Hơn 20.000 con chuột được cung phụng, cho uống sữa mỗi ngày
Nhiều người ở đây tin rằng, khi chết đi linh hồn của họ sẽ được tái sinh thành chuột.
Chuột ở nhiều nơi bị coi là hiểm họa của mùa màng, mầm mống của dịch bệnh nhưng tại tiểu bang Rajasthan, Ấn Độ thì người dân lại cho rằng loại vật này là hiện thân của nữ thần Karni Mata. Nhiều người ở đây tin rằng, khi chết đi linh hồn của họ sẽ được tái sinh thành chuột.
Nơi chuột thân thiện với người
Chưa nơi đâu người ta có thể chứng kiến cảnh hàng chục nghìn con chuột thân thiện với người như tại ngôi đền Karni Mata tại thành phố Deshnoke, thuộc khu Rajasthan, Ấn Độ. Bất kỳ du khách nào đến thăm ngôi đền này cũng đều được chứng kiến cảnh chuột ở vẻo khắp mọi nơi, chạy đuổi nhau ngay dưới chân du khách. Cứ vào khoảng 7h sáng, khi những con chuột trong đền ra ngoài kiếm ăn, toàn bộ sân đền đen đặc bởi hơn 20.000 chú chuột lúc nhúc. Số chuột trong đền chỉ ít đi vào khoảng 9h, khi hầu hết chúng đã đi ngủ.
Chuột ở đền Karni Mata được cho uống sữa với ăn ngũ cốc thoải mái.
Nơi đặt chậu thức ăn, nước uống của chuột trong ngôi đền luôn được loài động vật này bu kín. Các chú chuột trong đền đã quá quen với hình ảnh hàng chục đôi mắt ngắm nhìn, thản nhiên uống sữa, liếm râu rồi chậm rãi đi về hang, nơi được bao kín dành riêng cho chúng. Một số chú gà gật ngủ trên các thanh sắt uốn. Một số con khác nằm ngay trên bậc tam cấp, vừa sưởi nắng vừa cuộn tròn ngủ ngon lành. Chuột có mặt ở khắp mọi nơi, chúng leo tuốt lên tận trên cao, chạy qua chạy lại trên những khung cửa sổ, nơi bồn rửa, nép mình bên bậc thềm và trong sân. Nơi ít chuột chạy qua nhất là giữa sân, nơi ánh nắng hiếm hoi chiếu rọi.
Khi đến đây, du khách phải đi nhẹ, nói khẽ để tránh làm kinh động đến lũ chuột. Đặc biệt, họ không được phép làm bất kỳ điều gì gây tổn hại đến chủ nhân của ngôi đền. Nếu làm chết một con, họ sẽ phải trả bằng một con chuột đúc bằng bạc.
Hơn thế, những người trông coi đền còn trang bị một bát kim loại lớn, hàng ngày bỏ thức ăn gồm sữa và ngũ cốc vào đó để chuột có thể thoải mái ăn bất cứ lúc nào. Ngoài ra, du khách khi đến thăm đền cũng có thể cho chuột ăn thêm nhưng đồ ăn được quy định cụ thể để tránh những loại thực phẩm tạp chủng từ bên ngoài có thể đem đến những căn bệnh cho loài chuột trong đền. Thi thoảng, họ cũng ăn thừa lại những mẩu thức ăn đã bị chuột gặm vì quan niệm chuột là vật linh thiêng.
Nhiều du khách cho biết khi đến thăm ngôi đền, nhìn đàn chuột chạy khắp nơi họ cũng thấy vui mắt. Tuy nhiên có không ít khách nữ vẫn hét lên khi bị những con vật này chạy qua chân. Trẻ con khi đến đền cũng vui đùa thoải mái với chuột mà không bị cha mẹ cản trở vì sợ lây dịch bệnh. Người ta còn xây chỗ trú ngụ cho chuột và làm lưới sắt để chúng không bị những loài vật khác săn mồi.
Người ở tiểu bang Rajasthan Ấn Độ cho rằng, khi chết đi thì linh hồn của mỗi người sẽ tái sinh thành chuột.
Surender Sharma, một du khách, cho biết đây lần đầu tiên cô chứng kiến một nơi tôn nghiêm lại có nhiều chuột đến vậy. “Chuột có ở khắp mọi nơi và chúng rất than thiện với con người. Có lẽ chúng cảm nhận thấy được sự bảo vệ của con người dành cho mình” – Surender Sharma nói.
Người trong coi đền Karni Mata cho biết, khi chuột trong đền chết đi, dù cho là bất kỳ nguyên nhân nào thì chúng cũng được người dân trong vùng làm lẽ và chôn cất rất trang trọng. Toàn bộ số lượng chuột trong đền đều được sinh sản tự nhiên, không có bất kỳ can thiệp nào. Để đề phòng dịch bệnh cho đàn chuột, khâu vệ sinh ngôi đền và vệ sinh thực phẩm cho đàn chuột đều được đảm bảo thực hiện hàng ngày.
Mỗi người hơn 20.000 con chuột ở đây ăn hết khoảng 5 tấn ngũ cốc và hàng trăm lít sữa, đó là chưa kể số lượng thức ăn mà du khách đến đền rải ra. Toàn bộ kinh phí nuôi chuột trong đền đều được đóng góp bởi người dân trong vùng, họ đều cảm thấy may mắn, vui vẻ khi được làm điều này cho đàn chuột. Tuy nhiên, trong bối cảnh đàn chuột sinh nở nhanh thì trong tương lai, việc đảm bảo thức ăn cho chuột trong đền Karni Mata cũng là một thử thách lớn với người dân trong vùng.
Coi chuột là nữ thần bảo hộ
Nhìn bề ngoài, đền Karni Mata không khác với các ngồi đền khác là mấy, nhưng với những du khách nào tinh ý thì có thể nhận ra ngay từ những phiến đá cẩm thạch bên ngoài được chạm trổ rất tinh xảo với rất nhiều hình ảnh chuột từ cổng vào trong đền. Ở trong đền là khắp các khối trang trí hình chuột bằng bạc và vàng.
Hàng ngày có rất đông du khách đến đền Karni Mata để chiêm bái.
Trong đền Karni Mata chủ yếu là chuột trắng và nâu. Người dân ở đây tin rằng nếu ai nhìn thấy chuột trắng hay đang cúng lễ mà chuột chạy qua chân chắc chắn sẽ gặp may mắn. Vì vậy, mọi người thường rất vui và phấn khích khi nhìn thấy chuột trong đền.
Câu chuyện về thần chuột bắt nguồn từ một phụ nữ người Ấn Độ tên là Karni Mata sống vào thế kỷ XV được coi là hóa thân của nữ thần Durga – vợ thần Siva. Vào năm 1430, Mata sống tại Deshnoke và nổi tiếng là nữ thần y vì đã cứu sống nhiều người nên rất được dân chúng mến mộ nhất là giới nghèo. Nhưng Karni Mata không cứu sống nổi một đứa cháu nên thề rằng sau này bà tái sinh sẽ đầu thai làm con chuột cống đen.
Câu chuyện hoang đường trên còn được bổ túc thêm truyền thuyết về thần Ganesa có đầu voi, là con trai lớn của thần Siva, thường cởi một con chuột cống đen to lớn. ó là tín ngưỡng đặc biệt ở Deshnoke đã làm cho chuột có giá.
Chuột ở đền Karni Mata được chăm sóc hàng ngày.
ó là lý do người dân ở Deshnoke thờ cúng Karni Mata và coi chuột như thần thánh. Dù lịch sử có sang trang nhưng lòng tin của người dân ở đây chẳng hề thay đổi. Vì vậy hằng năm cứ đến ngày hội Mela kết thúc một mùa đông lạnh giá, có tới 30.000 tín đồ tụ tập quanh đền thờ Karni Mata để chờ vào lễ bái.
ó là lý do người Ấn Độ chẳng sợ những cơn đại dịch như mới đây đã xảy ra, mà vẫn cứ thờ chuột như một đấng chúa tể không ngai trong một thành phố kỳ lạ nhất thế giới.Người dân cho rằng, trong số hàng ngàn con chuột sống trong đền, có bốn hoặc năm con chuột bạch được coi là cực kỳ linh thiêng.
Mọi người tin rằng chúng là hiện thân của Karni Mata và người thân. Được nhìn thấy chúng là một niềm hạnh phúc đặc biệt, vì thế du khách tìm đủ mọi cách để kéo chúng ra khỏi hang bằng cách dâng món prasad, một loại thực phẩm giống như kẹo.
GS.TS Gautam Ghosh – chuyên gia nghiên cứu Châu Á thuộc Đại học Philadelphia (Mỹ) cho biết, mỗi năm có tới hàng ngàn người dân ăn mặc đẹp đến đền Karni Mata để làm lễ. Ngày nay tại thành phố Deshnok, khoảng 600 gia đình tự nhận là hậu duệ Karni Mata. Họ tin rằng, sau khi chết sẽ được nhanh chóng tái sinh thành chuột.
Những con chuột cảm thấy bình an tại ngôi đền Karni Mata.
Vị chuyên gia này cũng lưu ý rằng, không phải nơi nào cũng tìm thấy mẫu đền thờ chuột như thế này. Điều kỳ lạ hơn là dù nhiều chuột, nơi đây không hề có bệnh dịch do loài vật này mang tới. Ông nói: “Tại Ấn Độ cũng như ở phương Tây, chuột không được kính trọng đặc biệt như vậy. Trong đạo Hindu, nhiều vị thần cũng mang hình dạng loài vật, và không hề có sự khác biệt nào giữa hình dáng của nam thần hay nữ thần. Họ có thể xuất hiện dưới dạng cá, chim, hay thậm chí chuột. Còn tại đền Karni Mata thì phân biệt rõ ràng điều này”.
Ngọc Khánh
Theo baodatviet.vn
Cảnh tượng rùng rợn ở ngôi đền nuôi hàng vạn con chuột
Mặc dù chuột được coi là nguồn gốc của nhiều dịch bệnh nguy hiểm, nhưng kể từ ngày ngôi đền Karni Mata tồn tại tới nay, chưa có bất cứ dịch bệnh nào xảy ra tại thị trấn.
Tọa lạc tại thị trấn Deshnok trong sa mạc Thar ở Ấn Độ đền Karni Mata là ngôi đền được cả thế giới biết đến nhờ... những con chuột.
Ngôi đền này có từ 600 năm trước, là nơi thờ Karni Mata, nữ thần Chuột trong đạo Hindu - tôn giáo chính của người Ấn Độ. Đây được coi là đền thờ chuột duy nhất trên thế giới.
Không chỉ thờ chuột, ngôi đền này còn là ngôi nhà của khoảng 25.000 con chuột. Chỉ cần bước qua cổng đền, du khách có thể thấy hàng đàn chuột chạy tự do khắp nơi.
Người dân địa phương tin rằng, những con chuột được coi là sự hóa thân của nữ thần Karni Mata. Bởi vậy các tín đồ Hindu tới đây thường vuốt ve lũ chuột và cho chúng uống sữa.
Nhiều người cho chuột chạy qua chân vì tin rằng sẽ mang lại nhiều may mắn. Đặc biệt, may mắn sẽ nhân lên gấp bội nếu đó là một con chuột bạch.
Do đã tiếp xúc với con người trong nhiều thế kỷ, đàn chuột ở đền rất bạo dạn với khách hành hương, thay cho thái độ sợ sệt thường thấy của loài chuột trước con người.
Theo truyền thống, nếu không may dẫm chết một con chuột, du khách phải bỏ tiền mua một con chuột bạc đặt trong đền để chuộc tội.
Mặc dù chuột được coi là nguồn gốc của nhiều dịch bệnh nguy hiểm, nhưng kể từ ngày ngôi đền tồn tại tới nay, chưa có bất cứ dịch bệnh nào xảy ra tại thị trấn. Người ta cho rằng chuột ở đền là chuột thiêng nên đã miễn nhiễm với dịch bệnh.
Ngày nay đền Karni Mata là một địa điểm du lịch rất nổi tiếng của Ấn Độ. Du khách quốc tế thường tìm tới đây với mong muốn ghi lại những hình ảnh khó quên trên hành trình khám phá đất nước Ấn Độ.
Mời quý độc giả xem video: Đi tìm Tết Việt. Nguồn: VTC14.
T.B (tổng hợp)
Theo kienthuc.net.vn
Chuột khổng lồ ở Hà Nội, nặng gần 50kg ăn rau và thích bơi lội Những con chuột nặng tới 50kg, ăn rau củ quả và hiền lành như lợn đang được nuôi tại một vườn thú ở Hà Nội. Một vườn thú ở Hà Nội đang nuôi 3 con chuột lang Nam Mỹ, hay còn gọi là chuột nước. Dù mới hơn 2 năm tuổi nhưng chuột đã nặng khoảng 50kg. Loài gặm nhấm lớn nhất thế...