Hỏi mẹ “Tại sao con phải đi học?”, đứa con bật khóc trước câu trả lời nhẹ nhàng nhưng sâu sắc của nữ nhà văn
“Con muốn sở hữu thứ mà người khác không chạm tới, thì phải chấp nhận trả giá cho những nỗ lực mà người khác không thể, không có mục tiêu con sẽ không bao giờ có được hạnh phúc”, nữ nhà văn Long Ứng Đài nói với con trai.
Không chỉ nổi tiếng với các tác phẩm văn chương đi sâu vào lòng người, nữ sĩ Long Ứng Đài (Đài Loan) còn là một bà mẹ có những phương pháp giáo dục con cái sâu sắc. Qua nhiều bài viết của bà, không ít phụ huynh đã rất tâm đắc và từ đó rút ra bài học để dạy dỗ con của mình.
Bước vào tháng 9 là thời gian các học sinh, sinh viên bắt đầu quay trở lại trường học. Với tâm thế của người trẻ chưa lao vào thực tế xã hội, không ít bạn sẽ tự đặt câu hỏi trong đầu, “tại sao mình phải đi học?” Câu hỏi đơn giản nhưng trả lời như thế nào để cho con cái hiểu giá trị của chuyện học không phải là điều dễ dàng.
Chính nhà văn Long Ứng Đài cũng từng bị con trai đặt câu hỏi khó này. Tuy nhiên thay vì chửi mắng, trả lời qua quýt cho xong, hay ép buộc với thái độ hằn học như các phụ huynh khác, nữ nhà văn đã đưa ra lời khuyên nhẹ nhàng nhưng đầy ý nghĩa, khiến con trai bà liền bật khóc và hứa không bao giờ lặp lại câu hỏi này nữa.
“Mẹ yêu cầu con học tập chăm chỉ không phải chỉ mong muốn con sẽ thành công hơn những người khác, mà vì hy vọng con có nhiều lựa chọn hơn trong tương lai, tìm được công việc ý nghĩa, đúng với ước mơ mà không cần phải bắt buộc làm những việc nặng nhọc, nguy hiểm.
Nếu con giỏi thì con sẽ có nhiều cơ hội, nắm quyền quyết định điều con muốn. Ngược lại, con không đủ khả năng thì hãy chấp nhận cuộc đời mình bị người khác điều khiển số phận.
Con muốn sở hữu thứ mà người khác không chạm tới, thì phải chấp nhận trả giá cho những nỗ lực mà người khác không thể, không có mục tiêu con sẽ không bao giờ có được hạnh phúc”, Long Ứng Đài nói với con trai.
Ngoài ra theo nhà văn, bản tính con người vốn ham vui, thích được đi chơi, nhất là khi ở độ tuổi đi học mà cha mẹ không cho con biết rằng, học hành là quá trình đầy cam go thì làm sao chúng có thể học tập chăm chỉ?
Do đó, phụ huynh phải cho con biết rằng bất kỳ con đường nào đi đến một thành công, nhất định luôn đi kèm với những khúc quanh đầy khó khăn. Nếu con muốn có thành tích học tập tốt, con phải học tập thật chăm chỉ. Đây là trách nhiệm của mọi đứa trẻ trên thế giới chứ riêng mình con. Hãy để con cái biết rằng, ở mỗi giai đoạn của cuộc đời thì luôn có những nhiệm vụ khác nhau. Sự hạnh phúc sẽ được thể hiện qua kết quả học tập. Khi bản thân đạt được kết quả xuất sắc thì niềm vui học tập sẽ lớn dần trong suy nghĩ.
Video đang HOT
Long Ứng Đài bên cạnh con trai của mình.
Theo helino
Cậu bé nghèo 8 tuổi trở thành nhà vô địch cờ vua tại Mỹ
Những người vô gia cư ở Manhattan (Mỹ) đã rất kinh ngạc khi thấy cậu bé Tanitoluwa Adewumi trở về phòng mình với chiếc cúp vô địch cờ vua trên tay.
Mới đây, cậu bé Tanitoluwa Adewumi (8 tuổi, người Nigeria) vượt qua nhiều đối thủ nặng ký, giành được giải vô địch cờ vua do bang New York (Mỹ) tổ chức.
Điều đặc biệt, Tanitoluwa là người vô gia cư, đang sống cùng gia đình tại khu tạm trú.
Chỉ vỏn vẹn trong một năm, cậu bé nhanh chóng nhận thấy đam mê của mình và nỗ lực luyện tập để giành chiến thắng như ngày hôm nay.
Ước mơ trở thành đại kiện tướng cờ vua trẻ nhất
Trước đây, gia đình Tanitoluwa Adewumi sống ở miền Bắc Nigeria. Vào năm 2017, khi liên tiếp xảy ra cuộc tấn công của những kẻ khủng bố Boko Haram, sợ hãi trước thực tế ấy, gia đình cậu bé đã phải rời bỏ quê hương, tới New York (Mỹ) và nương náu tại khu cư trú cho người vô gia cư từ đó đến nay.
Cậu bé bắt đầu nhận thấy mình có tình cảm đặc biệt với môn cờ vua từ khi tham gia câu lạc bộ ở trường học.
Tại đây, Tanitoluwa cùng anh trai được cha mẹ đăng ký cho theo học tại trường tiểu học 116 Mary Lindley Murray ở New York, Mỹ.
Ai ngờ rằng ngôi trường này lại trở thành "bà mối se duyên thành công mối tình" giữa Tanitoluwa và cờ vua. Trong một lần tham gia sinh hoạt câu lạc bộ ở trường, cậu bé biết đến cờ vua, tỏ ra thích thú và ngày càng say mê.
Đem tâm tư của mình bày tỏ với mẹ, cậu bé mong muốn bà sẽ hỏi giúp liệu mình có thể tham gia vào câu lạc bộ cờ vua hay không: "Con muốn trở thành đại kiện tướng cờ vua trẻ nhất".
Trước ánh mắt long lanh đầy hy vọng của con trẻ, bà Oluwatoyin Adewumi không cầm lòng nổi, đành cố gắng "đánh vật" với tiếng Anh - thứ ngôn ngữ mới ở Mỹ - để hoàn thành email gửi tới câu lạc bộ.
Trong bức thư, mẹ cậu bé chân thành chia sẻ hoàn cảnh hiện tại của gia đình cũng như khó khăn trong việc chi trả học phí cho con. Cả nhà đã lo lắng, suy nghĩ đến việc có thể sẽ không nhận được lời hồi đáp, sự gật đầu đồng ý từ chủ nhiệm câu lạc bộ.
Nhưng may mắn là thực tế đã không phũ phàng đến thế, thầy Russell Makofsky là người coi sóc chương trình cờ vua lúc đó đã quyết định miễn học phí cho Tanitoluwa. Giây phút ấy hạnh phúc đến khó tả bởi Tanitoluwa sẽ có khả năng được chạm tay vào giấc mơ của đời mình.
Trao đổi với Daily Mail, Jane Hsu - hiệu trưởng trường tiểu học PS 116 - phát biểu: "Chiến thắng của Tanitoluwa là một ví dụ điển hình về sự nỗ lực vượt qua khó khăn để vươn lên trong cuộc sống và ghi nhận những đóng góp của cha mẹ trong việc hỗ trợ phát triển tài năng của cậu bé, mặc dù họ là người vô gia cư".
Russ Makofsy - người điều hành câu lạc bộ cờ vua mà Tanitoluwa tham gia - đã phát động chiến dịch GoFundMe để giúp đỡ gia đình cậu bé.
"Thật đáng kinh ngạc khi Tanitoluwa đã cải thiện rất nhiều chỉ sau một năm" - anh nói với báo chí.
Nỗ lực - tên gọi khác của may mắn
Trở thành thành viên chính thức của câu lạc bộ cờ vua, Tanitoluwa Adewumi có nhiều cơ hội học hỏi và thi đấu.
Kết quả ấy là thành quả sau bao nỗ lực của bản thân, là tình yêu thương, tin tưởng của gia đình, là tâm huyết của những người thầy chỉ dạy cho cậu bé.
Thế nhưng ban đầu, không biết có phải vì tố chất chưa được khai thác đúng cách hay không mà cậu bé chưa thể khiến mọi người tin tưởng vào đam mê của mình. Thậm chí, vài người bắt đầu trở nên quan ngại khi cậu tham gia giải đấu đầu tiên h và có tỷ lệ thấp nhất trong tổng số người tham gia.
Thành công rực rỡ từ cuộc thi này chính là "quả ngọt" cho những tháng ngày nỗ lực không ngừng nghỉ của Tanitoluwa Adewumi và những người tin yêu cậu bé.
May mắn thay cho Tanitoluwa khi luôn nhận được sự tin yêu và đồng hành từ cha mẹ, gia đình.
Mỗi tối, cha cậu bé luôn nhường máy tính xách tay cho con tập luyện. Còn mẹ dù không biết chơi và cũng chẳng hiểu biết gì về cờ vua, thứ bảy nào bà cũng cố gắng sắp xếp công việc để đưa con trai đến luyện cờ miễn phí 3 giờ ở khu Harlem.
Mặc dù gia đình Tanitoluwa là những Kitô hữu sùng đạo, cậu vẫn được phép bỏ qua dịch vụ nhà thờ vào chủ nhật nếu bận tập luyện hay tham gia giải đấu. Điều đó là động lực thôi thúc Tanitoluwa luyện tập chăm chỉ hơn, tạo được cho mình phong cách chơi cờ quyết liệt.
Quả ngọt cho những tháng ngày "tích nhựa" ấy là thành tích của cậu bé đang dần tốt lên ở các cuộc thi sau đó.
Bằng chứng hùng hồn cho thấy Tanitoluwa Adewumi đã thực sự thành công, chạm tay được vào giấc mơ của cuộc đời mình là sau một năm cố gắng không ngừng nghỉ, cậu bé chinh phục thành công "đỉnh núi", xuất sắc "ẵm ngon lành" giải vô địch cờ vua quy mô toàn bang New York, Mỹ.
Khoảnh khắc hạnh phúc ngập tràn với gia đình, trường học khi thành công của cậu bé được toàn bang công nhận và báo chí biết đến.
Theo Zing
Chín điều phụ huynh nên làm để giúp trẻ kiên cường Thay vì kiểm soát, phụ huynh nên lùi lại một chút, hỗ trợ trẻ khi cần, dạy trẻ tự khích lệ bản thân và đồng cảm với chúng. Có một suy nghĩ phổ biến ở phụ huynh là thất bại sẽ xây dựng khả năng phục hồi. Nhưng khi trẻ thất bại hết lần này đến lần khác và không có sự hỗ...