Học trực tuyến tại “tâm dịch” Điện Biên
Huyện Điện Biên hiện là “tâm dịch” của tỉnh Điện Biên, với hơn 100 ca F0 chỉ sau 10 ngày bùng phát. Chủ động “nhập cuộc”, hiện giáo viên và học sinh nhiều trường học địa phương đã ổn định dạy học trực tuyến.
Hiện giáo viên và học sinh nhiều trường học tại Điện Biên đã ổn định công tác dạy và học trực tuyến.
Yên tâm “nhập cuộc”
Trường THPT huyện Điện Biên được trưng tập làm khu cách ly trong đợt dịch này. Cô Phan Lệ Thanh, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Từ ngày 5/11, trường cho toàn bộ học sinh (gần 1.000 em) chuyển trạng thái sang học trực tuyến.
Theo cô Thanh, do có sự chủ động của ngành cũng như đơn vị từ trước nên việc triển khai học trực tuyến có nhiều thuận lợi. Mặc dù khung chương trình học hiện đang theo đúng tiến độ, không “chạy” trước, song cả giáo viên và học sinh không bị áp lực về lượng kiến thức.
Từ trung tuần tháng 10, giáo viên bậc trung học đã được tập huấn phương pháp tổ chức dạy trực tuyến. Ảnh: NTCC.
“Hiện, những kiến thức căn bản mang tính lý thuyết sẽ được ưu tiên dạy trước. Còn lại các tiết tự chọn, ôn tập sẽ được đẩy lùi về sau. Khi học sinh quay trở lại trường được thì sẽ tổ chức ôn tập, củng cố lại kiến thức cho các em. Do được trưng tập làm khu cách ly, nên chúng tôi xác định việc dạy học trực tuyến sẽ là phương án lâu dài, chứ không thể một sớm một chiều. Chính vì vậy trường sẽ cân đối nội dung chương trình cho hợp lý” – cô Thanh cho hay.
Hiện mỗi buổi học trực tuyến tại khu cách ly được xây dựng 4 tiết, mỗi tiết 45 phút. Sau 15 phút đầu điểm danh, ổn định tổ chức, giáo viên và học sinh sẽ dành toàn bộ thời lượng 30 phút chính để truyền thụ kiến thức và trao đổi. Giáo viên sẽ chủ động triển khai tiết học, dựa trên thời khóa biểu chung được xây dựng từ trước.
Video đang HOT
Tại khu cách ly, giáo viên và học sinh được tạo mọi điều kiện để tập trung dạy và học trực tuyến. Ảnh NTCC.
Nằm ở “tâm dịch”, hiện xã Pom Lót đang triển khai cho phần lớn học sinh học trực tuyến. Bà Nguyễn Thị Vui có con là Nguyễn Bảo Anh, lớp 2A2, Trường Tiểu học Pom Lót cho biết, con bà bắt đầu tham gia học trực tuyến từ tối 8/11. Theo bà Vui, do ở nông thôn, phụ huynh bận đi làm ban ngày nên cô giáo đã thống nhất cho các cháu học buổi tối.
“Tôi thấy cách bố trí như vậy của cô giáo là hợp lý. Vừa là để các cháu có đầy đủ thiết bị học tập, mà phụ huynh cũng có thể tham gia giám sát, quản lý việc học của con em mình. Khoảng 2 ngày đầu tôi thấy con chưa quen, thì cô giáo thực hiện song song đến nhà giao bài và hướng dẫn. Giờ các cháu học ổn định rồi nên tôi cũng thấy yên tâm” – bà Vui chia sẻ.
Vướng đâu “gỡ” đó
Trong quá trình triển khai, mỗi vướng mắc sẽ được điều chỉnh kịp thời phụ thuộc vào tình hình thực tế. Ảnh: NTCC.
Tại Trường Phổ thông bán trú THCS xã Núa Ngam, từ ngày 2/11, hơn 400 học sinh nhà trường nghỉ học để phòng dịch. Do là địa bàn khó khăn, nên hiện chỉ có 51,1% học sinh tham gia học trực tuyến, số còn lại thực hiện giao bài.
Thầy Phạm Trung Thành, Hiệu trưởng Nhà trường chia sẻ: “Nhờ đã xây dựng kịch bản ứng phó từ đầu năm học và được ngành tập huấn về dạy học trực tuyến, nên khi dịch xảy ra trên địa bàn trường không bị động. Ban đầu triển khai có chút vướng mắc liên quan đến đường truyền và ổn định lớp học. Chúng tôi phối hợp với các bên khắc phục dần. Hiện đã đi vào ổn định”.
Trường THPT Thanh Chăn, bắt đầu triển khai học trực tuyến ngày 9/11 (chỉ sau 1 ngày địa phương quyết định cho học sinh toàn huyện dừng đến trường). Tuy nhiên, theo cô giáo Lê Thị Thúy, cả giáo viên và học sinh đều không bị động do đã có sự chuẩn bị về cả kịch bản và tinh thần từ trước.
“Gọi là có 1 ngày chuẩn bị, song trường đã có kế hoạch dự phòng sẵn rồi nên chúng tôi không bị cập rập. Trong quá trình tổ chức, vướng đến đâu tôi sẽ cùng các em điều chỉnh đến đấy, tùy thuộc vào khả năng tiếp thu kiến thức và thực tế tình hình. Đơn cử như tôi tham khảo tiết học trực tuyến ở một số nơi, việc sử dụng tai nghe có gắn míc trong quá trình dạy và học sẽ giúp cả cô và trò nghe rõ hơn nội dung trao đổi, nên tôi đã áp dụng” – cô Thúy bộc bạch.
Giáo viên là người chủ động trong tổ chức và quản lý các tiết học. Ảnh NTCC.
Còn tại Trường THPT huyện Điện Biên, theo cô hiệu trưởng Phan Lệ Thanh, những ngày đầu triển khai gặp một số vướng mắc liên quan đến đường truyền. Đặc biệt là đối với số học sinh và giáo viên thuộc diện F1, đang phải cách ly tập trung.
“Chúng tôi có 21 cán bộ, giáo viên, nhân viên và hơn 100 học sinh ở khu cách ly vẫn đang triển khai dạy học trực tuyến. Khoảng 1, 2 ngày đầu mạng yếu, thường xuyên bị gián đoạn. Khi nghe giáo viên và học sinh phản ánh, chúng tôi đã liên hệ với nhà cung cấp mạng trên địa bàn. Ngay lập tức nhận chúng tôi nhận được sự phối hợp từ các đơn vị, bố trí lắp đặt thêm điểm phát wifi để hỗ trợ các em học ổn định” – cô Thanh nói.
Từ ngày 7 – 16, Sở GD&ĐT Điện Biên đã tổ chức tập huấn trực tuyến cho hơn 2.800 giáo viên cấp THCS và trên 1.600 giáo viên THPT, về tăng cường năng lực tổ chức dạy học trực tuyến. Nội dung bao gồm kiến thức tổng quan về dạy học trực tuyến; cách thức tổ chức đảm bảo hiệu quả, chất lượng; các phương pháp, kỹ thuật để tổ chức dạy học trực tuyến đối với từng môn học/hoạt động giáo dục; hướng dẫn và trao đổi việc ứng dụng phần mềm dạy học trực tuyến đã được ngành cấp. Sau khóa tập huấn, mỗi giáo viên thực hành xây dựng 1 kế hoạch bài dạy trực tuyến và học liệu tương ứng để tổ chức dạy học trực tuyến cho 1 tiết học.
Phụ huynh lên núi dựng lán tạm cho con "bắt sóng 3G" học online
Nhà không có internet, nhiều phụ huynh huyện biên giới Nghệ An buộc phải lên núi cao dò tìm sóng 3G rồi dựng lều tạm cho con học online.
Sau một thời gian phải tạm dừng để phòng chống dịch Covid-19 khi xuất hiện một số ca dương tính SARS-CoV-2 trên địa bàn, sáng 16/9, huyện Quế Phong (Nghệ An) bắt đầu quay trở lại dạy và học theo hình thức trực tuyến.
Nhà cách trường hơn 20km, nằm ở khu vực chưa có sóng điện thoại nên Xồng A Dần và Xồng A Thành (lớp 6A1, Trường DTNT THCS Quế Phong) phải cùng nhau mang điện thoại di động lên một ngọn núi gần nhà dò tìm sóng 3G để vào học online cùng các bạn.
Dần và Thành cùng nhau học online trong túp lều tạm bợ trên núi
Khi đã kết nối được internet, Dần và Thành được bố mẹ giúp dựng cho một lán tạm bằng nứa và bạt để che mưa, che gió trong quá trình học.
Cô giáo Lữ Thị Thanh Hải (giáo viên chủ nhiệm lớp 6A1) cho biết, hai em ở vùng khó khăn nhất của huyện. Hai em vừa mới nhập trường, dịch Covid-19 phức tạp nên giáo viên cũng chưa đến thăm nhà học sinh được, chỉ biết hoàn cảnh gia đình khó khăn.
Chưa thể vào gia đình các em nên để liên lạc được với phụ huynh, giáo viên gọi trưởng bản nhờ giúp đỡ. Sáng nay khi đang dạy thì phụ huynh gọi tới xin cô tên đăng nhập và mật khẩu để cho con vào học, cô gặng hỏi thì phụ huynh nói các con lên núi cao mới có sóng điện thoại...
"Được tuyển vào trường nội trú thì hai em phải học tốt ở cấp tiểu học, nỗ lực của các em khiến tôi khâm phục, nhất là các em ở bản xa", cô Hải chia sẻ.
Việc học online khiến nhiều học sinh vùng cao gặp nhiều khó khăn
Cô Nguyễn Thị Ngân - Phó hiệu trưởng Trường DTNT THCS Quế Phong cho biết, do ở khu vực không có sóng điện thoại nên Dần và Thành được giáo viên cho học theo hình thức giao bài tập về nhà. Tuy nhiên, cả 2 vẫn muốn không bỏ lỡ những buổi học đầu tiên dù là qua màn hình điện thoại.
"Khi thấy bố của các em chụp ảnh và gửi qua, tôi cũng rất bất ngờ và xúc động. Dù ở hoàn cảnh khó khăn, nhưng các em vẫn nỗ lực vượt qua, cho thấy các em rất ham học", cô Ngân nói.
Theo cô Ngân, hiện Trường DTNT THCS Quế Phong đang được trưng dụng làm khu cách ly tập trung nên chưa thể tập trung học sinh. Việc dạy học online gặp khá nhiều khó khăn do nhiều học sinh còn thiếu thiết bị điện tử để vào học.
Để hỗ trợ học sinh, Trường DTNT THCS Quế Phong cũng đã kêu gọi một số cá nhân, tổ chức hỗ trợ được 79 sim 3G để vào mạng, 6 chiếc điện thoại và 1 chiếc máy tính. Những thiết bị hỗ trợ này sẽ sớm được trao cho học sinh để phục vụ việc học trong ít ngày tới.
Để dạy và học trực tuyến đạt hiệu quả Dạy và học trực tuyến là lựa chọn tối ưu khi TP Hồ Chí Minh thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19. Tuy nhiên, khi dạy và học trực tuyến đặt ra nhiều thách thức, khó khăn mà ngành giáo dục thành phố cần khắc phục để nâng cao chất lượng giáo dục trên không gian mạng. Một học...