Hội chứng Rubella bẩm sinh có nguy hiểm không?
Hội chứng Rubella bẩm sinh là hậu quả của việc người mẹ mang thai mắc virus Rubella và lây truyền sang thai nhi. Hội chứng này có nguy hiểm không, có ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi trong bụng mẹ không là thắc mắc của rất nhiều người.
Rubella là căn bệnh truyền nhiễm không quá nguy hiểm tới người bệnh. Tuy nhiên, hội chứng Rubella bẩm sinh (CRS) – trẻ bị nhiễm bệnh Rubella trước khi sinh lại là vấn đề nghiêm trọng và được giới y học quan tâm hàng đầu.
1. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Rubella bẩm sinh
Theo các nghiên cứu, bệnh Rubella có thể lây truyền theo 2 con đường: hô hấp và di truyền từ mẹ sang con trong giai đoạn mang thai.
Cụ thể, khi phụ nữ mang thai chưa tiêm phòng vắc-xin và trước đây cũng chưa từng bị Rubella (đồng nghĩa với việc cơ thể chưa có kháng thể kháng virus Rubella) tiếp xúc với người bị bệnh Rubella có thể bị nhiễm bệnh.
Khi người mẹ bị nhiễm Rubella trong thời kỳ mang thai, virus rubella ở trong máu của mẹ có thể đi qua nhau thai trong giai đoạn khởi phát và toàn phát của bệnh gây bệnh cho phôi thai. Hậu quả của việc thai nhi bị nhiễm rubella sau sinh là nguy cơ cao gây ra hội chứng Rubella bẩm sinh.
Trẻ dễ mắc hội chứng rubella bẩm sinh nếu như mẹ mang thai nhưng chưa tiêm vaccine phòng bệnh – Ảnh Internet
Các thống kê cho thấy những người phụ nữ mang thai mắc bệnh Rubella trong ba tháng đầu thai kỳ nguy cơ thai nhi bị mắc hội chứng Rubella bẩm sinh có thể lên tới 80%. Trong các tháng tiếp theo của thai kỳ, nguy cơ mắc hội chứng này giảm dần.
Như vậy, các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Rubella bẩm sinh bao gồm:
Video đang HOT
- Mẹ đang mang thai nhưng chưa tiêm phòng bệnh Rubella.
- Mẹ đang mang thai tiếp xúc với đối tượng bị Rubella.
2. Hội chứng Rubella bẩm sinh có nguy hiểm không?
Rubella có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết cần đặc biệt thận trọng đối với trường hợp đối tượng mắc Rubella là những người phụ nữ đang mang thai. Câu trả lời cho câu hỏi “Hội chứng Rubella bẩm sinh có nguy hiểm không?” là có, hội chứng này rất nguy hiểm bởi nó có thể gây ra nhiều dị tật và các vấn đề sức khỏe khác cho thai nhi.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng hội chứng Rubella bẩm sinh nguy hiểm nhất là thời kỳ tam cá nguyệt đầu tiên. Nguyên nhân là vì nếu bị mắc virus Rubella trong thời gian 3 tháng đầu thai kỳ, virus Rubella từ máu của mẹ chuyển qua nhau thai vào thai nhi trong giai đoạn khởi phát và toàn phát của bệnh. Lúc này, virus gây bệnh Rubella có khả năng phá hủy hay làm chậm sự phát triển của phôi thai và đây là nguyên nhân chính gây ra những dị tật bẩm sinh nguy hiểm cho thai nhi.
Cụ thể, các bà mẹ mắc Rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ, thai nhi có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh lên tới 50% đến 80%. Trong khi đó, ở giai đoạn 3 tháng tiếp theo, nguy cơ này chỉ còn khoảng 10% – 30%.
Hội chứng Rubella bẩm sinh có thể gây ra nhiều dị tật cho thai nhi – Ảnh Internet.
Trẻ bị mắc hội chứng Rubella bẩm sinh có nguy cơ cao bị một hoặc nhiều dị tật cùng lúc hoặc mắc các bệnh lý bẩm sinh như:
- Trẻ bị điếc: Đây là dị tật thường gặp nhất và là đặc điểm nổi bật của hội chứng Rubella bẩm sinh.
- Hở hẹp van tim, hẹp động mạch phổi..
- Bị những khuyết tật ở mắt: đục thủy tinh thể, bệnh lý ở võng mạc, tăng nhãn áp…
- Các dị tật về xương dài.
- Các dị tật liên quan tới não, phổi, cơ khớp như tật đầu nhỏ, bại não, dị dạng ở não.. chậm phát triển về tâm thần, thể lực
- Những bất thường ở các bộ phận như gan, lá lách…
Điều cần lưu ý là các dị tật này có thể không đe dọa tới tính mạng trẻ nếu điều trị tích cực. Tuy nhiên, khả năng gây tử vong hoàn toàn có thể xảy ra bởi đây là hội chứng đặc biệt nguy hiểm. Cụ thể, theo các số liệu thống kê có tới khoảng 20% trẻ nhiễm hội chứng Rubella bẩm sinh có thể dẫn đến tử vong.
Vì thế, các bác sĩ khuyến cáo với những trẻ được sinh ra từ bà mẹ bị nhiễm Rubella khi mang thai cần phải theo dõi một cách sát sao, phát hiện sớm các dị tật, để từ đó có các biện pháp khắc phục bệnh.
Mặt khác, những phụ nữ mang thai bị Rubella không có biện pháp điều trị để giảm bớt nguy cơ gây Hội chứng rubella bẩm sinh nên cách phòng tránh tốt nhất là tiêm chủng phòng bệnh Rubella để đảm bảo sức khỏe cho thai nhi.
Ngoài ra, với những đối tượng thai phụ không có kháng thể, cần phải đặc biệt chú ý chăm sóc sức khỏe, hạn chế tiếp xúc với những nguồn có thể lây nhiễm bệnh và chẩn đoán sớm khi có triệu chứng của bệnh Rubella.
Trên đây là những thông tin về thắc mắc hội chứng Rubella bẩm sinh có nguy hiểm không? Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp các bà bầu biết cách phòng tránh bệnh tốt nhất để có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.
Trước mang thai bao lâu cần tiêm vaccine phòng Rubella?
Mẹ bầu mắc Rubella có nguy cơ sảy thai, thai lưu, thai nhi có nguy cơ dị tật bẩm sinh nghiêm trọng. Vì vậy nên tiêm phòng trước khi mang thai.
Phụ nữ nên tiêm 1 mũi Sởi - Quai bị - Rubella (MMR) trước khi mang thai 3 tháng
Hỏi:
Tôi mới lập gia đình và dự kiến sinh con trong năm Tân Sửu. Tuy nhiên, tôi nghe nói virus Rubella rất nguy hiểm cho thai nhi, vậy khi nào cần tiêm phòng loại vaccine này, thưa bác sỹ?
Mai Linh (Hà Nội)
Trả lời:
Nhiễm virus Rubella gây hậu quả nghiêm trọng nhất khi người mẹ bị nhiễm bệnh sớm trong thai kỳ, đặc biệt là trong 12 tuần đầu. Rubella lây truyền qua đường hô hấp, thời gian ủ bệnh khoảng 2 - 3 tuần. Nhiễm Rubella ở mẹ thường không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ như: Đau đầu, viêm màng phổi và viêm hạch, sau đó là phát ban.
Nguy cơ lây truyền sang thai nhi, có tỷ lệ 90% nếu mẹ nhiễm trước 12 tuần; Từ 12 - 16 tuần, tỷ lệ còn 55% và sau 16 tuần, tỷ lệ còn 34%.
Mẹ bầu mắc Rubella có nguy cơ sảy thai hoặc thai lưu và thai nhi có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh nghiêm trọng. Nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh tùy thuộc tuổi thai lúc nhiễm: Tỷ lệ 90% nếu nhiễm trước 12 tuần; Từ 13 - 14 tuần, tỷ lệ giảm xuống còn 30 - 40%; Từ 15 - 16 tuần, tỷ lệ còn 20%; Sau 20 tuần thai nhi hiếm gặp dị tật.
Nếu thai nhi mắc hội chứng Rubella bẩm sinh (là tình trạng xảy ra ở em bé đang phát triển trong bụng bị lây từ mẹ bị nhiễm virus Rubella) sẽ có nguy cơ mất thính giác, mất khả năng học tập, dị tật tim và khiếm khuyết mắt. Nhiều khiếm khuyết và ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, mắt và tim chỉ xuất hiện khi lây nhiễm xảy ra trước 16 tuần trong thai kỳ. Các hậu quả khác bao gồm thai chậm phát triển, gan lách to, vàng da, ban xuất huyết giảm tiểu cầu, thiếu máu và phát ban.
Nhiều trẻ sơ sinh mắc hội chứng Rubella bẩm sinh gặp các biểu hiện muộn, bao gồm nội tiết - tiểu đường tuýp 2, điếc khởi phát muộn, dị tật mắt và các vấn đề về thần kinh. Bạn có thể tiêm 1 mũi Sởi - Quai bị - Rubella (MMR) trước khi mang thai 3 tháng.
Ai dễ mắc biến chứng của bệnh Rubella? Bệnh Rubella hầu hết đều lành tính khi mắc phải. Tuy nhiên, đôi khi các biến chứng của bệnh Rubella cũng có thể xảy ra như viêm khớp, viêm màng não - viêm não, giảm tiểu cầu,... Các đối tượng dễ mắc biến chứng của bệnh bao gồm phụ nữ, trẻ em và phụ nữ mang thai những tháng đầu của thai kỳ....