Học tiếng Anh qua video tin tức: Khám phá Chapel Street, một trong những nơi nhộn nhịp nhất nhì Melbourne (Australia)
Lần này, video học tiếng Anh qua tin tức sẽ đưa mọi người đến con phố Chapel Street, một nơi nổi tiếng nhộn nhịp nhất nhì tại Melbuorne (Australia).
Được mọi người truyền tai nhau đất nước Australia vốn nổi tiếng xinh đẹp, có nhiều khu phố sầm uất nhưng chưa có dịp đi lần nào, thì lần này Mate Ơi TV sẽ giúp mọi người khám phá thông qua video học tiếng Anh có nội dung về con phố Chapel Street, một trong những nơi nhộn nhịp nhất nhì Melbourne (Australia).
Những từ vựng về ăn uống, mua sắm, la cà dạo phố cùng giọng nói và cách phát âm chuẩn xác, hy vọng sẽ giúp ích được phần nào cho các bạn đang học Anh văn, nhất là những bạn yêu thích học tiếng Anh qua video tin tức.
Mot ngay tung hoành ở con phố Chapel Street (Australia). (Clip: Mate Ơi TV)
Với sự hướng dẫn của phóng viên Hà Nguyễn, cô bạn đã dẫn dắt mọi người đi từ quán ăn, cửa hàng bán cây cảnh, chợ đồ cổ, chợ bán thực phẩm tươi sống đến cuối cùng là quán bar cực ngầu, mang phong cách cổ điển. Một hành trình dạo chơi qua nhiều cung bậc cảm xúc, chắc chắn sẽ mang đến cho người học tiếng Anh một số vốn không nhỏ về từ vựng đường phố, nhưng lại dễ ghi nhớ khi kèm theo video được quay dựng trẻ trung.
Trong lần đầu tiên xem video mọi người có thể bật phụ đề tiếng Việt, nhưng từ lần thứ 3 trở lên các bạn có thể tắt đi để thử coi bản thân hiểu được bao nhiêu nội dung trong đây, sau đó tập phát âm xem nói có giống phóng viên hay không. Và để học tiếng Anh qua video tin tức đạt hiệu quả cao, nhất định các bạn phải có lòng kiên nhẫn.
Các thành viên của Mate Ơi TV bận rộn tại con phố Chapel Street (Australia). (Ảnh: Mate Ơi TV)
Một phần đồ ăn hấp dẫn, đầy màu sắc. (Ảnh: Mate Ơi TV)
Một góc quán cafe tại Melbourne (Australia). (Ảnh: Mate Ơi TV)
Theo Trí Thức Trẻ
Để tân sinh viên vượt qua nỗi lo tiếng Anh
Một trong những nỗi lo của tân sinh viên (SV), nhất là SV ở các vùng nông thôn, về việc học tập trong môi trường ĐH là học tiếng Anh như thế nào để thi đầu vào cũng như đạt chuẩn đầu ra sau này.
Tân sinh viên làm thủ tục nhập học năm học 2019-2020 - Ngọc Dương
Đỗ Quốc Duy, tân SV Trường CĐ Cao Thắng, cho biết: "Nghe thi tiếng Anh đầu vào là kiểu như sắp đối diện với điều gì đó rất khủng khiếp, em không biết tại sao phải thi? Nó có khó không, và ôn như thế nào nữa?".
Còn Nguyễn Ngọc Hân, tân SV Trường CĐ Kinh tế đối ngoại, thì chia sẻ: "Em vừa mới thi xong đang hồi hộp chờ kết quả, mặc dù trước khi thi em được nhà trường phát tài liệu và tự về nhà ôn nhưng em khá là mơ hồ".
Theo thạc sĩ Lê Thị Thu, giảng viên Khoa Ngoại ngữ Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM, kiểm tra đầu vào tiếng Anh cho SV không chuyên ở các trường ĐH, CĐ nhằm để thuận lợi trong quá trình dạy và học, đồng thời là điều kiện xét chuẩn đầu ra cho SV tốt nghiệp.
"SV không cần phải áp lực, vì đợt kiểm tra này với mục đích để xếp lớp phù hợp với năng lực từng SV, nên trình độ mình ở đâu thì mình vào lớp phù hợp nhất. Đây là kỳ kiểm tra nội bộ nên có sự khác biệt lớn ở mỗi trường", bà Thu chia sẻ.
Còn thạc sĩ Chu Thị Huyền Mi, giảng viên Khoa Tiếng Anh, Trường ĐH Ngoại ngữ ĐH Quốc gia Hà Nội, thông tin: "Dựa vào kết quả bài thi đầu vào, SV có thể tự đánh giá sơ bộ năng lực tiếng Anh, từ đó vạch ra lộ trình học rõ ràng phù hợp với bản thân. Việc này giúp SV tránh tình trạng ngồi nhầm lớp, học tập thiếu hiệu quả hoặc mất dần hứng thú cho môn học về tiếng Anh sau này".
Trong khi đó, thạc sĩ Phùng Quán, Trưởng phòng Thông tin - Truyền thông, Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, nhấn mạnh trường có 4 học phần Anh văn cơ bản. Theo đó, SV có kết quả kiểm tra tiếng Anh đầu vào từ 5,0 điểm trở lên mới được đăng ký học Anh văn 1 và học lên dần. Nếu thi được 8,0 điểm trở lên thì được miễn Anh văn 1.
Để giúp SV vượt qua kỳ kiểm tra đầu vào cũng như để học tốt tiếng Anh, các giảng viên và SV lớp trước đã có những chia sẻ hữu ích.
Hầu hết các bài thi đầu vào ở các trường hiện nay tập trung vào năng lực từ vựng, ngữ pháp và phần nhỏ kỹ năng đọc hiểu giống bài thi THPT quốc gia. Thạc sĩ Lê Thị Thu thông tin: "Các bài kiểm tra tiếng Anh đầu vào thường ở trình độ sơ cấp nên không khó lắm, nội dung thường xoay quanh những chủ đề quen thuộc trong đời sống hằng ngày. Nếu có được vốn từ vựng phổ biến, nắm được những mẫu câu, cơ bản, sử dụng tốt các thì, câu điều kiện... và có chút kỹ năng đọc hiểu là qua bài kiểm tra đầu vào thôi".
Thạc sĩ Chu Thị Huyền Mi cho biết các trường thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội trong năm học 2019 - 2020 này sẽ thi xếp lớp trong vòng 120 phút, trong đó 85 phút cho bài kiểm tra ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, đọc hiểu, viết và 30 đến 35 phút dành cho bài nghe.
Nguyễn Mộng Ghi, SV năm 4 Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, chia sẻ: "Nếu trường có đăng ký lớp ôn thì mình chủ động đăng ký trước, mình thấy mấy bạn hay rớt ở phần nói nhiều nên cố gắng ôn tập phần nói trên các kênh tiếng Anh như: BBC Learning, Breaking the News...".
Chuẩn đầu ra thế nào ?
SV các trường thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM phải đạt chuẩn đầu ra tiếng Anh đảm bảo 4 kỹ năng theo chứng chỉ TOEIC. Trong đó, cần đạt tối thiểu 450 điểm TOEIC, riêng mức điểm cho phần nói - viết phải đạt 181 điểm. Chuẩn tiếng Anh này áp dụng theo Khung năng lực ngoại ngữ dành cho VN tương đương bậc 3, còn theo khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ chung châu Âu tương đương B1.
Theo Thanh niên
Có nên học thêm kế toán khi đã 28 tuổi? Từng học ngành du lịch, nhưng em không thích nên đi làm công nhân. Em dự định học thêm nghiệp vụ kế toán, song không giỏi tính toán. Em năm nay 28 tuổi, tốt nghiệp đại học cách đây 7 năm. Em học chuyên ngành du lịch, nhưng sau khi ra trường không theo ngành học vì không phải người thích di chuyển,...