Hơn 1 triệu người trên thế giới nhiễm Covid-19, ông Trump xét nghiệm lần hai
Số ca nhiễm Covid-19 trên toàn cầu đã vượt mốc 1 triệu vào ngày 2.4, trong đó nước Mỹ chiếm khoảng 1/4 tổng số ca nhiễm.
Theo SCMP, số người nhiễm Covid-19 trên thế giới chính thức vượt qua 7 chữ số vào lúc 12 giờ 30 phút chiều theo múi giờ miền Đông (Bắc Mỹ), tương đương khoảng 11 giờ tối ngày 2.4 (giờ Việt Nam), theo thống kê của Đại học John Hopkins ở Mỹ.
Giới chức y tế Mỹ hiện vẫn đang loay hoay đối phó với đại dịch chưa có dấu hiệu chững lại cả về số ca nhiễm và số ca tử vong.
Bác sĩ Deborah Birx, thành viên trong nhóm chống Covid-19 của Nhà Trắng, cảnh báo nước Mỹ đang bước vào giai đoạn hai tuần khó khăn nhất, khi virus lây lan rộng ở thành phố New York và nhiều đô thị khác.
Mỹ hiện là quốc gia có nhiều người nhiễm Covid-19 nhất với hơn 260.000 ca. Số ca nhiễm mới trong ngày hiện đã lên mức hơn 25.000 trong khi số ca tử vong trong ngày vượt 1.000. Tổng cộng nước Mỹ ghi nhận hơn 5.600 ca tử vong, tính đến tối ngày 2.4.
Một bác sĩ Italia làm việc tại vùng tâm dịch Lombardy ngày 2.4.
Cũng trong ngày 2.4, Bộ Lao động Mỹ công bố số người mất việc tăng kỷ lục trong 2 tuần liên tiếp. Số người mất việc trong tuần qua lên tới 6.6 triệu người, tăng gấp đôi so với một tuần trước đó.
Tổng cộng nước Mỹ có 10 triệu người mất việc chỉ trong 2 tuần vì đại dịch Covid-19.
Trong diễn biến đáng chú ý khác, Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 2.4 đã làm xét nghiệm virus Corona lần 2. Kết quả lần này vẫn là âm tính, Nhà Trắng cho biết.
Video đang HOT
Lý do ông Trump xét nghiệm lần hai là vì nước Mỹ đã đưa vào hoạt động những địa điểm xét nghiệm nhanh với kết quả có ngay sau 15 phút. “Ông Trump khỏe mạnh và không có bất cứ triệu chứng nào”, Sean Conley, bác sĩ riêng của Tổng thống Mỹ cho biết.
Ở Pháp, số ca nhiễm Covid-19 tăng vọt trong ngày 2.4 khi Paris thống kê thêm số ca tử vong ở các nhà dưỡng lão từ nhiều tuần trước. Tổng cộng Pháp ghi nhận 471 ca tử vong mới và 884 ca khác ở các nhà dưỡng lão trên toàn quốc. Trước đây, Pháp chưa có thống kê về số ca tử vong ở các nhà dưỡng lão.
Pháp hiện là quốc gia có số ca nhiễm Covid-19 ở châu Âu cao thứ ba, với 59.105 người nhiễm, sau Italia và Tây Ban Nha.
Italia hôm 2.4 ghi nhận thêm 760 ca tử vong, nâng tổng số người chết vì Covid-19 lên tới 13.915. Tổng cộng Italia có 115.242 ca nhiễm.
Trong khi đó, Tây Ban Nha cập nhật dữ liệu sớm nhất trong ngày 2.4 với 950 ca tử vong, mức cao nhất trong ngày. Tổng cộng Tây Ban Nha có 10.003 ca tử vong và 112.065 ca nhiễm Covid-19.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
COVID-19: Mỹ vẫn chưa thấy ánh sáng cuối đường hầm
Tình hình dịch ở Mỹ tiếp tục diễn biến nghiêm trọng và dự kiến sẽ còn tồi tệ hơn khi đạt đỉnh trong vài tuần tới. Cộng đồng người Mỹ gốc Á tiếp tục đối mặt tình trạng kỳ thị ngày càng tăng.
Tính đến ngày 1-4, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) ghi nhận nước này có trên 185.000 ca nhiễm COVID-19 cùng số tử vong tăng kỷ lục hơn 700 ca trong 24 giờ qua, lên xấp xỉ 4.100 người. Với các thống kê này, Mỹ đã chính thức vượt qua Trung Quốc (TQ) đại lục về số nạn nhân thiệt mạng vì đại dịch, hiện chỉ dừng ở mức hơn 3.300 người, theo đài CNA.
Gần một nửa số tử vong nói trên tập trung tại bang New York, tâm dịch COVID-19 tại Mỹ, dù chính quyền bang đã đóng cửa mọi cơ sở kinh doanh, ăn uống và ban lệnh hạn chế đi lại. Số ca dương tính với COVID-19 tại bang này cũng tăng hơn 9.000 ca so với ngày trước đó, đưa tổng số trường hợp nhiễm lên xấp xỉ 76.000 bệnh nhân.
Chuẩn bị cho hai tuần quyết định
Phát biểu trước tình hình nghiêm trọng hiện tại, Tổng thống Donald Trump đã lên tiếng cảnh báo hai tuần tới sẽ là thời điểm "rất, rất đau thương" của đất nước Mỹ khi dịch chuẩn bị chạm đỉnh. Ông cho biết người dân Mỹ nên chuẩn bị ứng phó với những ngày khó khăn còn ở phía trước, theo tờ The New York Times.
Nhà lãnh đạo Mỹ cũng tuyên bố kéo dài lệnh giãn cách xã hội lên 30 ngày tiếp theo và yêu cầu người dân nghiêm chỉnh chấp hành các quy định do các cơ quan chức năng ban hành. "Đây là vấn đề sống còn của quốc gia" - Tổng thống Trump nhấn mạnh.
Dù vậy, ngay cả khi tiếp tục giãn cách xã hội, con số 100.000 người thiệt mạng vẫn sẽ không đáng ngạc nhiên, Giám đốc Viện Dị ứng và bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ Anthony Fauci cho biết.
TS Deborah Birx, điều phối viên phản ứng COVID-19 của Nhà Trắng, khẳng định việc người Mỹ tuân thủ sự giãn cách xã hội tốt như thế nào sẽ tạo ra sự khác biệt giữa 100.000 và hàng triệu người chết.
"Nếu chúng ta tiến hành mọi việc thật tốt, gần như hoàn hảo, số ca tử vong có thể rơi vào khoảng 100.000-200.000. Mỗi thay đổi trong hành động của chúng ta đều có thể chuyển hóa thành vũ khí làm chệch quỹ đạo của đại dịch trong vòng 30 ngày tới" - bà Birx phát biểu trên đài CNBC. Chuyên gia này cảnh báo kịch bản xấu nhất là "1,6-2,2 triệu người chết nếu người dân không tuân thủ" và coi thường các hướng dẫn giãn cách xã hội.
Các nhân viên y tế tại một điểm xét nghiệm COVID-19 ở bang Florida, Mỹ ngày 28-3. Ảnh: CNBC
Người Mỹ gốc Á đối mặt nguy cơ cao
Trả lời tờ South China Morning Post ngày 31-3, GS hành chính công tại ĐH Harvard (Mỹ) - bà Leesa Lin cảnh báo tình trạng phân biệt đối xử ngày càng tăng trong cách ứng phó với dịch COVID-19 đối với người Mỹ gốc Á đang làm tăng các rủi ro sức khỏe cho cộng đồng dân này. Chuyên gia này cho rằng các phản ứng dữ dội như vậy có thể ngăn họ tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất.
"Những người bị bệnh có thể phải trì hoãn việc đi xét nghiệm hay được điều trị vì sợ bị phân biệt đối xử. Những người bệnh hay khỏe mạnh dù có nghĩ đến việc đeo khẩu trang, trong trường hợp này cũng sợ bị phân biệt đối xử mà không dám làm thế" - bà Lin cho biết.
Tổng thống Donald Trump ngày 1-4 kêu gọi Quốc hội sớm tiếp tục thông qua thêm một gói cứu trợ 2.000 tỉ USD nữa để hỗ trợ tái thiết hạ tầng cơ sở công cộng và tạo thêm việc làm. Ông Trump nói đây là thời điểm thích hợp nhất để tung ra gói cứu trợ này khi toàn xã hội đang đình trệ.
Ngoài ra, chuyên gia Leesa Lin nhận định nhắm mục tiêu kỳ thị vào những người Mỹ gốc Á cũng tạo ra tâm lý chủ quan và dễ mất cảnh giác, bỏ qua việc giãn cách xã hội với người khác do chỉ dựa vào ngoại hình để phán đoán. Cụ thể, người Mỹ da trắng chỉ giữ khoảng cách đối với người gốc Á làm tăng nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng.
Tờ South China Morning Post cũng viện dẫn báo cáo từ Stop AAPI Hate, một dự án theo dõi các sự cố liên quan đến việc phỉ báng, tấn công và các hình thức phân biệt đối xử khác chống lại người châu Á trong dịch COVID-19, cho thấy có gần 100 sự việc như vậy diễn ra hằng ngày ở Mỹ. Kể từ khi khởi động dự án vào ngày 19-3 đến nay, Stop AAPI Hate đã nhận được hơn 750 báo cáo liên quan đến một số hình thức phân biệt đối xử hoặc tấn công.
Mỹ cấp phép kit xét nghiệm COVID-19 chỉ 2 phút
Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) ngày 31-3 đã cấp phép khẩn cấp kit xét nghiệm virus SARS-CoV-2 do Công ty Bodysphere nghiên cứu và chế tạo với khả năng phát hiện virus trong 2 phút, theo hãng tin Reuters.
Phương pháp xét nghiệm của Bodysphere có nhiều điểm tương đồng với phương pháp xét nghiệm tiểu đường, song được thiết kế chỉ dành riêng cho các nhân viên y tế chuyên nghiệp. Hiện Bodysphere đang phối hợp với chính quyền các bang và liên bang để chuyển giao hàng loạt kit xét nghiệm nói trên. Tuần trước, FDA cũng đã cấp phép cho kit xét nghiệm của Tập đoàn Abbott Laboratories với khả năng cung cấp kết quả trong 5 phút.
VĨ CƯỜNG
Tình hình đại dịch COVID-19 tính đến tối 1-4 Ông Trump kêu gọi ra thêm một gói ngân sách 2.000 tỉ USD nữa. Nhật mở rộng cấm nhập cảnh đến 73 nước, vùng lãnh thổ. Đức cân nhắc bắt buộc đeo khẩu trang. Tính đến 19 giờ 30 tối 1-4, trang thống kê Wordometer dẫn nguồn cơ quan y tế các nước ghi nhận toàn thế giới có 43.522 người tử vong...