Hơn 1,7 triệu người Mỹ xét nghiệm SARS-CoV-2
Hơn 1,7 triệu người Mỹ xét nghiệm SARS-CoV-2 và 336,830 người cho kết quả dương tính.
Tính đến 11h30 hôm nay, theo cập nhật của Worldometers, có 1.772.369 người Mỹ được xét nghiệm SARS-CoV-2 và 336.830 trong số này cho kết quả dương tính. Trung bình, cứ 1 triệu người Mỹ có 5.355 người được xét nghiệm.
Mỹ là quốc gia có số người xét nghiệp SARS-CoV-2 cao nhất thế giới và cũng là quốc gia có số người dương tính cao nhất.
Số liệu thống kê tính đến 11h30 ngày 6/4.
Đức đứng thế 2 thứ giới về số người được xét nghiệp với 918.460 người, trong đó 100.123 có kết quả dương tính. Trung bình tại Đức cứ 1 triệu dân có 10.962 người được xét nghiệm.
Italy đứng thứ 3 thế giới về số người được xét nghiệp SARS-CoV-2 với 619.849 người, trong đó 128.948 cho kết quả dương tính. Trung bình 1 triệu dân Italy có 11.436 người được xét nghiệm.
Video đang HOT
Tây Ban Nha là quốc gia có số người nhiễm SARS-CoV-2 đứng thứ 3 thế giới sau Mỹ và Italy với 119.199 ca nhưng chỉ có 355.000 người được xét nghiệm, trung bình 1 triệu dân có 7.593 người được xét nghiệm.
Iceland là quốc gia có bình quân số người được xét nghiệm SARS-CoV-2 cao nhất với 74.416 người trên 1 triệu dân. Tiếp đến là Luxembourg với 37.840 người trên 1 triệu dân, Bahrain với 26.085 người trên 1 triệu dân.
Tại Việt Nam, số người được xét nghiệm SARS-CoV-2 là 88.551 người. Trung bình 910 người được xét nghiệm trên 1 triệu dân.
HÀ THÀNH
Vì sao Indonesia có tỷ lệ tử vong do Covid-19 cao nhất thế giới?
Với 48 ca tử vong trên tổng số 514 ca nhiễm tính đến ngày 23/3, Indonesia hiện là quốc gia có tỷ lệ tử vong cao nhất thế giới với 9,3%.
Đã có hàng nghìn ca mắc Covid-19 chưa được phát hiện?
Theo các chuyên gia, Indonesia là một trong những quốc gia có tỷ lệ xét nghiệm virus SARS-CoV-2 thấp nhất thế giới. Điều này đồng nghĩa với việc chỉ có một số lượng ít xét nghiệm được tiến hành trên tổng số 270 triệu dân. Trên thực tế số ca bệnh chưa được phát hiện tại Indonesia có thể cao hơn nhiều.
Tình nguyện viên Hội Chữ thập đỏ phun thuốc khử trùng một trường học ở Jakarta, Indonesia, hôm 16/3. Ảnh: Reuters.
Mô hình bệnh truyền nhiễm từ Trung tâm mô hình toán học về bệnh truyền nhiễm (CMMID) ở London, Anh cho thấy, số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 tại Indonesia có thể là 70.000, thậm chí lên đến 250.000 - tùy thuộc vào tốc độ lan truyền, tỷ lệ tử vong và việc đo lường số người có khả năng lây nhiễm.
"Vào thời điểm một ca tử vong vì Covid-19 được báo cáo tại một quốc gia bị ảnh hưởng, có khả năng đã xuất hiện hàng trăm hoặc hàng nghìn trường hợp nhiễm bệnh trong dân số. Điều này đồng nghĩa với việc chiến lược ngăn chặn thông qua theo dõi việc liên lạc, tiếp xúc của bệnh nhân sẽ rất khó khăn và các chiến lược kiểm soát/giảm thiểu thay thế nên được xem xét", nghiên cứu của CMMID cho biết.
Indonesia chỉ xác nhận 2 trường hợp đầu tiên nhiễm virus corona chủng mới vào ngày 2/3 sau khi có nghi ngờ rằng virus đang lây lan tại quốc đảo này. Tính đến cuối tuần qua mới chỉ có 1.727 xét nghiệm được thực hiện. Như vậy, trung bình cứ mỗi 156.000 người mới có 1 xét nghiệm, tương đương với 160 xét nghiệm được tiến hành với toàn bộ dân số Australia. Thiếu xét nghiệm đồng nghĩa với việc virus SARS-CoV-2 có khả năng lây lan một cách không kiểm soát suốt thời gian qua tại Indonesia.
Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ tử vong do Covid-19 trên toàn cầu là hơn 3%. Tuy nhiên nhiều nhà dịch tễ và nhà virus học tin rằng tỷ lệ này có thể dưới 1%. Theo tính toán trên, nếu tỷ lệ tử vong là 1% (cứ 100 trường hợp thì có 1 trường hợp tử vong) và tỷ lệ lây truyền là 2 (nghĩa là 1 người có thể lây nhiễm cho 2 người) thì số trường hợp không được phát hiện tại Indonesia hiện tại sẽ là 70.848 và với mỗi 1 ca tử vong thì có tới 1.476 ca mắc trong cộng đồng.
Kịch bản tồi tệ nhất sẽ xảy ra vào tháng 4?
Phó giáo sư Stefan Flasche thuộc CMMID cho rằng, rất khó để dự đoán mức độ lây lan của virus SARS-CoV-2 tại Indonesia trong những tuần tới mà không biết rõ những biện pháp nào ngăn chặn nào sẽ được thực thi. Chuyên gia này đánh giá, theo thời gian, khả năng miễn dịch sẽ xuất hiện dần dần trong dân chúng và tỷ lệ lây nhiễm sẽ giảm.
Khi được hỏi về khả năng liệu sẽ có 1 triệu người dân Indonesia mắc Covid-19 vào cuối tháng 4 hay không, ông Stefan Flasche nói rằng với quy mô dân số của Indonesia thì đây sẽ là "kịch bản tồi tệ nhất".
Bộ y tế Indonesia tuần trước dự đoán khoảng 700.000 người có thể bị nhiễm virus SARS-CoV-2 nhưng không nêu thời điểm khi nào điều đó xảy ra. Trong khi đó, các quan chức phụ trách bệnh truyền nhiễm tại Bandung cho rằng "đỉnh dịch sẽ xảy ra vào cuối tháng 3 hoặc giữa tháng 4".
"Số ca mắc Covid-19 sẽ tiếp tục tăng lên tới mức độ tối đa khoảng 8.000 ca và tăng trung bình mỗi ngày khoảng 600 ca cho đến cuối tháng 3", báo cáo trích dẫn thông tin từ các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Bandung, Indonesia, cho biết.
Các nhà nghiên cứu đã so sánh xu hướng gia tăng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 ở Indonesia với các quốc gia khác và thấy điều này tương tự như ở Hàn Quốc - đất nước được đánh giá là "khá thành công trong việc ngăn chặn sự lây lan của đại dịch Covid-19 ".
"Dựa trên cơ sở dữ liệu thu thập được đến ngày 14/3, có thể thấy xu hướng tại Indonesia tương tự như ở Hàn Quốc, nhưng sau khi lên tới 369 trường hợp thì xu hướng này lại giống ở Mỹ hơn", Tiến sỹ Nuraini thuộc Viện Công nghệ Bandung nói với ABC.
Đến thời điểm hiện tại, Indonesia đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn dịch bệnh lan rộng, trong đó có việc cấm du khách đến từ các nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất, trong đó có Trung Quốc, Iran và Hàn Quốc, Italy.
Tuy nhiên, Tổng thống Joko Widodo vẫn loại trừ khả năng phong tỏa Jakarta, nơi có phần lớn các ca nhiễm và ca tử vong. Indonesia cũng không thực hiện việc cách ly bắt buộc đối với khách du lịch như ở Singapore và Australia. Không có lệnh giới nghiêm chính thức ở Jakarta, dù cảnh sát quốc gia đã yêu cầu đóng cửa các sự kiện tôn giáo lớn, dừng các hoạt động thể thao và giải trí.
Thống đốc Jakarta Anies Basweden đã ban bố tình trạng khẩn cấp ở thủ đô và kêu gọi đóng cửa các văn phòng, đề nghị mọi người làm việc hoặc học tập tại nhà và giảm việc tham gia giao thông công cộng. Chính phủ đã chỉ định hơn 130 bệnh viện để điều trị bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2. Ngoài ra 161 bệnh viện của quân đội và cảnh sát cũng được huy động./.
Hồng Anh
Nhân viên giả vờ nhiễm Covid-19 khiến công ty "sập tiệm" 5 hôm Anh Jeffrey Travis Long, 31 tuổi, ngụ ở South Carolina (Mỹ) - đã giả vờ nhiễm Covid-19 khiến công ty ngừng hoạt động 5 hôm liền. Long vốn là tổng đài viên của Sitel Corporation, trụ sở chính ở Hạt Spartanburg. Anh này bị cáo buộc "gian dối, cố tình gây hoảng loạn trong thời điểm nhạy cảm". Cụ thể hơn thì, anh...