều ngành, nhiều trường ở các phương thức khác nhau nhưng vẫn phải thực hiện đăng ký lại nguyện vọng trên hệ thống chung của Bộ GD&ĐT.
"Thí sinh cần đặt nguyện vọng đã trúng tuyển lên vị trí cao nhất - nguyện vọng 1. Nếu không xác nhận bằng cách đăng ký lại nguyện vọng trên hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung thì xem như thí sinh từ chối trúng tuyển", bà Thủy nói.
Thí sinh tham gia thi tốt nghiệp THPT 2022. (Ảnh minh họa: Hoài Anh)
Bà Thủy cũng lưu ý, nếu thí sinh được thông báo trúng tuyển 1 nguyện vọng trên hệ thống thì các nguyện vọng sau đó không còn giá trị. Do vậy, thí sinh cần cân nhắc kỹ khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển.
Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ GD&ĐT sẽ lọc ảo, mỗi em chỉ được trúng tuyển 1 nguyện vọng duy nhất, không xảy ra việc thí sinh trúng tuyển chính thức 2, 3 phương thức, hay 2, 3 trường khác nhau.
"Hệ thống hỗ trợ chắc chắn giúp thí sinh đỗ vào nguyện vọng ưu tiên nhất có thể mà không phải lo lắng lựa chọn giữa các phương thức xét tuyển khác nhau", Vụ trưởng nói.
Để có đủ thông tin xét tuyển, thí sinh cần tìm hiểu kỹ đề án tuyển sinh của các trường, đảm bảo không bị nhầm lẫn khi đăng ký nguyện vọng, chọn ngành, tránh sai sót và ảnh hưởng đến kết quả xét tuyển sau này.
Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học cho biết, điểm mới trong tuyển sinh 2022 là không giới hạn số lần các em đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng. Điều này tạo cơ hội tốt nhất cho các em trúng tuyển. Việc đăng ký số lượng nguyện vọng và sắp xếp thứ tự các nguyện vọng trên hệ thống chung hoàn toàn do thí sinh quyết định.
Các nguyện vọng của thí sinh đăng ký xét tuyển vào các ngành, phương thức tuyển sinh ở tất cả các trường được xếp thứ tự từ 1 đến hết, trong đó nguyện vọng 1 là cao nhất, ưu tiên nhất của thí sinh. Trong quá trình đăng ký nguyện vọng trực tuyến, thí sinh phải thực hiện đúng, đủ, hết quy trình đăng ký xét tuyển.
Nếu bỏ dở quy trình, hệ thống sẽ không cập nhật và không nhận thông tin đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng của thí sinh.
Khi thí sinh chưa xác nhận số lượng, thứ tự nguyện vọng hoặc chưa nộp lệ phí xét tuyển (trừ trường hợp đã nộp lệ phí xét tuyển sớm tại trường) thì hệ thống chưa chấp nhận việc đăng ký nguyện vọng của thí sinh. Để đăng ký xét tuyển, thí sinh phải sử dụng tài khoản cá nhân thực hiện theo hình thức trực tuyến trên hệ thống.
Sau khi hoàn thành đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng, thí sinh bắt buộc nộp lệ phí xét tuyển bằng hình thức trực tuyến theo 3 đợt.
Đợt 1, từ 21/8 đến 17h ngày 26/8, hệ thống sẽ mở để phục vụ thí sinh ở các tỉnh, thành phố, gồm: Hà Nội, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Hòa Bình, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Thành phố Hải Phòng.
Đợt 2, từ 22/8 đến 17h ngày 27/8, hệ thống sẽ mở ở các tỉnh, thành phố, gồm: Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kon Tum.
Đợt 3, từ 23/8 đến 17h ngày 28/8 dành cho các thí sinh thuộc các tỉnh, thành phố còn lại.
Đa dạng phương thức xét tuyển đại học, nhiều thí sinh 'xả hơi' sớm Với việc xét tuyển vào các trường đại học bằng nhiều phương thức khác nhau, nhiều thí sinh đã có kết quả trúng tuyển và có thể 'xả hơi' sớm dù đợt một xét tuyển đại học vẫn chưa diễn ra. (Ảnh minh họa: PV/Vietnam ) Trong khi nhiều thí sinh vẫn đang "cân não" để xác định các nguyện vọng xét tuyển...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Vụ lật xe 4 người chết tại Tam Đảo: Xe mất phanh, tài xế có bị xử lý?
Tin nổi bật
10:09:56 28/04/2025
Em gái Từ Hy Viên bị "dí" tới cùng, cố nghệ sĩ bị réo tên trong lùm xùm ma tuý
Sao châu á
10:08:26 28/04/2025
Ukraine được đảm bảo "lằn ranh đỏ" trong thỏa thuận đất hiếm với Mỹ
Thế giới
10:07:23 28/04/2025
'Siêu thực phẩm' được ví là kim cương đen cực tốt cho sức khỏe
Sức khỏe
10:04:57 28/04/2025
Chính phủ đề xuất bán phương tiện vi phạm hành chính, tiền trả cho dân
Pháp luật
10:04:15 28/04/2025
DJ Mie diện áo dài khoét vai mừng đại lễ
Netizen
10:00:17 28/04/2025
3 địa điểm cắm trại ở ngoại thành Hà Nội dịp 30/4, vừa gần vừa vui
Du lịch
09:18:16 28/04/2025
Điểm danh các loại trà là 'cứu tinh' của làn da
Làm đẹp
09:00:29 28/04/2025
Mua trọn gói combo bom tấn với khuyến mãi khủng, game thủ tiết kiệm được hơn 4 triệu
Mọt game
08:16:41 28/04/2025
"Cha đẻ" ca khúc Viết Tiếp Câu Chuyện Hoà Bình: Tưởng khó thành hit ai ngờ lan toả quốc dân, không xếp hạng bản thân với Trịnh Công Sơn
Nhạc việt
08:07:12 28/04/2025