Hội chứng ’siêu nữ’ có điều trị can thiệp được không?
Tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội vừa có một trường hợp bé gái chào đời mắc một căn bệnh hiếm gặp có tên là Hội chứng ’siêu nữ’.
Nhiều độc giả muốn được tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này, nó có nghiêm trọng không và có điều trị can thiệp được không?
1. Hội chứng siêu nữ là gì?
Bài viết được tư vấn chuyên môn của BS CKII Phạm Hải Đăng, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
Hội chứng siêu nữ (còn gọi là hội chứng XXX, 47) là một hiện tượng di truyền ở những bé gái nhận được nhiều hơn 1 nhiễm sắc thể X từ cha mẹ. Bình thường, nữ giới và nam giới đều có tổng số nhiễm sắc thể là 46 và xếp thành 23 cặp. Một bản sao của mỗi nhiễm sắc thể trong cặp nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ bố và bản sao còn lại có nguồn gốc từ mẹ.
Cặp nhiễm sắc thể thứ 23 được biết đến là nhiễm sắc thể giới tính. Thông thường, nữ sẽ có 2 nhiễm sắc thể X (gọi là XX), trong khi nam chỉ có một nhiễm sắc thể X và một nhiễm sắc thể Y (gọi là XY).
Trong quá trình phân chia tế bào hoặc giai đoạn sau khi thụ thai xảy ra một sự cố ngẫu nhiên nào đó, một nhiễm sắc thể X được cộng thêm vào cặp XX sẵn có của bé gái dẫn đến hội chứng XXX (hội chứng siêu nữ).
2. Hội chứng XXX có nghiêm trọng không?
Theo Tổ chức quốc gia về các chứng rối loạn hiếm gặp ở Hoa Kỳ (NORD), mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng liên quan đến hội chứng XXX có thể khác nhau rất nhiều ở mỗi người, nhưng người ta cho rằng nhiều phụ nữ bị ảnh hưởng nhẹ hoặc không có triệu chứng, vì khoảng 75% trẻ em gái không được chẩn đoán trong suốt cuộc đời.
Mặc dù chứng rối loạn này không liên quan đến bất kỳ đặc điểm thể chất nổi bật nào, nhưng những người mắc hội chứng XXX có thể có những khác biệt nhẹ trên khuôn mặt bao gồm các nếp gấp da dọc có thể che các góc trong của mắt (nếp gấp vùng mắt) và mắt cách xa nhau. Hầu hết cũng bị giảm trương lực cơ và ngón tay thứ năm có thể bị cong bất thường hoặc cong nhẹ.
Trẻ mắc hội chứng siêu nữ có thể có khác biệt trên khuôn mặt và ngón tay. Ảnh minh họa
Trong thời thơ ấu, những bé gái XXX thường có vóc dáng cao lớn so với những bé gái cùng tuổi nhưng lại bộc lộ sự khác biệt về sự phát triển thần kinh ngay từ khi còn nhỏ.
Trẻ sơ sinh và trẻ em mắc hội chứng XXX chậm đạt được các mốc phát triển, đặc biệt là việc tiếp thu các kỹ năng vận động, kỹ năng nói và nhận thức xã hội. Sự phát triển ngôn ngữ thường bị chậm trễ và những từ đầu tiên có thể không xuất hiện cho đến khi trẻ được 18 tháng. Khả năng diễn đạt hầu như luôn bị suy giảm nhiều hơn so với kỹ năng tiếp thu, mặc dù cả hai đều có thể bị ảnh hưởng.
Các bé gái XXX có tần suất khuyết tật học tập dựa trên ngôn ngữ ngày càng tăng bao gồm các khiếm khuyết về khả năng đọc như chứng khó đọc, khiếm khuyết về khả năng đọc hiểu và/hoặc các vấn đề về khả năng đọc trôi chảy kết hợp với các khuyết tật dựa trên ngôn ngữ khác. Tuy nhiên, những khiếm khuyết này phản ứng rất nhanh với điều trị, nếu can thiệp sớm thường mang lại kết quả rất tốt.
Mặc dù chưa có nhiều bằng chứng về các triệu chứng tâm lý liên quan đến hội chứng XXX, nhưng các nghiên cứu đã phát hiện ra tỷ lệ mắc chứng lo âu và rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) ngày càng tăng. Tỷ lệ mắc ADHD ở các bé gái XXX được báo cáo là khoảng 25-35%, với các triệu chứng bao gồm mất tập trung, chức năng điều hành kém và dễ bị phân tâm hơn là hiếu động thái quá.
Hội chứng XXX.
Video đang HOT
3. Ảnh hưởng của hội chứng siêu nữ đến khả năng sinh sản
Phụ nữ mắc hội chứng siêu nữ thường không có khả năng mang thai tự nhiên. Bệnh nhân sẽ bị suy buồng trứng nguyên phát. Có rất ít nội tiết tố nữ (estrogen và progesterone) do buồng trứng ko thể tạo trứng. Do đó bệnh nhân sẽ bị vô sinh và thậm chí là suy giảm những đặc tính của phụ nữ do thiếu hụt 2 loại nội tiết này (ví dụ: ngực không phát triển; không phát triển lông mu; rối loạn kinh nguyệt…). Tuy nhiên bệnh nhân vẫn có buồng trứng và tử cung mặc dù bị thiếu khuyết nên vẫn có thể có thai bằng cách xin trứng và thụ tinh IVF.
4. Cần chẩn đoán và can thiệp sớm
Do những ảnh hưởng của hội chứng XXX, NORD khuyến cáo, việc tư vấn di truyền cần được khuyến khích cho các cá nhân bị ảnh hưởng và gia đình họ. Trẻ sơ sinh và trẻ em được chẩn đoán mắc bệnh 47, XXX nên được theo dõi can thiệp sớm. Bằng chứng cho thấy các bé gái bị hội chứng XXX rất đáp ứng với các biện pháp điều trị can thiệp sớm.
- Cần phải đánh giá thể chất khi trẻ được 4 tháng tuổi để đánh giá trương lực và sức mạnh của cơ;
- Đánh giá ngôn ngữ và lời nói khi trẻ 12 tháng tuổi để đánh giá sự phát triển ngôn ngữ diễn đạt và tiếp thu, đồng thời xác định bất kỳ sự chậm trễ nào trong lời nói;
- Đánh giá trước khi đọc trong những năm mẫu giáo trước lớp một để tìm kiếm các dấu hiệu sớm của rối loạn chức năng đọc;
- Đánh giá hành vi của lớp một để giải quyết mọi vấn đề về lo âu và/hoặc ADHD;
- Đánh giá sự phát triển thần kinh được khuyến khích để giúp kiểm tra các vấn đề về phát triển thần kinh, khuyết tật học tập và các vấn đề xã hội và cảm xúc;
- Trẻ sơ sinh và trẻ em mắc XXX cũng nên được kiểm tra thận và tim để phát hiện những bất thường tiềm ẩn liên quan đến rối loạn;
- Đặc biệt, phụ nữ vị thành niên và trưởng thành mắc XXX có biểu hiện trễ kinh, kinh nguyệt bất thường hoặc các vấn đề về sinh sản nên được đánh giá bởi các chuyên gia y tế để có biện pháp can thiệp phù hợp.
Thai nhi mắc hội chứng siêu nữ có thể được phát hiện sớm từ tuần thứ 9 của thai kỳ.
Theo BS. Phạm Hải Đăng, hội chứng siêu nữ có thể được phát hiện trong quá trình mang thai bằng các phương pháp xét nghiệm hiện đại. Cụ thể, có thể xét nghiệm và chẩn đoán từ tuần thứ 9 của thai kì. Nếu thai nhi được chẩn đoán xác định mắc hội chứng XXX, thai phụ và gia đình sẽ được các bác sĩ tư vấn và theo dõi chăm sóc chặt chẽ. Việc chẩn đoán sớm rất quan trọng và những bé gái này có xu hướng gặp ít vấn đề hơn sau này khi được chẩn đoán trước sinh và được điều trị can thiệp thích hợp.
Người bệnh ung thư tinh hoàn cần lưu ý gì về chế độ ăn?
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng trong và sau điều trị ung thư tinh hoàn. Mọt chế độ ăn uống cân bằng có thể giúp người bệnh khỏe hơn, tiếp nhận các phương pháp điều trị tốt hơn, qua đó giúp nhanh phục hồi hơn.
Ung thư tinh hoàn là ung thư ít gặp ở nam giới, chiếm khoảng 1% tổng số ung thư ở nam. Bệnh thường gặp ở tuổi từ 15-34. Không có chế độ ăn kiêng dựa trên bằng chứng nào để điều trị ung thư tinh hoàn. Thay vào đó, người bệnh nên hướng đến chế độ dinh dưỡng tốt tổng thể, sử dụng các bữa ăn và đồ ăn nhẹ lành mạnh để có được đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
1. Tầm quan trọng của chế độ ăn với người bệnh ung thư tinh hoàn
Người bệnh ung thư tinh hoàn cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng đối với người bệnh ung thư tinh hoàn, đặc biệt là trong giai đoạn điều trị. Một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng có thể giúp:
Cải thiện sức khỏe tổng thể: Cung cấp năng lượng và dưỡng chất cần thiết để cơ thể chống lại bệnh tật và phục hồi sau khi điều trị.
Giảm tác dụng phụ của điều trị: Một số tác dụng phụ phổ biến của điều trị ung thư tinh hoàn như buồn nôn, nôn, tiêu chảy và táo bón có thể được cải thiện bằng chế độ ăn uống phù hợp.
Duy trì cân nặng an toàn: Ung thư và các phương pháp điều trị có thể dẫn đến sụt cân. Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng có thể giúp duy trì cân nặng và khối cơ bắp. Việc giảm cân nhiều có tác động tiêu cực đến sức khỏe trong quá trình điều trị.
Tăng cường hệ miễn dịch: Hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại ung thư. Chế độ ăn uống giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Cải thiện tâm trạng: Chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp cải thiện tâm trạng và giảm bớt căng thẳng, lo âu, trầm cảm - những vấn đề thường gặp ở người bệnh ung thư.
2. Các dinh dưỡng thiết yếu cho người bệnh ung thư tinh hoàn
Protein: Protein cần thiết cho việc xây dựng và sửa chữa mô, bao gồm cả mô bị tổn thương do điều trị ung thư. Protein cũng hỗ trợ phục hồi và bảo vệ hệ thống miễn dịch. Lên kế hoạch ăn protein nạc trong mỗi bữa ăn và bữa ăn nhẹ khi có thể. Các nguồn protein tốt cho người bệnh ung thư tinh hoàn bao gồm thịt nạc, cá, gia cầm, trứng, đậu lăng, đậu, các loại hạt.
Chất béo lành mạnh: Chất béo lành mạnh giúp cơ thể hấp thụ các vitamin tan trong dầu và hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Các nguồn chất béo lành mạnh tốt cho người bệnh ung thư tinh hoàn bao gồm cá béo, quả bơ, dầu ô liu, các loại hạt, bơ thực vật không bão hòa.
Carbohydrate phức tạp: Carbohydrate phức tạp cung cấp năng lượng cho cơ thể và giúp cảm thấy no lâu. Các nguồn carbohydrate phức tạp tốt cho người bệnh ung thư tinh hoàn bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau củ. Đặt mục tiêu ăn 5 đến 6 phần trái cây, rau quả mỗi ngày.
Chất xơ: Chất xơ giúp tiêu hóa khỏe mạnh và có thể giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư. Các nguồn chất xơ tốt cho người bệnh ung thư tinh hoàn bao gồm trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu.
Canxi và vitamin D: Canxi và vitamin D quan trọng cho sức khỏe của xương. Các nguồn canxi tốt bao gồm sữa ít béo, sữa chua, phô mai, các loại rau lá xanh. Vitamin D có thể được tìm thấy trong cá béo, trứng, sữa tăng cường.
Nước: Nước giúp cơ thể thải độc tố và duy trì hydrat hóa. Uống đủ chất lỏng giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước và các vấn đề về tiêu hóa. Cơ thể cần chất lỏng để hoạt động ở trạng thái cao nhất. Nên uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày, có thể thay thế bằng các loại nước khác nhau như trà thảo mộc, nước trái cây không đường, sữa... Chọn đồ uống không chứa caffein nếu xảy ra tình trạng mất nước hoặc khó ngủ. Cần chia đều lượng nước uống trong ngày nếu gặp vấn đề về tiết niệu.
3. Thực phẩm nên ăn và nên tránh khi bị ung thư tinh hoàn
3.1. Thực phẩm nên ăn khi bị ung thư tinh hoàn
Quả mọng tốt cho người bệnh ung thư tinh hoàn.
Trái cây và rau củ
Trái cây, rau củ là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa dồi dào, tất cả đều cần thiết cho sức khỏe tổng thể và hỗ trợ điều trị ung thư. Một số loại trái cây và rau củ đặc biệt có lợi cho người bệnh ung thư tinh hoàn bao gồm:
Các loại quả mọng (dâu tây, việt quất...): Là những loại quả chứa các chất chống oxy hóa cực mạnh, bảo vệ các tế bào không bị xâm hại, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Cà chua: Cà chua chứa lycopene, một chất chống oxy hóa mạnh có thể giúp bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương do ung thư.
Cam quýt: Cam quýt chứa vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ cơ thể hấp thụ sắt.
Bông cải xanh: Bông cải xanh chứa sulforaphane, một hợp chất có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư.
Hành tây và tỏi: Hành tây và tỏi chứa allicin, một hợp chất có đặc tính chống ung thư.
Cá
Cá là nguồn cung cấp protein nạc, acid béo omega-3 và vitamin D dồi dào. Acid béo omega-3 giúp giảm viêm và hỗ trợ sức khỏe tim mạch, trong khi vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi. Một số loại cá đặc biệt có lợi cho người bệnh ung thư tinh hoàn bao gồm: Cá hồi, cá thu là nguồn cung cấp acid béo omega-3 dồi dào. Cá ngừ là nguồn cung cấp protein nạc và vitamin D dồi dào.
Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất dồi dào. Chất xơ giúp tiêu hóa khỏe mạnh, góp phần giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư. Một số loại ngũ cốc nguyên hạt tốt cho người bệnh ung thư tinh hoàn như: Gạo lứt, bánh mì nguyên cám, yến mạch là nguồn cung cấp chất xơ và vitamin B dồi dào.
Đậu lăng và các loại đậu
Đậu lăng và các loại đậu là nguồn cung cấp protein nạc, chất xơ, vitamin, khoáng chất dồi dào. Một số loại đậu tốt cho người bệnh ung thư tinh hoàn như:
Đậu lăng: Đậu lăng là nguồn cung cấp protein, chất xơ và sắt dồi dào. Đậu đen: Đậu đen là nguồn cung cấp protein, chất xơ và chất chống oxy hóa dồi dào. Đậu nành: Đậu nành là nguồn cung cấp protein, chất xơ và isoflavone dồi dào, isoflavone là một hợp chất có thể giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.
3.2. Thực phẩm nên tránh
Các loại thịt chế biến sẵn là những thực phẩm người bệnh ung thư tinh hoàn không nên ăn.
Chất béo bão hòa và cholesterol: Chất béo bão hòa và cholesterol được tìm thấy nhiều trong thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn, thịt cừu...), thịt chế biến sẵn (xúc xích, thịt xông khói và thịt nguội) và các sản phẩm từ sữa nguyên kem. Một số loại thực phẩm giàu cholesterol khác bao gồm lòng đỏ trứng, gan, nội tạng động vật.
Đồ uống có đường và có cồn: Đồ uống có đường có thể cung cấp calo rỗng và gây hại cho sức khỏe có thể dẫn đến tăng cân, béo phì, đây là những yếu tố nguy cơ gây ung thư. Một số loại đồ uống có đường bao gồm nước ngọt, nước trái cây có đường, đồ uống thể thao, rượu bia...
Lưu ý, nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người bệnh ung thư tinh hoàn có thể khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn bệnh, phương pháp điều trị và tình trạng sức khỏe tổng thể. Người bệnh ung thư tinh hoàn nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ ăn uống phù hợp nhất với bản thân. Người bệnh ung thư tinh hoàn cũng nên duy trì lối sống lành mạnh bằng cách tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc và kiểm soát căng thẳng.
Ngoài những thực phẩm nên tránh, người bệnh ung thư tinh hoàn cũng cần lưu ý một số điều sau:
Ăn thực phẩm nấu chín kỹ, đặc biệt là thịt và gia cầm.Rửa tay kỹ lưỡng trước khi chế biến thực phẩm và sau khi đi vệ sinh.Bảo quản thực phẩm đúng cách để tránh vi khuẩn sinh sôi.Nên theo dõi cân nặng và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bị sụt cân bất thường.
Những dấu hiệu cho thấy nam giới bị yếu sinh lý Yếu sinh lý không phải là bệnh, nhưng nếu không được điều trị đúng đắn và kịp thời có thể gây hệ lụy về sức khỏe sinh sản, tinh thần, chất lượng sống của nam giới. Yếu sinh lý ở nam giới nếu không được điều trị kịp thời có thể gây liệt dương, mất khả năng quan hệ vĩnh viễn. Hơn nữa...