Hỏi 1m50 nên mặc gì cho đẹp, shop online tư vấn siêu gắt khiến dân mạng lập tức chia phe
Một số người cho rằng câu trả lời của shop quá đáng vô cùng nhưng cũng có ý kiến thoải mái nhận xét đó chỉ là một câu nói đùa. Nếu bị rơi vào tình huống tương tự, bạn ủng hộ suy nghĩ nào?
Khách đòi xem ảnh thật sản phẩm, nam chủ shop online chơi trội tự mặc đầm cánh cụp cánh xòe, chụp gửi khách luôn Sắp Tết đến nơi rồi, các chủ shop online điểm mặt 1001 kiểu khách mà ai cũng muốn tránh Màn đáp trả đích đáng của các chủ shop online với cơn ác mộng “cộc lốc, vô duyên” mang tên “thượng đế”
Có câu khách hàng là thượng đế.
Khi mua sắm online, các “thượng đế” lại càng có nhiều đặc quyền hơn nữa, ví dụ như bạn có thể ngồi tại nhà chọn đồ, không cần đi đâu xa cứ đợi shipper mang hàng đến, thoải mái đặt những câu hỏi với người bán hàng (cho đến khi nào tìm được món đồ ưng ý) mà chẳng sợ bị đốt vía như bên ngoài nếu chẳng may không mua được.
Nhưng khoan, viễn cảnh tươi đẹp đó là khi bạn chưa gặp phải một chủ shop/ người tư vấn có tính cách khó tả.
Ừ thì cũng một câu hỏi ấy thôi nhưng nếu xui, bạn có thể nhận được những câu trả lời kiểu tát nước vào mặt, đòi phải có chủ vị đầy đủ, chơi chữ thâm thúy khiến bạn muốn lên tăng xông khi còn chưa mua được đồ.
Mới đây, một khách hàng đã rơi vào tình huống sấp mặt tương tự.
Người này đã đăng đoạn hội thoại khó đỡ của mình và một người tư vấn ở shop online lên MXH hút nhiều sự quan tâm. Bài viết có hơn 65k like và rất nhiều bình luận chia sẻ quan điểm đối lập.
Lùn thì có tội à, huhu!
Cụ thể, khách hàng đặt câu hỏi: “Shop tư vấn cho em, 1m50 thì nên mặc gì cho đẹp” (biểu tượng mặt cười thân thiện). Người đại diện cửa hàng đáp lại rằng: “Cao 1m5 tốt nhất nên mặc cảm”.
Lời đáp trả khiến dân tình lập tức chia phe. Những “nấm lùn” đồng cảnh ngộ bị chạm trúng nỗi đau lập tức “xù lông” phản pháo. Cho rằng câu trả lời của chủ shop vừa vô tâm vừa tàn nhẫn với khách hàng. Đã thế, không rep inbox còn hơn!
“Mình chẳng thấy mặc cảm chỗ nào cả. Mình chuẩn 1m5 không lệch 1mm nào luôn.
Video đang HOT
Bà cùng phòng mình cao hơn 1m7, đi mua quần áo giày dép thấy khó khăn vô cùng luôn, suốt ngày bả kêu như mày mặc gì cũng được”, Kim Thùy tự tin dù mình cao 1m50.
“Chủ shop này mà gặp mình chắc mình cũng chửi lại. 1m50 có gì mà mặc cảm? Không tư vấn được tử tế thì đừng nói còn hơn”, Thảo Vy bức xúc.
“Cho đến hôm nay mình đã biết mình nên mặc gì thay vì phải bỏ thời gian hằng ngày để suy nghĩ nên mặc gì…”, Trang Hà nói pha chút giận dỗi.
1m50 là phải mặc cảm ư? (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, dưới góc nhìn của những người hài hước họ thấy rằng chủ shop chỉ đang troll khách hàng của mình một chút thôi, có thể là không có ý “dìm hàng” chiều cao như mọi người đang nghĩ.
Mới xem hai câu trong một đoạn hội thoại thì còn quá sớm để kết luận và lên án ai đó.
Một chủ shop online cũng chia sẻ câu chuyện cô bạn từng đùa với khách hàng nhưng bị người này giận và chặn nick Facebook luôn: “ Hôm bữa có đứa bảo người nó y như cái bánh tét thì nên mặc gì?
Mình bảo nó là đã giống cái bánh tét thì lấy lá chuối quấn lại rồi lấy lạt mà buộc vào. Xong nó chặn nick mình luôn không nói chuyện được nữa. Mình chỉ nói vui chút thôi nhưng bạn ấy nhạy cảm quá”.
Đúng là chỉ 1 câu nói thôi nhưng qua góc nhìn của từng người, ý nghĩa của chúng lại trở nên vô cùng khác nhau.
Câu chuyện tư vấn bán hàng này lại khiến chúng ta nhớ đến nhiều tình huống đáp trả từ hài hước đến cao tay thậm chí là gây thị phi giữa chủ shop và khách hàng được dân mạng lan truyền trên MXH trước đây.
Câu chuyện hỏi mua hàng phải đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ của Trương Hoàng Mai Anh từng thu hút không ít sự chú ý.
Chủ shop trả lời siêu mặn.
Ừ thì troll nhau một chút không bạn?
Bán hàng online quan trọng nhất là thần thái.
Theo soha.vn
Đổi trả khi mua sắm trực tuyến: Làm sao lấy lòng người tiêu dùng?
Theo khảo sát của Lazada gần đây với 469 người tiêu dùng mua hàng trực tuyến thì có đến 82% ý kiến chia sẻ sự nghi ngại về chất lượng của sản phẩm.
Sự nghi ngại này càng tăng cao khi một số trang mua sắm hạn chế việc đổi trả hoặc áp dụng chính sách đổi trả giới hạn và tốn phí.
Mua online không vừa ý, chỉ biết "giải tỏa" trên mạng xã hội
Thay vào việc đến các cửa hàng truyền thống để mua sắm thì ngày nay, nhiều người chọn hình thức mua sắm online bởi vì tính tiện lợi của nó. Tuy vậy, các vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm, lỗi khi giao hàng lại mang đến cho người dùng những trải nghiệm không hay khi mua sắm qua mạng.
Những lúc này, một số người lại chọn việc trút giận lên mạng xã hội thay vì liên hệ trang mua sắm để yêu cầu đổi trả. Có rất nhiều nguyên nhân để lý giải hiện tượng này, chẳng hạn việc cảm thấy rườm rà, phức tạp trong thủ tục đổi trả, thậm chí là bị mất phí và không thể đổi trả; một số khác lại mặc định, chưa chắc gì sản phẩm đổi sẽ tốt hơn...
Ngay lúc này, việc "làm dữ" trên mạng xã hôi như Facebook là lựa chọn vô cùng hợp lý, đặc biệt là trên Facebook của trang mua sắm. Thậm chí, với những người mua hàng có số bạn bè và lượt theo dõi lớn trên Facebook thì việc thông tin được lan nhanh và chia sẻ rộng rãi, cũng khiến trang bán hàng phải đau đầu.
Anh Lê Anh Tín (Q.5, TP.HCM), một người từng trải nghiệm dịch vụ đổi trả của một trang bán hàng cho hay: "Không phải tự nhiên mà mình "tố" đơn vị bán hàng online lên Facebook mà thật sự hiện nay dịch vụ đổi trả của một số trang mua sắm hiện nay hình như chỉ làm cho có. Một lần, mình có mua một chiếc áo sơ mi giảm giá size M nhưng lại bị giao nhầm thành size L, mình có liên hệ vào hotline chăm sóc khách hàng của trang bán hàng nhưng máy cứ báo bận, hoặc không thì đến khi kết nối được thì chuyển vòng vèo, sau khi xác nhận là được đổi thì lại bảo mình phải trả thêm phí vận chuyển vì... ở xa quá (?!). Xác định giá trị món hàng không bao nhiêu, cũng không nghĩ sẽ mua hàng thêm lần thứ hai nên mình đăng lên mạng xã hội để mọi người "cảnh giác" luôn thể."
Đổi trả hàng miễn phí: lời đáp cho bài toán niềm tin khách hàng?
Song song với nhiều lợi ích như: có thể mua sắm mọi lúc mọi nơi, không gian riêng tư, tiết kiệm thời gian, dễ so sánh về giá, mua hàng giá rẻ... thì bên cạnh đó mua sắm online vẫn còn tồn tại những vấn đề cần khắc phục, đặc biệt là trong dịch vụ đổi trả.
Thực tế hiện nay, hầu hết các sàn TMĐT đều đầu tư cung cấp dịch vụ đổi trả nhưng vẫn còn nhiều giới hạn về quy định mặt hàng được đổi trả, thời gian đổi trả, chi phí vận chuyển... đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp TMĐT không ít trong việc chinh phục hoàn toàn người tiêu dùng trong trong quá trình trải nghiệm mua sắm online.
Rất khó để phủ nhận rằng mỗi khi phát sinh đơn hàng đổi trả, không chỉ tiêu tốn chi phí để kiểm tra từng trường hợp, mà còn về việc phụ phí để thực hiện hoàn trả, thay thế sản phẩm và vận chuyển nên việc thu thêm phí hay kéo dài thời gian đổi trả là điều dễ hiểu.
Vì vậy, chất lượng dịch vụ sẽ là công thức "xoa dịu" và "phục hồi" lòng tin của khách hàng khi họ đã không hài lòng về sản phẩm và có nhu cầu đổi trả. Thêm vào đó, một dịch vụ đổi trả miễn phí, dễ dàng mang đến cảm giác yên tâm ngay cá trước khi quyết định mua sản phẩm.
Nắm bắt được vấn đề, Lazada ra mắt chính sách: "Đổi trả tận nhà, hoàn tiền tận túi". Có thể nói đây là đơn vị tiên phong và duy nhất áp dụng hình thức này tại Việt Nam với mong muốn biến TMĐT thành một kênh "bán hàng thông thường" như những kênh bán hàng khác như mua hàng ở chợ, cửa hàng tạp hóa hay mua ở siêu thị - nơi người tiêu dùng có sự tin cậy tuyệt đối với người bán về khả năng được đổi trả hàng sau khi mua.
Với dịch vụ này, khi chưa hài lòng về sản phẩm, khách hàng có thể yêu cầu Lazada đến tận nơi lấy hàng cần đổi trả và có thể thay đổi linh động địa chỉ, thời gian để thuận tiện cho khách hàng. Trường hợp không đồng ý đổi hàng, khách hàng sẽ được hoàn tiền.
Rõ ràng, chính sách này sẽ tiêu tốn một khoản phí vận hành khá lớn cho Lazada, nhưng theo như ông Alexandre Dardy, Giám đốc điều hành của Lazada Viêt Nam thì: "Việc đổi trả là một "rủi ro" nằm ngoài dự tính của khách hàng lẫn doanh nghiệp nhưng trách nhiệm khắc phục vẫn thuộc về chúng tôi. Lazada chấp nhận đầu tư để tạo lòng tin ở người tiêu dùng mua sắm trực tuyến."
Về phía người tiêu dùng, xin có lời khen dành cho Lazada vì những nỗ lực vì "thượng đế" của mình, góp phần xóa những lỗ hỏng còn tồn tại trong dịch vụ đổi trả hàng khi mua sắm trực tuyến. Mặt khác, chính sách này sẽ tác động đến sự thay đổi trong dịch vụ đổi trả của các trang mua sắm khác.
Theo cafebiz.vn
Người Việt đang mua sắm online mặt hàng nào nhiều nhất? Theo Nielsen, cứ trung bình 10 người mua trực tuyến thì có tới hơn 6 người mua đồ thời trang, cao hơn hẳn các mặt hàng khác. Khi người tiêu dùng "kết nối" ngày càng di chuyển liên tục giữa kênh mua sắm trực tiếp (offline) và các kênh trực tuyến (online), điều đó cũng đồng nghĩa với việc thói quen mua hàng...