Học tập thông qua trải nghiệm
Tuy không còn mới lạ nhưng việc thu hút học sinh đến lớp thông qua các hoạt động trải nghiệm thực tế đã và đang mang lại những hiệu quả rất tích cực.
Tại Trường THCS Long Phú (TX. Tân Châu), hầu như không khí luôn nhộn nhịp, dù là ngày trong tuần hay dịp cuối tuần, bởi sự góp mặt của đông đảo các em học sinh. Ngoài những tiết học chính khóa được học trong lớp, các em học sinh còn dành nhiều thời gian tham gia các hoạt động trải nghiệm tại trường. Theo thầy Phạm Thành Lẫm (giáo viên tổng phụ trách Đội), Long Phú là một phường nông nghiệp, người dân sống chủ yếu dựa vào nghề nông và làm thuê. Hàng năm, số lượng học sinh bỏ học do rời địa phương đi lao động sớm hoặc theo cha mẹ làm ăn xa rất cao, ảnh hưởng không nhỏ đến chỉ tiêu chống bỏ học của trường. Sự phối hợp giáo dục các em đến trường của một số phu huynh còn rất hạn chế. Vì vậy, việc tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thông qua mô hình “Học tập thông qua trải nghiệm” để giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử xã hội cho học sinh là rất cần thiết.
Giúp các em tự tin thể hiện bản thân trước đám đông
Theo đó, mô hình học tập thông qua trải nghiệm được thầy và trò trường THCS Long Phú thực hiện từ tháng 6-2015 đến nay. Các hoạt động ngoại khóa của mô hình được tổ chức dưới dạng câu lạc bộ, với nhiều chủ đề phong phú, đa dạng cả về chuyên môn, lẫn kỹ năng sống cho học sinh. Thời gian qua, nhà trường đã đẩy mạnh tổ chức hoạt động với nhiều chủ đề: “Vườn rau sạch”, “Dạ tiệc văn học”, “Tiết đọc sách tự quản”… giúp các em có thêm kỹ năng sống, nâng cao chất lượng trong học tập. “Bằng việc cho học sinh suy nghĩ các chuyên đề sinh hoạt đã giúp tạo môi trường học tập tốt nhất, từ đó tạo hứng thú trong học tập. Bên cạnh đó, giúp rèn luyện những kỹ năng, tăng khả năng chủ động trong hành động của học sinh để đưa ra quyết định tốt, tăng sự tự tin trong nhận thức. Giúp học sinh tự nhận ra giá trị của bản thân, tự trau dồi để phát triển một cách toàn diện” – thầy Lẫm chia sẻ.
Phương pháp “Học tập qua trải nghiệm” thể hiện theo mô hình 5 bước khép kín: trải nghiệm, chia sẻ, phân tích, tổng quát, áp dụng. Trong hoạt động chuyên đề “Dạ tiệc văn học” vừa được tổ chức, các em học sinh được hóa thân thành các nhân vật lịch sử, văn học trong truyện cổ tích, truyền thuyết… đã được học bằng cách sử dụng các nhân vật tái chế để làm các trang phục. “Ngoài củng cố kiến thức văn học của các em từ năm lớp 6, thông qua chuyên đề giúp các em tự tin thể hiện trước đám đông, hình thành ý thức về vệ sinh môi trường” – cô Lưu Thị Huỳnh Nga (giáo viên Ngữ văn Trường THCS Long Phú) giải thích. So với nhiều mô hình khác, sau bất kỳ hoạt động học tập qua trải nghiệm sẽ là phần chia sẻ. Theo đó, các em chia các nhóm nhỏ, có nhóm trưởng gợi ý thảo luận. Tùy vào từng chuyên đề, học sinh rút ra được cho bản thân về tự tin thể hiện trước đám đông, kỹ năng hợp tác, tương trợ trong nhóm. Bên cạnh đó, với mô hình “Tiết đọc sách trải nghiệm” cũng thu hút được đông đảo học sinh tham gia. Bắt đầu bằng việc chia thành từng nhóm nhỏ, chọn cho mình một quyển sách tại thư viện với những chủ đề khác nhau và sẽ giới thiệu về chủ đề sách mình đang học. Thông qua hoạt động này, giúp các em tăng hứng thú đối với việc đọc sách, cùng nhau tìm tòi, chia sẻ những quyển sách hay, ý nghĩa, có ích trong học tập và cuộc sống…
“Thường là khi chúng ta cho các em chơi xong, nếu bỏ qua phần rút kinh nghiệm sẽ rất phí. Vì như vậy sẽ không đọng lại, cũng như không giúp bản thân các em đúc kết được những kinh nghiệm cần thiết thông qua các hoạt động vừa trải nghiệm” – thầy Lẫm cho hay.
ÁNH NGUYÊN
Theo baoangiang
Chương trình mới, thời khóa biểu buổi 2 cấp tiểu học sẽ thế nào?
Tới trường, học sinh bắt đầu vào học lúc 7 giờ (buổi sáng) và 2 giờ (buổi chiều). Các em học miệt mài phần lớn là toán và tiếng Việt. Ngày nào cũng như ngày ấy
Video đang HOT
Thời gian chẳng còn bao lâu nữa thì chương trình mới được đưa vào áp dụng ở bậc tiểu học. Trong giai đoạn này, nhiều giáo viên đang rất quan tâm công cuộc đổi mới giáo dục được xem là quy mô và toàn diện nhất từ trước đến nay.
Học sinh luôn khao khát những hoạt động trải nghiệm thế này (Gói bánh mừng xuân một hoạt động trải nghiệm thú vị tại Trường Tiểu học Phước Hội 2 thị xã La Gi. (Ảnh CTV)
Khá nhiều vấn đề được quan tâm như về sách giáo khoa, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học...đặc biệt, việc thời khóa biểu buổi 2 sẽ được bố trí như thế nào cho hợp lý?
Liệu có chuyện thay đổi chương trình, thay đổi mục tiêu đào tạo nhưng thời khóa biểu dạy học thì vẫn y chang như từ trước đến nay?
Thời khóa biểu ở hai chương trình hiện hành và VNEN
Hiện nay, cả chương trình hiện hành và chương trình học theo mô hình trường học mới VNEN đều sử dụng kiểu phân công thời khóa biểu dày đặc các môn Toán, tiếng Việt.
Hết các tiết toán, tiếng Việt chính khóa lại đến các tiết toán và tiếng Việt bổ sung.
Một tuần, học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 phải học 35 tiết/tuần.
Ngoài một số môn chuyên như Tin học, Ngoại ngữ, Âm nhạc, Mỹ thuật, Thủ công và một số môn như Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Sinh hoạt lớp và Sinh hoạt tập thể bổ sung thì còn hơn 20 tiết chủ yếu dạy Toán và tiếng Việt.
Học sinh suốt ngày chỉ học và học
Tới trường, học sinh bắt đầu vào học lúc 7 giờ (buổi sáng) và 2 giờ (buổi chiều). Các em học miệt mài phần lớn là toán và tiếng Việt. Ngày nào cũng như ngày ấy, tháng nọ nối tiếp tháng kia.
Một số trường chuẩn, trường điểm thi thoảng còn tổ chức một số hoạt động ngoại khóa cho học sinh tham gia. Những trường nhỏ, trường ít tiếng tăm hoạt động này là khá ít.
Cứ nhìn học sinh hồ hỡi, hào hứng thế nào khi được tham gia vào đội kể chuyện, đóng hoạt cảnh hay diễn văn nghệ mới thấy được các em khát khao được tham gia các hoạt động trải nghiệm đến thế nào?
Giáo viên chỉ cần nói, lớp mình sẽ có một tiết mục văn nghệ để công diễn trong chương trình ngoại khóa hoặc mừng xuân thì gần như học sinh cả lớp đều giơ tay muốn được thầy cô chọn.
Khi có tên, các em háo hức, vui cười và tỏ ra rất vui. Ngày nào lên trường cũng hớn hở và đếm từng ngày để mong chóng đến ngày ngoại khóa.
Thời khóa biểu chương trình mới sẽ thế nào?
Giáo viên đang rất quan tâm đến việc dạy học buổi 2 ở chương trình mới thế nào cho hiệu quả. Học sinh có được học theo năng lực và nhu cầu? Hay buổi sáng học sĩ số học sinh thế nào buổi chiều cũng y chang như thế?
Và môn học vẫn chủ yếu là toán và tiếng Việt?
Nếu dạy như thế này chắc chắn học sinh sẽ không phát huy được năng lực, sở trường của mình. Và như thế, mục tiêu chương trình mới đưa ra có đáp ứng được không?
Muốn thực hiện tốt mục tiêu đề ra, các trường cần thực hiện tốt việc dạy học phân hóa.
Theo giảng viên Nguyễn Thị Ngọc Linh và Trần Thị Nâu (ĐH sư phạm TP Hồ Chí Minh), dạy học phân hóa được tổ chức dưới các hình thức như:
Phân hóa theo hứng thú, phân hóa theo sự nhận thức, phân hóa giờ học theo học lực, phân hóa giờ học theo động cơ, lợi ích học tập của người học.
Dạy học phân hóa là dạy theo từng loại đối tượng, phù hợp với tâm sinh lý, khả năng, nhu cầu và hứng thú của người học nhằm phát triển tối đa tiềm năng riêng vốn có.1
Bên cạnh đó, tăng cường các tiết dạy kĩ năng sống bằng các hoạt động trải nghiệm để trang bị cho học sinh một số vốn sống thực tế giúp các em sống tốt, sống khỏe hơn.
Tài liệu tham khảo:
//news.zing.vn/giup-giao-vien-thuc-hien-tot-day-hoc-phan-hoa-post632121.html1
Phan Tuyết
Theo giaoduc.net
2 mô hình hay giúp nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử Làm thế nào để tạo hứng thú cho học sinh cũng như nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Lịch sử trong trường THPT? Trả lời câu hỏi này, Trường THPT Phú Điền (Đồng Tháp) đã vận dụng thành công 2 mô hình "Bức tường lịch sử" và "Hoạt động trải nghiệm"; nhiều năm liền chất lượng bộ môn Sử của trường...