Hơn 150 công nhân nôn ói, tụt huyết áp sau khi ăn trưa tại công ty
Sau khi ăn cơm trưa tại công ty, hơn 150 công nhân liền có các triệu chứng nôn ói, tụt huyết áp, chóng mặt, ngứa, tê tay… phải nhập viện cấp cứu.
Ngày 17/11, lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Khu vực Bồng Sơn và Trung tâm Y tế huyện Hoài Nhơn (Bình Định) cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận hơn 150 công nhân vào cấp cứu, với các triệu chứng: nôn ói, tụt huyết áp, chóng mặt, ngứa, tê tay…
Ngay sau khi tiếp nhận các bệnh nhân, 2 đơn vị trên đã huy động lực lượng y bác sĩ nhanh chóng cấp cứu các bệnh nhân.
Bác sĩ Trần Quốc Việt – Phó Giám đốc phụ trách Bệnh viện Đa khoa Khu vực Bồng Sơn cho biết, tính đến 17h30 ngày 16/11, đơn vị đã tiếp nhận 84 trường hợp nghi ngộ độc thực phẩm. Bệnh viện đã cử 50 bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý tham gia công tác cấp cứu. Tình trạng của hầu hết bệnh nhân đều khá ổn, nhưng vẫn được giữ lại để theo dõi thêm.
Theo nhận định sơ bộ, có thể cá ngừ là nguyên nhân gây ra ngộ độc hoặc dị ứng đối với các bệnh nhân.
Trong khi đó, tại Trung tâm Y tế huyện Hoài Nhơn, trong chiều 16/11 đã có 68 người nhập viện để theo dõi các triệu chứng nghi do ngộ độc thực phẩm. Trong đó, có 8 phụ nữ mang thai, đã được siêu âm, kiểm tra và được xác định không có dấu hiệu ảnh hưởng đến thai nhi.
Video đang HOT
Hiện sức khỏe của các bệnh nhân tương đối ổn định. Ngoài 68 người được chỉ định nhập viện, còn có 56 công nhân được các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện thăm khám ngay tại nơi làm việc, xác định tình trạng sức khỏe tương đối ổn nên không cần nhập viện.
Trả lời PV, bác sĩ CKII Lê Quang Hùng – Giám đốc Sở Y tế cho biết: “Theo thông tin ban đầu, đây là những công nhân thuộc Công ty Cổ phần Đầu tư An Phát (Hoài Nhơn), ăn trưa tại công ty với cá ngừ, rau muống và một số thức ăn khác. Theo nhận định sơ bộ, có thể cá ngừ là nguyên nhân gây ra ngộ độc hoặc dị ứng. Nhưng để biết chính xác nguyên nhân vẫn phải chờ kết quả lấy mẫu, phân tích”.
Theo vtc.vn
Chuẩn bị gì khi bạn phải nội soi?
Bạn sẽ bị đau, khó chịu, nôn ói khi nội soi tầm soát bệnh, do đó phải nhịn ăn trước ít nhất 6 giờ, không uống các loại nước có màu.
Bác sĩ thường chỉ định nội soi với bệnh nhân cần kiểm tra các vấn đề dạ dày, đại tràng. Người có triệu chứng đau vùng ngực hoặc thượng vị, ói, ợ hơi, cảm giác khó tiêu, sụt cân thì nên đến bệnh viện khám. Những trường hợp này có thể bác sĩ sẽ chỉ định nội soi tiêu hóa để tầm soát tình trạng viêm, loét hoặc ung thư.
Ca nội soi đường mũi . Ảnh: Thùy An
Theo tiến sĩ Đào Văn Long, nguyên Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai, khi nội soi bệnh nhân thường có cảm giác khó chịu, đau, nôn ói; soi xong cảm thấy trướng bụng và khó chịu ở cổ họng. Nhiều người chưa từng nội soi lần nào nhưng "nghe nói" nên cũng có tâm lý lo sợ, thậm chí sợ nhiễm khuẩn và các bệnh truyền nhiễm do dụng cụ nội soi chưa đảm bảo vô trùng.
Ngoài phương pháp nội soi đường miệng còn có nội soi đường mũi. Ống nội soi nhỏ, đường kính 6 mm, được đưa vào đường mũi để nội soi thực quản, dạ dày, tá tràng, hạn chế cảm giác khó chịu cho bệnh nhân. Nhờ đó, bác sĩ thao tác dễ dàng và có nhiều thời gian để quan sát chính xác hơn. Phương pháp này an toàn, chỉ thực hiện trong 15 phút và ít gây kích thích hơn so nội soi đường miệng.
Nội soi bằng viên nang cũng là một phương pháp mới. Bệnh nhân nuốt một thiết bị camera có hình dạng như viên thuốc bi để quan sát được hình ảnh ở đường ruột, ruột non, ruột già, tá tràng... Phương pháp này bệnh nhân không cần gây mê và không đau. Thời gian viên nang này đi từ miệng đến hậu môn mất 8-10 tiếng đồng hồ. Trong khi ấy bệnh nhân vẫn có thể sinh hoạt bình thường và làm các việc nhẹ nhàng. Viên nang được đào thải ra ngoài qua phân. Chi phí để nội soi bằng viên nang cao hơn so với nội soi thông thường.
Bệnh nhân còn có thể nội soi gây mê. Đây là phương pháp phổ biến để thăm khám và phát hiện các dấu hiệu tổn thương dạ dày như viêm, loét, nhiễm trùng, ra máu, ung thư. Thời gian nội soi nhanh 3-5 phút. Bệnh nhân không cảm thấy khó chịu, không đau, không buồn nôn như nội soi thông thường qua đường miệng hay đường mũi.
Chuẩn bị trước khi nội soi dạ dày
Trước khi soi:
- Toàn bộ dạ dày phải sạch, không có thức ăn. Bệnh nhân cần phải nhịn ăn ít nhất 6 giờ trước khi nội soi.
- Không uống những loại nước có màu: coca, cà phê, nước cam, sữa...
- Tuyệt đối tuân theo yêu cầu và chỉ định của bác sĩ.
Sau khi soi:
- Soi xong nếu bệnh nhân không có biểu hiện bất thường có thể đi về ngay.
- Không ăn uống bất kỳ thứ gì trong một giờ sau nội soi hoặc trước khi có đánh giá của bác sĩ.
Thùy An
Theo VNE
Cứu cô gái 22 tuổi bị đột quỵ não sau khi ngủ dậy Nhồi máu não có xu hướng trẻ hóa và có chiều hướng gia tăng do stress, thói quen ăn uống nhiều muối, chất béo, hút thuốc lá, đồ uống có cồn... Người bệnh gần như bình phục hoàn toàn sau 3 ngày nhập viện - BVCC Ngày 9.11, Bệnh viện (BV) Hoàn Mỹ Sài Gòn cho biết BV vừa tiếp nhận nữ bệnh...