Hội chứng Cushing bệnh lý thường gặp
Hội chứng Cushing là một bệnh lý nội tiết do rối loạn chức năng vỏ tuyến thượng thận, gây tăng mạn tính hormon glucocorticoid không kìm hãm được.
Đây là bệnh lý nội tiết khá thường gặp trong lâm sàng. Thường gặp ở nữ tuổi 25 – 40 tuổi. Ở trẻ em thường gọi là bệnh rối loạn sinh dục thượng thận.
Các nguyên nhân thường gặp
Ngày nay, với sự hiểu biết nhiều về bệnh hội chứng Cushing được phân nhiều loại, mỗi loại lại có nguyên nhân khác nhau.
Bệnh Cushing: là bệnh do u tuyến yên tăng tiết ACTH (là tên viết tắt của hormone kích vỏ thượng thận adrenocorticotropic hormone) gây quá sản thượng thận 2 bên. U tuyến yên thường là dạng adenoma chiếm hơn 90%, kích thước thường nhỏ 1cm. Có thể có triệu chứng đau đầu, bán manh, nhìn mờ khi khối u to gây chèn ép giao thoa thị giác. Xét nghiệm Cortiosol huyết tăng và mất nhịp tiết ngày đêm. ACTH tăng.
Hội chứng Cushing (hội chứng không phụ thuộc ACTH): nguyên nhân do u tế bào lớp bó vỏ thượng thận tăng tiết cortisol, thường là lành tính, u một bên thượng thận, ung thư thượng thận thường ít gặp hơn nhưng rất nặng và tiến triển nhanh với các triệu chứng rầm rộ, quá sản nốt thượng thận ít gặp chỉ phát hiện được khi chụp MRI thượng thận. Xét nghiệm Cortisol huyết thanh lúc đói tăng và mất nhịp tiết ngày đêm, ACTH giảm.
Hội chứng tăng tiết ACTH ngoại sinh: đây là một biểu hiện nội tiết của bệnh lý ác tính thường là ung thư phổi tế bào nhỏ, ung thư gan nguyên phát, ung thư dạ dày…
Hội chứng giả Cushing (Cushing do thuốc): đây là hậu quả của tình trạng lạm dụng thuốc corticoid kéo dài không có kiểm soát. Thường gặp trong các bệnh lý cơ xương khớp, bệnh lý về máu, hen phế quản… đặc biệt, trong thời gian gần đây, 1 số bệnh nhân sử dụng thuốc đông y không rõ nguồn gốc, tên chế phẩm corticoid tại phòng khám tư nhân nhằm giảm đau, chống dị ứng nhưng lạm dụng liều lượng. xét nghiệm Cortisol huyết thanh giảm, có tiền sử dùng Corticoid. (Prednisolon, dexamethasone, K-Cord, Medrol…). Đây là hội chứng thường gặp nhất trong lâm sàng và biến chứng nặng nề như suy thượng thập cấp, suy kiệt rối loạn điện giải nặng, nhiễm trùng cơ hội…đa số là do người bệnh bỏ thuốc đột ngột dẫn tới nồng độ cortisol huyết thanh giảm trong khi đó vỏ thượng thận bị ức chế bởi glucocorticoid ngoại lai chưa kịp hồi phục.
Biểu hiện lâm sàng
Cushing là bệnh lý được đặt tên theo nhà khoa học đã tìm ra bệnh. Ông đã mô tả một hội chứng đặc trưng béo trung tâm (béo thân), mặt tròn đỏ, u mỡ sau gáy; rậm lông mi, tóc mai, râu, ria mép ở nữ, tóc sau gáy; tăng huyết áp, trứng cá ở mặt, lưng; rạn da màu tím đỏ, sờ vào thấy mịn như lụa và lõm dưới mặt da. Vị trí thường gặp ở vùng bụng dưới hai bên, mặt trong của đùi 2 bên, khoeo chân, nếp lằn nách, lưng; tăng cân, mệt mỏi, mất kinh ở nữ, âm vật to; rối loạn tâm lý, yếu cơ gốc chi, loãng xương, sỏi thận, đái tháo đường.
Video đang HOT
Hội chứng giả Cushing do sử dụng cortoicoid tổng hợp, có các biểu hiện lâm sàng tương tự với u thượng thận vỏ nhưng có thể phân biệt nhờ khai thác tiền sử và xét nghiệm. Hội chứng này cũng có các biểu hiện yếu cơ, teo cơ, nhanh mệt, loãng xương các vết rạm da màu tím và dễ bầm tím. Loãng xương có thể gây xẹp đốt sống và gẫy xương hệ thống. Giảm chất khoáng trong xương.
Tăng sản xuất glucose ở gan và đề kháng insulin gây rối loạn Glucose máu. ĐTĐ lâm sàng gặp ở hơn 20% bệnh nhân. Tăng glucocorticoid gây tích tụ mỡ ở những vị trí đặc biệt như ở mặt, hay còn gọi là “mặt tròn như mặt trăng”; ở giữa 2 xương bả vai; tích tụ mỡ trên xương đòn và ở mạc treo ruột gây béo thân. Hiếm khi có tụ mỡ ở trung thất và ở xương ức. Lý do tích tụ mỡ ở các vị trí đặc biệt còn chưa rõ nhưng liên quan đến đề kháng insulin và tăng insulin máu. Tăng huyết áp thường gặp, thay đổi về tâm thần có thể nặng từ dễ kích thích, tính tình không ổn định đến trầm cảm nặng, rối loạn hành vi thậm trí biểu hiện tâm thần rõ. Ở nữ, tăng androgen có thể gây trứng cá, rậm lông, thưa kinh hoặc mất kinh. Một số biểu hiện do tăng glucocorticoid như: béo phì, tăng huyết áp, loãng xương và ĐTĐ nhưng không đặc hiệu, nên ít có giá trị trong chẩn đoán. Các biều hiện như: dễ bầm tím, vết rạm da mầu tím, yếu – teo cơ (mặc dù ít gặp) là các biểu hiện khá đặc trưng gợi ý hội chứng Cushing.
Ngoại trừ hội chứng Cushing do thuốc, nồng độ cortisol máu và nước tiểu tăng, đôi khi có hạ K, Cl máu và nhiễm kiềm chuyển hóa, đặc biệt ở bệnh nhân cường tiết ACTH lạc chỗ.
Phân biệt hội chứng Cushing với các bệnh khác
Cần phân biệt với béo phì, trầm cảm và bệnh cấp tính: béo phì nặng ít gặp trong hội chứng Cushing; béo phì thường ở toàn thân chứ không phải béo thân. Bài tiết cortisol niệu bình thường hoặc tăng nhẹ, nồng độ cortisol máu bình thường. Bệnh nhân trầm cảm thường có cortisol niệu tăng nhẹ, rối loạn nhịp ngày đêm, không có biểu hiện lâm sàng của hội chứng Cushing. Bệnh nhân có bệnh cấp tính thường có bất thường về xét nghiệm và không ức chế được bằng dexxamethasone vì các stress chính (như sốt, đau) đã phá vỡ điều chỉnh bài tiết ACTH.
Hội chứng Cushing do thuốc do sử dụng corticoid: Nồng độ cortisol máu ở thấp do trục tuyến yên – thượng thận bị ức chế. Cushing do thuốc thường liên quan đến: tổng liều corticoid sử dụng, thời gian bán hủy của thuốc, thời gian điều trị và thời gian sử dụng thuốc trong ngày. Bệnh nhân sử dụng cortisoid buổi chiều hoặc buổi tối dễ bị Cushing hơn chỉ dùng corticoid chỉ 1 lần buổi sáng.
Điều trị bệnh
Điều trị Cushing hiệu quả cần xác định được nguyên nhân gây bệnh.
Hội chứng cushing: (u thượng thận) phẫu thuật nội soi lấy u đã thành thường quy. Trước và sau điều trị phải điều trị tích cực huyết áp, kiểm tra chặt chẽ nồng độ cortisol huyết và điện giải đồ để bồi phụ kịp thời tránh suy thượng thận cấp.
Bệnh Cushing: đối với trường hợp phát hiện khối u, đa số trường hợp phẫu thuật thành công. Những khối u nhỏ khó phát hiện thì bước đầu điều trị nội khoa để giảm triệu chứng cho bệnh nhân và triển khai các kỹ thuật cao hơn nhằm phát hiện chính xác khối u.
Hội chứng Cushing do thuốc: phải điều trị nguyên nhân và sử dụng thuốc không có nguồn gốc corticoid thay thế. Trong trường hợp phải dùng glucocorticoid, phải dùng theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc, khi phát hiện mắc hội chứng Cushing do thuốc phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa nội tiết để áp dụng biện phải giải độc glucocorticoid, tránh suy thượng thận cấp gây nguy hiểm đối với tính mạng người bệnh.
PGS.TS. Đỗ Trung Quân (Chủ tịch Hội Nội tiết – ĐTĐ Hà Nội)
Theo SK&ĐS
Những vấn đề sức khỏe khiến nỗ lực giảm cân của bạn trở thành công cốc
Cứ tự hỏi vì sao mình đã rất cố gắng nhưng cân nặng lại không xê dịch xuống chút nào. Hóa ra nguyên nhân lại đến từ một trong những bệnh lý sau đây.
Rất nhiều người thường tự hỏi rằng, họ đã rất cố gắng kiểm soát việc ăn uống và tập luyện đều đặn nhưng cân nặng vẫn không có dấu hiệu thay đổi. Trên thực tế, không phải cứ ăn nhiều hay lười vận động mới dẫn đến tình trạng béo phì, thừa cân. Bởi nguyên nhân khiến nỗ lực giảm cân của bạn trở thành công cốc có thể là do một trong những vấn đề sức khỏe dưới đây.
Tiểu đường loại 2
Bệnh tiểu đường loại 2 xuất phát từ quá trình rối loạn hấp thụ insulin trong cơ thể. Do đó, nó cũng trở thành một trong những nguyên nhân khiến bạn không thể kiểm soát được cân nặng của mình. Đáng lo hơn, bệnh này thường có dấu hiệu nhận biết rõ ràng và chỉ có thể phát hiện thông qua xét nghiệm máu. Chính vì vậy, bạn nên chủ động đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh kịp thời và kiểm soát bệnh từ sớm.
Gặp căng thẳng, lo âu quá mức
Những người luôn xoay vòng vòng trong hàng tá công việc mỗi ngày thường có nồng độ hormone cortisol trong cơ thể rất cao. Cortisol là một hormone được sản xuất từ các tuyến thượng thận, chịu trách kiểm soát sự trao đổi carbs và tham gia vào phản ứng stress.
Nếu cơ thể bạn dư thừa cortisol thì nó sẽ làm tăng lượng adrenaline trong cơ thể. Lúc này, cortisol sẽ chuyển hóa năng lượng thành chất béo và lưu trữ nó trong cơ thể, từ đó khiến bạn tăng cân, dư thừa nhiều mỡ.
Hội chứng buồng trứng đa nang
Khi bạn thấy mình tăng cân mất kiểm soát, đi kèm với đó là tình trạng kinh nguyệt thất thường hàng tháng và thường xuyên bị đau nửa đầu thì nguyên nhân có thể là do bạn đã mắc hội chứng buồng trứng đa nang. Hội chứng này có thể gây mất cân bằng hormone và khiến bạn tăng cân nhanh chóng. Để cải thiện tình trạng bệnh, bạn nên thay đổi chế độ ăn, tập luyện thường xuyên và tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn điều trị cụ thể.
Hội chứng Cushing
Ngoài hội chứng buồng trứng đa nang thì hội chứng Cushing cũng là một chứng bệnh có thể gây ảnh hưởng tới số cân nặng của bạn. Những người mắc hội chứng này thường có vùng mỡ ở bụng rất lớn, phần cổ, hay chân tay cũng phình to hơn người bình thường. Trong trường hợp thấy cơ thể sưng phù khác lạ, bạn nên nhanh chóng đi khám để tìm cách khắc phục bệnh sớm.
Suy giảm chức năng tuyến giáp
Tình trạng rối loạn chức năng tuyến giáp cũng có thể gây ảnh hưởng tới cân nặng của bạn. Khi cơ thể thiếu hormone tuyến giáp, quá trình trao đổi chất sẽ bị đình trệ và khiến bạn khó giảm cân. Nếu thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, đi kèm với đó là các dấu hiệu như khô da, móng tay dễ gãy, tóc rụng nhiều, hay bị buồn nôn, táo bón... thì nguyên nhân có thể là do bạn đang bị suy giáp. Khi gặp phải những dấu hiệu này, hãy nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được chữa trị sớm bạn nhé!
Có khối u ở tuyến yên
U tiết prolactin (prolactinoma) là một loại u tuyến yên lành tính ở não, có thể làm sản sinh nhiều hormone prolactin. Khi bạn dư thừa quá nhiều loại hormone này, mỡ thừa sẽ dễ tích tụ lại ở phần ngực và vai. Vì vậy, ngay khi thấy có sự thay đổi lớn ở cả hai vùng này, đi kèm với triệu chứng suy giảm thị lực, đau đầu... thì bạn nên nhanh chóng tới gặp bác sĩ nội tiết để được chữa trị kịp thời.
Theo Helino
Bụng trướng to do chữa đau khớp bằng thuốc chứa corticoid Người đàn ông ở Bình Phước bị suy kiệt, bụng trướng to, phải nhập viện. Ảnh minh họa Nam bệnh nhân 76 tuổi quê Bình Phước đến khám Bệnh viện Hoàn Mỹ Vạn Phúc 1 ngày 16/4 với triệu chứng bụng trướng to, yếu mệt, nôn ói nhiều, rối loạn đi tiêu. Người bệnh được chẩn đoán nhiễm trùng tiêu hóa, theo dõi...