Hội chợ đặc sản vùng miền 2020: Cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận thương mại điện tử
Trong bối cảnh dịch Covid-19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất, kinh doanh, Hội chợ đặc sản vùng miền 2020 là cơ hội để các đơn vị tiêu thụ sản phẩm, đồng thời giúp DN đa dạng hóa các giải pháp kết nối, khai thác thị trường thông qua các sàn thương mại điện tử.
Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư – Thương mại – Du lịch Hà Nội (HPA) Nguyễn Thị Mai Anh
Đó là khẳng định của Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư – Thương mại – Du lịch Hà Nội (HPA) Nguyễn Thị Mai Anh khi nói về Hội chợ đặc sản vùng miền 2020 diễn ra tại Trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Royal City từ ngày 25 – 29/11/2020.
Hội chợ đặc sản vùng miền đã trở thành một sự kiện thường niên của TP Hà Nội, trong những kỳ tổ chức trước, sự kiện đã thu được kết quả ra sao, thưa bà?
- Hội chợ đặc sản vùng miền sau 5 lần tổ chức đã tạo được nhiều kết quả khả quan như: Doanh số bán hàng, hợp đồng cung ứng tiêu thụ sản phẩm của các DN tăng trưởng qua mỗi kỳ. Đặc biệt, trong 2 kỳ tổ chức gần đây (2018 – 2019), lượng khách hàng đến tham quan, giao dịch, mua sắm tại hội chợ luôn đạt mức 80.000 – 90.000 lượt. Các DN sản xuất, bán lẻ tham dự sự kiện đã ký kết hơn hơn 350 hợp đồng đại lý, phân phối, cung ứng sản phẩm. Với những thành công đó, hơn 90% DN mong muốn tiếp tục tham gia các kỳ hội chợ tiếp theo.
Trong kỳ tổ chức lần này, Hội chợ đặc sản vùng miền đã thu hút được bao nhiêu DN và tỉnh, thành tham gia?
- Có thể nói qua các kỳ tổ chức, hội chợ không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng và quy mô và đã trở thành sự kiện xúc tiến thương mại uy tín để DN và các địa phương quảng bá sản phẩm đặc sản tới người tiêu dùng; đồng thời tham gia chuỗi cung ứng, tiêu thụ hiệu quả tại thị trường Thủ đô và phục vụ xuất khẩu.
Doanh nghiệp Hà Nội và các tỉnh kết nối giao thương cung – cầu tại hội chợ đặc sản vùng miền 2019.
Trong các kỳ tổ chức trước đây, hội chợ chỉ có quy mô 200 gian hàng, thì năm 2020, quy mô hội chợ đã lên tới gần 300 gian hàng, thu hút sự tham gia của hơn 200 DN Việt Nam đến từ 60 tỉnh, thành trong cả nước. Trong đó, lần đầu tiên có 54 tỉnh, TP trực tiếp tham gia tổ chức “Gian hàng đặc sản” địa phương tại hội chợ.
Video đang HOT
Nhằm hỗ trợ các tỉnh quảng bá sản phẩm và để người tiêu dùng dễ dàng tìm thấy mặt hàng ưa thích, hội chợ được thiết kế, dàn dựng thể hiện hình ảnh các vùng miền, khu vực và tổ chức thành các khu chuyên biệt như: Khu gian hàng đặc sản thương hiệu vùng miền; khu nghệ thuật thực phẩm; khu chợ quê; khu không gian chè và cà phê; khu giao thương của các DN… Các sản phẩm đặc trưng của các vùng, miền quy tụ tại chương trình lần này gồm: Thủy hải sản, bánh kẹo, chè, cà phê, hoa quả tươi, đồ uống, thực phẩm chế biến, nông sản, nhóm sản phẩm gia vị…
Trong thời gian diễn ra hội chợ, các nghệ nhân sẽ trình diễn thưởng trà vùng Tây Bắc, quy trình sao tẩm chè sạch từ các vùng chè nổi tiếng và giới thiệu văn hóa trà; Trình diễn ẩm thực các vùng miền; Trình diễn, quảng bá thương hiệu đặc sản trái cây, cam (Cao Phong, Hà Giang, Hàm Yên), xoài Cao Lãnh, cà phê (Buôn Ma Thuật), sâm Ngọc Linh (Quảng Nam)…
Hội chợ đặc sản vùng miền là một trong những hoạt động trọng tâm của TP Hà Nội hỗ trợ DN quảng bá sản phẩm, kết nối cung cầu qua đó khai thác thị trường nội địa hậu Covid-19. Vậy hoạt động kết nối cung cầu sẽ được tổ chức như thế nào trong thời gian diễn ra hội chợ?
- Nhằm tăng cường các hoạt động xúc tiến, hỗ trợ DN mở rộng, đa dạng các kênh phân phối, tiêu thụ sản phẩm, trong thời gian diễn ra hội chợ, HPA phối hợp Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) triển khai tư vấn, hỗ trợ DN kết nối với các sàn thương mại điện tử như Sendo, Tiki, Voso… Qua đó mở ra cơ hội cho các DN tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, từ đó tìm kiếm những khách hàng mà trước đây đối với kênh truyền thống, DN sản xuất bị giới hạn về không gian, thời gian. Ngoài ra, HPA còn tổ chức Hội nghị “Giao thương kết nối cung cầu hàng hóa giữa Hà Nội và các tỉnh, TP năm 2020″. Hội nghị nhằm tạo điều kiện cho các cơ sở, DN sản xuất, phân phối trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh, TP gặp gỡ, tìm hiểu thông tin thị trường, kết nối cung cầu hàng hóa, phát triển hệ thống phân phối, phục vụ nhu cầu tiêu dùng thị trường trong nước, xuất khẩu.
Có thể nói đây là một trong những chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm thực hiện liên kết Hà Nội với cả nước nhằm hỗ trợ DN quảng bá sản phẩm đặc sản vùng, miền đến người tiêu dùng, qua đó khai thác thị trường nội địa.
Theo bà, DN các tỉnh, thành cần phải làm gì để xây dựng thương hiệu, quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm?
- Mặc dù các tỉnh, thành đều có sản phẩm đặc sản đặc trưng. Tuy nhiên, các sản phẩm này còn những hạn chế nhất định trong việc quảng bá, xây dựng thương hiệu, chất lượng, mẫu mã… Để khắc phục những nhược điểm này, các DN, cơ sở sản xuất cần nâng cao chất lượng sản phẩm theo hướng đầu tư hệ thống sản xuất hợp quy chuẩn được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý, xuất xứ hàng hóa. Đồng thời, cải tiến chất lượng mẫu mã, bao bì theo từng nhóm đối tượng khách hàng, có tính thẩm mỹ cao, trước mắt tập trung xây dựng, phát triển thương hiệu tại thị trường nội địa. Khi đã có đầy đủ kinh nghiệm và xây dựng được mối liên kết với các DN xuất khẩu mới đưa sản phẩm ra thị trường quốc tế.
Để tiêu thụ sản phẩm đặc sản vùng miền đòi hỏi sự liên kết giữa nhà bán lẻ với đơn vị sản xuất. Vậy thời gian tới, HPA sẽ có những hoạt động gì để hỗ trợ DN các tỉnh khai thác thị trường nội địa tiêu thụ sản phẩm?
- Ngoài việc tổ chức hội chợ thường niên vào dịp cuối năm tại Hà Nội, để có thể quy tụ sản phẩm đặc sản của các địa phương đến với thị trường Thủ đô, HPA còn phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương các tỉnh tổ chức các cuộc giao thương kết nối trực tiếp giữa DN Hà Nội và DN các tỉnh. Tại hội chợ lần này, HPA đã triển khai công tác kết nối trước, gửi thông tin sản phẩm, DN các tỉnh đến hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, chợ… để DN bán lẻ Hà Nội tìm hiểu và ký kết hợp đồng trực tiếp nếu có nhu cầu. Chẳng hạn trong thời gian diễn ra hội chợ, HPA phối hợp với Tập đoàn VinGroup để triển khai chương trình kết nối các địa phương nhằm quảng bá, giới thiệu phẩm đặc sản vùng miền tại 79 trung tâm thương mại tại 43 tỉnh, thành trong cả nước.
Trong vòng 24 giờ, người Việt chi tới 2.500 tỷ đồng để mua hàng qua mạng
Việt Nam có trên 59,4 triệu người dùng internet, chiếm 66% dân số và khoảng 44,8 triệu dân từng tham gia mua sắm trực tuyến ít nhất 1 lần trong năm.
Riêng trong ngày Online Friday năm 2019, người Việt đã chi hơn 2.500 tỷ đồng để mua hàng trong 24 giờ với hơn 3 triệu đơn hàng được đặt online.
Theo Bộ Công thương, thị trường TMĐT bán lẻ tăng trưởng nhanh chóng từ 2,2 tỷ USD năm 2013 lên 10,08 tỷ USD năm 2020, đóng góp 4,9% doanh thu bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng cả nước. 71% doanh nghiệp đã thiết lập kênh TMĐT, ứng dụng các phương pháp mới để cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát nhằm gia tăng doanh số bán hàng.
Google cũng cho rằng, người tiêu dùng Việt Nam ngày càng tích hợp các dịch vụ kỹ thuật số vào cuộc sống hàng ngày của mình và có những lựa chọn khác nhau khi khám phá nhiều kênh trên hành trình mua hàng. 83% người Việt Nam dành nhiều thời gian hơn để nghiên cứu sản phẩm trực tuyến trước khi mua hàng.
83% người Việt Nam dành nhiều thời gian hơn để nghiên cứu sản phẩm trực tuyến trước khi mua hàng.
Trong dịp mua sắm ngày độc thân 11/11 vừa qua, hàng triệu đơn hàng đã được người mua chốt trên các sàn thương mại điện tử. Thống kê từ Tiki cho biết, doanh số trong ngày 11/11 năm nay tăng gấp 3 lần so với năm ngoái và tăng gấp 7 lần so với ngày thường, tổng đơn hàng cũng tăng khoảng 5 lần.
Ngoài ra, Shopee cũng có hơn 200 triệu sản phẩm được bán hết trong ngày 11/11 năm nay, tăng gấp khoảng 10 lần so với ngày thường. Tương tự, Lazada Việt Nam cũng chia sẻ, họ thu hút khoảng 10 triệu lượt xem đại nhạc hội super show.
Tổng giá trị giao dịch hàng hóa trong 24 giờ diễn ra Online Friday năm 2019 ước đạt trên 2.500 tỷ đồng với hơn 3 triệu đơn hàng.
Chưa dừng lại ở đó, chương trình Online Friday diễn ra trong ngày thứ 6 đầu tiên của tháng 12 cũng là một trong những sự kiện mua sắm online được nhiều người quan tâm nhất trong năm.
Trong năm 2019, chương trình Online Friday đã thu hút sự tham gia của 3.840 doanh nghiệp với hơn 95.000 mặt hàng, sản phẩm chính hãng. Tổng giá trị giao dịch hàng hóa trong 24 giờ ước đạt trên 2.500 tỷ đồng với hơn 3 triệu đơn hàng.
Năm nay, sự kiện này sẽ được tổ chức trực tuyến trên 12 hệ thống nền tảng số và ứng dụng mạng xã hội khác nhau như Facebook, TikTok, Sendo... với các sản phẩm giảm giá tới 100%. Chương trình cũng kỳ vọng sự góp mặt của trên 10.000 website, doanh nghiệp với đa dạng ngành hàng và lĩnh vực.
Người tiêu dùng mong chờ những ngày mua sắm online để được hưởng ưu đãi tối đa khi mua sắm.
Đặc biệt, người tiêu dùng có thể tham gia săn voucher giảm giá, miễn phí vận chuyển hoặc quà tặng độc quyền thông qua các hoạt động tương tác liên tục được tổ chức tại nhiều địa điểm khác nhau cho sự kiện "60 giơ mua sắm trực tuyến Việt Nam" diễn ra từ 0h00 ngày 04/12 đến 12h00 ngày 06/12/2020.
Theo ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục TMĐT & KTS (Bộ Công Thương), mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nền kinh tế Việt Nam trong năm 2020 vẫn đánh dấu mức tăng trưởng an toàn và ấn tượng. Trong đó, TMĐT có sự đóng góp đáng kể.
"Điều này phần nào phản ánh quy luật cung và cầu ổn định xuyên suốt trên thị trường. Người dân vẫn duy trì nhu cầu mua sắm phục vụ đời sống, trong khi đó, các doanh nghiệp không ngừng thích ứng với hoàn cảnh kinh doanh mới", ông Hải cho hay.
Khởi động Ngày hội mua sắm trực tuyến lớn nhất Việt Nam Online Friday 2020 Ngày hội mua sắm trực tuyến Việt Nam (Online Friday) 2020 với chủ đê "Siêu sao siêu sale" được Bộ Công thương chính thức kích hoạt vào ngày 19/11. Ngày hội mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday là chương trình mua sắm trực tuyến lớn nhất Việt Nam do Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì, Cục Thương mại...