Học trò khối 12 ôn tập nước rút trước giờ G
Không chỉ ôn tập ở trường, nhiều sĩ tử tranh thủ cả những buổi chiều, tối và các ngày cuối tuần để luyện thi, thi thử.
Chỉ còn hơn một tuần nữa, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 sẽ chính thức bắt đầu. Thời gian này, nhiều trường THPT đã bước vào giai đoạn ôn tập nước rút cho học sinh (HS). Các HS cũng tận dụng mọi thời gian trong ngày cũng như cuối tuần để ôn thi vì đây không chỉ là kỳ thi để xét tốt nghiệp mà còn xét tuyển vào ĐH-CĐ.
Tăng tiết tối đa
Thời điểm này, các trường THPT ở TP.HCM bước vào những ngày cuối ôn tập cho HS khối 12, chuẩn bị cho các em nghỉ ngơi trước khi kỳ thi sẽ diễn ra từ ngày 6 đến 9-7. Tuy nhiên, không khí ôn tập ở các trường vẫn diễn ra nghiêm túc, thời lượng ôn tập được đẩy lên tối đa để đảm bảo cho các em được trang bị kiến thức cơ bản cũng như nâng cao, kỹ năng làm bài đầy đủ.
Trường THPT Nguyễn Hữu Huân (TP Thủ Đức) bắt đầu ôn tập cho HS từ ngày 9-5 nhưng từ ngày 23-5, HS đã bắt đầu tăng tốc ôn thi. Theo đại diện nhà trường, HS khối 12 được tách, nhập theo khối thi A, A1, B và D theo nguyện vọng. Mỗi HS đóng hơn 1,2 triệu đồng tiền ôn tập vì đây là thời gian học ngoài chương trình chính khóa và theo nguyện vọng đăng ký của phụ huynh, HS, kéo dài đến ngày 2-7.
Một giờ ôn thi của thầy trò khối 12 tại Trường THPT Bùi Thị Xuân (quận 1, TP.HCM). Ảnh: NGUYỄN LINH
Trong đó, nhiều nhất với môn toán có sáu tiết, văn và tiếng Anh 3-4 tiết/tuần, các môn khác 2-3 tiết/tuần, tùy theo môn chính tổ hợp mà các em chọn.
Tại Trường THPT Nguyễn Chí Thanh (quận Tân Bình), theo Hiệu trưởng Hoàng Sơn Hải, chỉ có 50%-60% trong tổng số khoảng 600 em ôn tập ở trường. Còn lại, các em tham gia lớp luyện thi ở ngoài trường hoặc tự ôn ở mức cơ bản để thi đậu tốt nghiệp THPT.
“Vì là những ngày cuối nên giáo viên chủ yếu hướng dẫn ôn tập, cách làm bài cho các em. Các em sẽ được hệ thống lại kiến thức, chủ yếu kiến thức lớp 12, thực hành các cách làm bài trắc nghiệm, giải đáp thắc mắc cũng như dặn dò HS những quy định cần thiết khi đi thi… để các em không bị lúng túng” – ông Hải cho hay.
Video đang HOT
Tương tự, Trường THPT Bà Điểm (huyện Hóc Môn) cũng đang đẩy nhanh tiến độ ôn tập cho 13 lớp khối 12. Theo nhà trường, ngoài lịch ôn tập nhằm đảm bảo đủ kiến thức cơ bản cho các em, giáo viên bộ môn còn dành thời gian các buổi để bồi dưỡng HS còn yếu, truy bài những em còn lười học, dạy chuyên đề môn ngữ văn vào Chủ nhật để các em không bị hổng kiến thức, có kết quả thi tốt nhất.
Tương tự, tại Trường THPT Bùi Thị Xuân (quận 1) cũng đang tổ chức ôn tập cho 15 lớp khối 12. Mỗi lớp học các môn xen kẽ gồm toán, văn, tiếng Anh và tổ hợp môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội.
Đại diện lãnh đạo nhà trường cho hay khi kết thúc học kỳ 2, trường đã tổ chức cho các em thi thử. Từ kết quả này, trường bố trí chín lớp học ôn 15 tiết/tuần và sáu lớp 20 tiết/tuần. Sau đó, trường tiếp tục tổ chức thi thử lần hai để đánh giá kiến thức của HS, điều chỉnh phương pháp ôn tập trong những ngày cuối cùng. Tuy nhiên, để tránh căng thẳng cho các em, giáo viên chủ yếu động viên tinh thần các em, giải đáp thắc mắc trong những bài tập các em ôn, hệ thống kiến thức từng môn học để các em thoải mái hơn.
Dày đặc lịch ôn, thi thử
Năm nay, kỳ thi tốt nghiệp THPT tiếp tục là kỳ thi không chỉ để phục vụ cho việc xét tốt nghiệp THPT mà còn được hầu hết trường ĐH sử dụng để xét tuyển với chỉ tiêu trong tốp cao nhất. Do đó, hầu hết HS khối 12 đều tận dụng tối đa thời gian này để ôn luyện, thi thử, nâng cao kỹ năng làm bài, giải quyết các bài khó để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi.
Em Bảo Khánh, HS khối 12 của Trường THPT Nguyễn Thị Diệu (quận 3), cho hay em đang đăng ký ôn thi tại ba nơi. Các buổi sáng em học ôn ở trường với gần 30 tiết/tuần, buổi chiều em học ôn ở nhà thầy cô bộ môn, chủ yếu học theo dạng ôn nhóm do thầy cô hướng dẫn. Thứ Bảy và Chủ nhật, em và nhóm bạn học online.
“Khi rảnh là tụi em tham gia các đợt thi thử online trên một số trang ôn thi để lấy kinh nghiệm giải bài. Em cũng đăng ký hai đợt thi thử ở trường để thử sức. Hầu như em không có buổi nào nghỉ vì em nghĩ đây là những ngày học cuối của thời HS nên sẽ cố gắng hết sức có thể” – em Khánh chia sẻ.
Trao đổi với PV, anh Đặng Thanh Trí (có con học khối 12 tại Trường THPT Phú Nhuận, quận Phú Nhuận) cho biết những ngày này con anh phải học ôn liên tục, không chỉ ở trường mà còn ở cơ sở luyện thi vì con muốn xét tuyển vào ĐH là chính.
“Con muốn ôn ở đâu, xét tuyển vào trường nào tôi cũng đồng ý hết vì tôi thấy giờ còn có cơ hội lựa chọn, còn được cố gắng thì cứ ủng hộ con thôi. Hơn nữa, năm nay các con phải học online nhiều, chưa biết đề sẽ thế nào nên cứ học đầy đủ cho chắc. Thi xong tha hồ xả hơi, ngủ nghỉ sau” – anh Trí vui vẻ nói.
Hơn 12.400 cán bộ coi thi và hơn 85.700 thí sinh
Kỳ thi tốt nghiệp THPT trong hai ngày 7 và 8-7. Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, cả nước có hơn 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi. Trong đó, gần 88% thí sinh dự thi để xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH-CĐ. Thí sinh dự thi để xét tốt nghiệp bắt buộc phải thi bốn bài, gồm toán, ngữ văn, ngoại ngữ và một trong hai bài khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội.
Riêng tại TP.HCM, năm nay có hơn 85.700 em tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT. Sở GD&ĐT TP.HCM dự kiến quy hoạch 165 địa điểm thi với 12.402 cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia coi thi.
Về đề thi, đại diện Bộ GD&ĐT đã thực hiện rà soát ma trận đề thi của tất cả 15 môn thi, bảo đảm nội dung đề thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu lớp 12. Các nội dung kiến thức được tinh giản do tác động của dịch COVID-19 các năm học 2019-2020, 2020-2021 và 2021-2022 sẽ không đưa vào đề thi năm nay.
Khi học trò là nguồn 'cảm hứng ngược' cho cô giáo dạy Sử
Lịch sử là bộ môn không chỉ trang bị kiến thức cơ bản cho học sinh mà còn khơi dậy niềm tự hào dân tộc, cung cấp nền tảng văn hóa - điều rất cần thiết trong thời kì đất nước đang hội nhập sâu rộng với quốc tế.
Người thầy cần biết truyền cảm hứng để học trò yêu thích môn Lịch sử. Ảnh minh họa/internet
Bài giảng sinh động
Đó là chia sẻ của cô Nguyễn Thị Thủy - giáo viên Lịch sử, Trường THPT Hoàng Cầu (Đống Đa, Hà Nội). Cô Thủy trăn trở, nhiều học sinh không mấy hứng thú với tiết học và mặc định Lịch sử là môn học khô khan, khó và dài...
"Tôi luôn trăn trở, làm thế nào để truyền cảm hứng cho học sinh yêu thích và học tốt bộ môn này" - cô Thủy bộc bạch và cho rằng, cảm hứng là điều quan trọng cốt lõi giúp học sinh tiếp thu kiến thức nhanh chóng, say mê với môn học, đồng thời có thể rút ngắn khoảng cách giữa giáo viên và học sinh.
Vì thế, trong quá trình giảng dạy, để bài giảng thêm hấp dẫn học sinh, cô Thủy thường quan tâm cập nhật kiến thức và sưu tầm sách, báo cũng như các đoạn phim để có tư liệu từ thực tế, tích hợp liên môn (thơ, nhạc...).
Ngoài ra, cô sử dụng giáo án trình chiếu, cho học sinh tham gia các trò chơi hoặc trải nghiệm sáng tạo, ... Mặt khác, cô áp dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực để phát huy năng lực của học sinh.
Vì thế, mỗi bài giảng trên lớp của cô luôn sinh động, luôn vui vẻ, học sinh thấy vô cùng thoải mái khi học môn Lịch sử. "Đặc biệt, có nhiều học sinh xin được tham gia vào đội tuyển học sinh giỏi môn Lịch sử của trường và đạt kết quả đáng ngưỡng mộ" - cô Thủy chia sẻ và cho biết: Trong 3 năm trở lại đây, học sinh của cô luôn đạt giải Nhì, giải Ba cấp Thành phố và vào vòng loại quốc gia.
Đây là điều đáng tự hào khi mà đầu vào của Trường THPT Hoàng Cầu thấp hơn các trường THPT công lập trên địa bàn quận Đống Đa. "Để đạt được thành tích đó, tôi và thầy giáo Phạm Ngọc Thụ (một đồng nghiệp cùng bộ môn) luôn trăn trở, bàn bạc và thống nhất phương pháp giảng dạy hiệu quả nhất cho đội tuyển học sinh giỏi của trường tham dự cấp thành phố" - cô Thủy cho hay.
Học sinh Trường THPT Hoàng Cầu
"Cảm hứng ngược"
Cô Thủy cũng từng nói với học trò rằng: "Mọi người sẽ không nhìn rõ hành trình gian khó ra sao, nhưng sẽ nhìn thấy các em thành công hoặc thất bại. Vì thế, các em hãy chứng tỏ bản thân". "Thi thoảng, tôi cho học sinh được trải nghiệm thực tế tại Văn miếu - Quốc Tử Giám, Hoàng Thành Thăng Long, về miền quan họ Bắc Ninh ... để các em thêm hiểu biết, hứng thú và yêu thích bộ môn Lịch sử" - cô Thủy bật mí.
Gần 20 năm đứng trên bục giảng, cô Thủy nhận thấy mình đã thay đổi rất nhiều. Cô nhận ra rằng, tình yêu thương chính là nguồn cảm hứng bất tận khơi nguồn cho những đam mê và sáng tạo, nhất là với bộ môn Lịch sử.
Vì thế, cô luôn cố gắng nỗ lực tự làm mới và hoàn thiện bản thân để mỗi ngày lên lớp, mỗi bài giảng sẽ tạo nên sự hứng thú, hấp dẫn cho học trò, đem đến cho các em những điều tốt đẹp nhất, khơi nguồn sự sáng tạo, giúp học sinh khám phá và phát huy được tiềm năng của bản thân.
"Đôi khi học trò cũng chính là nguồn "cảm hứng ngược" với tôi, để tôi tự hoàn thiện bản thân, nâng cao năng lực sư phạm và đổi mới, sáng tạo trong dạy học để mang đến những bài giảng hay cho các em" - cô Thủy chia sẻ và tự hào mình cũng là một trong những nhà giáo đã và đang góp phần tạo động lực và truyền cảm hứng cho học sinh yêu thích môn Lịch sử.
Nhà giáo dục người Mỹ - William Arthur Ward - từng nói: "Người thầy trung bình chỉ biết nói, người thầy giỏi biết giải thích, người thầy xuất chúng biết minh họa, người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng". Hiện nay, nghề dạy học ngày càng có nhiều áp lực và bộ môn Lịch sử vẫn là môn học khó hấp dẫn học sinh, nhưng tôi luôn tin rằng, với lòng yêu nghề, sự tâm huyết và khát khao đổi mới sáng tạo, mỗi chúng ta - những "người thầy truyền cảm hứng" - sẽ góp phần tạo ra những lớp học trò có tri thức và nhân cách.
"Phía sau thành công của lớp lớp thế hệ học trò là sự tận tâm, tận lực của mỗi thầy, cô giáo. Bằng trái tim yêu người - yêu nghề, bằng nguồn cảm hứng, đam mê, tinh thần tự học của bản thân, các thầy, cô giáo đã thắp lên trong lòng các thế hệ học trò tinh thần chủ động, sáng tạo, hứng khởi học tập, khơi dậy tình cảm yêu nước và ý thức trách nhiệm với cộng đồng" - cô Nguyễn Thị Thủy.
Thầy trò hạnh phúc đến ngôi trường hạnh phúc Nhìn lại những ngôi trường đã đến, tôi được nhìn ngắm sự đổi thay khi họ chọn mục tiêu thay đổi vì trường học hạnh phúc. Tôi nhận ra sự muôn màu. Cô và trò cùng hạnh phúc dưới mái trường mến yêu. Nó giống như cuộc đời "xanh tươi". Thực tiễn không thể bao trọn trong một vài từ. Đầu tàu tạo...