Hội nghị thúc đẩy phục hồi sản xuất nông nghiệp khu vực miền Trung sau thiên tai
Ngày 27/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức hội nghị “Thúc đẩy phục hồi sản xuất nông nghiệp khu vực miền Trung sau thiên tai”.
Chủ trì hội nghị, Ông Nguyễn Xuân Cường – Bộ trưởng Bộ NN&PTNT và các lãnh đạo Bộ đã nêu ra nhiều vấn đề để cùng tìm ra các giải pháp giúp bà con phục hồi, thúc đẩy tái sản xuất nông nghiệp sau bão, lũ ở miền Trung. Tập đoàn Việt – Úc vinh dự là đơn vị đại diện cho mảng giống thủy sản đã tham gia và có báo cáo tại hội nghị này.
Qua đánh giá, mưa lũ ở các tỉnh miền Trung thời gian qua đã gây tổn thương nặng nề cho người dân. Việc khắc phục hậu quả của các cơn bão, khôi phục sản xuất sau mưa lũ là một nhiệm vụ cấp thiết lúc này. Từ nay đến cuối năm 2020, phải tập trung nguồn lực ưu tiên hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất sau bão, lũ, không để người dân thiếu lương thực.
Theo tính toán của Bộ NN&PTNT, để khôi phục sản xuất, tạo sinh kế cho người dân, cần tập trung vào 2 mũi nhọn là trồng rau màu và chăn nuôi. Trong đó, chăn nuôi thủy sản cũng đóng vai trò quan trọng, cần tập trung hỗ trợ người dân phục hồi cơ sở vật chất, đẩy nhanh tốc độ sản xuất, không để xảy ra tình trạng thiếu nguồn cung, đặc biệt trong các dịp lễ, tết sắp tới, đón đầu nhu cầu tiêu thụ thực phẩm ngày một gia tăng. Có kế hoạch đúng và bài bản sẽ giúp bà con có thêm thu nhập và tạo sinh kế cho những chu kỳ sau. Tuy nhiên, việc chăn nuôi cũng phải thực hiện tốt công tác bảo đảm môi trường an toàn, sạch bệnh…
Video đang HOT
Theo thống kê từ Bộ NN&PTNT, sau bão, lũ, nhu cầu con giống mới để khôi phục sản xuất là rất lớn. Bộ NN&PTNT đã huy động nguồn từ các tổ chức, đơn vị, cá nhân hỗ trợ cho người dân 5 tỉnh miền Trung bị thiệt hại nặng nhất trong đợt mưa lũ vừa qua, trong đó Tập đoàn Việt Úc đã đồng hành cùng Tổng cục thủy sản để tài trợ tôm giống cho bà con nuôi tôm. Báo cáo tại hội nghị, đại diện Tập đoàn Việt – Úc, ông Bùi Bá Sự – Phó TGĐ Kinh doanh đã đề xuất một số giải pháp thiết thực giúp người nuôi tôm có kế hoạch dự phòng, hạn chế những thiệt hại lớn do thiên tai gây ra, đồng thời có kế hoạch khôi phục hoạt động sản xuất nhanh chóng.
Dừng thả giống tôm hùm vào thời điểm này để tránh thiệt hại
Đây là khuyến cáo từ Tổng cục Thủy sản, trước ảnh hưởng của bão số 12 vừa qua dẫn đến chất lượng môi trường vùng nuôi tôm hùm ở Phú Yên đang có xu hướng suy giảm.
Theo kết quả quan trắc, cảnh báo môi trường và theo dõi sức khỏe tôm hùm nuôi lồng tháng 11 năm 2020 tại Phú Yên, Khánh Hòa của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III sau cơn bão số 12 cho thấy chất lượng môi trường vùng nuôi tôm hùm có xu hướng suy giảm.
Đặc biệt tại Xuân Phương, Xuân Yên, Xuân Thành (Phu Yên) và Xuân Tự, Lạch Cổ Cò, Trí Nguyên, Bình Ba (Khánh Hòa), một số yếu tố môi trường có hàm lượng vượt giá trị cho phép: Độ mặn thấp từ 5-27, N-NH4
Người nuôi tôm hùm lồng tại thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên lâm vào cảnh trắng tay do tôm hùm chết hàng loạt bởi mưa bão.
Để hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người nuôi, thúc đẩy phát triển nuôi tôm hùm một cách bền vững, Tổng cục Thủy sản đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa khẩn trương phối hợp với Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III và chỉ đạo các đơn vị có chức năng liên quan bám sát tình hình thực tế, hướng dẫn người nuôi triển khai ngay một số nội dung, cụ thể như sau:
- Tiếp tục chỉ đạo thực hiện theo hướng dẫn của Tổng cục Thủy sản tại Công văn số 2191/TCTS-NTTS ngày 4/11/2020 về việc khắc phục thiệt hại và khôi phục sản xuất nuôi trồng thủy sản do bão, lũ gây ra; công văn số 381/TCTS-NTTS ngày 4/3/2020 của Tổng cục Thủy sản về việc tăng cường quản lý nuôi tôm hùm lồng; công văn số 712/TCTS-NTTS ngày 16/4/2020 về việc tăng cường quản lý nuôi tôm hùm lồng thời điểm giao mùa và các khuyến cáo tại bản tin thông báo kết quả quan trắc môi trường của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III.
- Vùng nuôi tôm hùm lồng tại thị xã sông Cầu, tỉnh Phú Yên hiện nay bị ảnh hưởng bởi nước ngọt do bão số 12 gây ra nên độ mặn giảm mạnh (nhất là nước tầng mặt), cần triển khai ngay một số nội dung cụ thể như sau:
Hạ lồng nuôi xuống thấp và cách đáy khoảng 1,0-1,5m để tránh thiếu oxy cục bộ và ảnh hưởng từ ô nhiễm nền đáy. Đối với vùng có nguy cơ cao nên di chuyển lồng bè đến nơi an toàn, có điều kiện môi trường phù hợp cho sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi.
Vệ sinh sát trùng toàn bộ lưới lồng, dụng cụ nuôi bằng thuốc sát trùng; treo túi vôi xung quanh lồng nuôi nhằm tạo điều kiện trao đổi nước giữa, trong và ngoài lồng nuôi.
Sử dụng thức ăn tươi, sống đảm bảo chất lượng, sát trùng thức ăn; định kỳ bổ sung vitamin và khoáng vào thức ăn nhằm tăng sức đề kháng cho tôm nuôi.
Khi tôm có dấu hiệu bất thường hoặc bị chết, người nuôi cần báo cáo cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản địa phương. Không di chuyển lồng bè từ vùng nuôi có tôm bệnh sang vùng nuôi chưa xuất hiện bệnh nhằm hạn chế sự lây lan dịch bệnh.
Dừng thả giống tôm hùm vào thời điểm này.
- Tổ chức phòng, trị bệnh theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật và quy định của Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 quy định về phòng và chống dịch bệnh thủy sản của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Tổ chức thanh tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Tổng cục Thủy sản đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa khẩn trương triển khai và chịu trách nhiệm về kết quả tổ chức triển khai thực hiện; Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất khi xảy ra sự cố và kết quả triển khai về Tổng cục Thủy sản (qua Vụ Nuôi trồng thủy sản, số 10, Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội và email ntts@mard.gov.vn) để phối hợp xử lý, tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn./.
Miền Trung sau bão lũ: Dốc sức khôi phục sản xuất nông nghiệp Ngày 27-11, tại Quảng Trị, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị "Triển khai công tác khôi phục sản xuất nông nghiệp khu vực miền Trung sau thiên tai". Gần 150 đại biểu các bộ, ngành trung ương và lãnh đạo các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi tham dự. Quảng Trị huy động lực lượng khơi thông kênh mương nội đồng bị...