‘Học sinh với An toàn thông tin’ 2022 giúp giải quyết vấn đề cấp bách thời chuyển đổi số
Ban tổ chức cuộc thi Học sinh với An toàn thông tin năm 2022 vừa công bố 8 trường và 76 học sinh giành được giải thưởng.
Tấn công mạng lĩnh vực giáo dục tăng cao trong thời gian dịch bệnh
Ngày 8/4, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) đã tổ chức trực tuyến lễ tổng kết, trao giải cuộc thi “Học sinh với An toàn thông tin” năm 2022, với điểm cầu chính tại Hà Nội.
Năm 2022 là năm đầu tiên cuộc thi này được tổ chức cho các học sinh THCS trên cả nước, với sự bảo trợ của 3 bộ: GD&ĐT, TT&TT, LĐTB&XH cùng sự đồng hành của nhiều tổ chức, doanh nghiệp.
Cuộc thi hướng tới tuyên truyền, cung cấp kiến thức, kỹ năng sử dụng Internet an toàn cho học sinh, phụ huynh học sinh trên cả nước; đồng thời tạo ra một sân chơi lành mạnh, bổ ích, phát huy khả năng tư duy của học sinh, giúp các em nhận diện và phòng, tránh các nguy cơ mất an toàn trên môi trường mạng.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng, cuộc thi “Học sinh với An toàn thông tin” năm 2022 đã thực hiện được mục tiêu và yêu cầu đã đề .
Phát biểu tại sự kiện, ông Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ TT&TT nhấn mạnh, trong thế giới số ngày nay, chăm sóc, bảo vệ trẻ em trước những nguy cơ trên không gian mạng chính là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn xã hội.
Thời gian qua, dưới tác động dịch bệnh Covid-19, thực hiện giãn cách xã hội khiến hàng triệu trẻ em không được tới trường học trực tiếp mà phải học tập trực tuyến. Đại dịch đem đến cho chúng ta nhiều nguy cơ, nhưng đồng thời cũng là cơ hội vàng để thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, chuyển đổi số trong ngành Giáo dục.
Thứ trưởng cũng cho hay, việc tiếp xúc, học tập, giải trí trực tuyến sẽ góp phần quan trọng hình thành nên những công dân số. Tuy nhiên, việc gắn chặt với máy tính, điện thoại và Internet, hạn chế việc tham gia vui chơi ở ngoài, đồng thời cũng khiến cho trẻ em có nhiều nguy cơ mất an toàn thông tin.
Theo thống kê trong thời gian dịch bệnh lên đỉnh điểm, tỷ lệ các cuộc tấn công mạng vào lĩnh vực giáo dục tăng cao nhất, chiếm khoảng 61% số cuộc tấn công mạng. Số vụ tấn công mạng vào các tài nguyên giáo dục với mục đích không cho người dùng truy cập được tăng ít nhất 350% so với trước đó. Hiện tượng xâm hại trẻ em trên môi trường mạng cũng trở thành vấn đề đáng báo động.
Nhận định việc gần 600.000 học sinh từ 50% trường THCS của 63 địa phương trên toàn quốc tham gia cuộc thi ngay trong lần đầu được tổ chức là những con số ấn tượng, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cho rằng: “Học sinh với An toàn thông tin” năm 2022 đã thực hiện được mục tiêu và yêu cầu đã đề ra. Cuộc thi đã trang bị cho các em học sinh kỹ năng, kiến thức để bảo vệ mình trên môi trường mạng, góp phần giải quyết một trong những vấn đề cấp bách và cần thiết của xã hội trong thời kỳ chuyển đổi số.
Video đang HOT
Hà Nội dẫn đầu cả nước về số thí sinh dự thi
Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cũng cho biết, Bộ TT&TT đánh giá rất cao VNISA và các đơn vị liên quan, thành viên trong Ban tổ chức cuộc thi đã thể hiện tinh thần sáng tạo, quyết liệt trong việc tổ chức cuộc thi một cách bài bản, khoa học; ứng dụng CNTT, xây dựng phần mềm thi trực tuyến hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh dự thi. Khâu tổ chức đánh giá nhanh, kịp thời, công khai, minh bạch để có cuộc thi đạt kết quả tốt, hiệu quả cao.
Chủ tịch VNISA Nguyễn Thành Hưng cho rằng sự thành công của cuộc thi cũng góp phần khẳng định chủ trương của nhà nước về tăng cường bảo vệ trẻ em trên không không gian mạng đang từng bước đi vào cuộc sống.
Theo Chủ tịch VNISA Nguyễn Thành Hưng, trong 3 tuần diễn ra chính thức, từ ngày 3/2 đến hết ngày 24/3, cuộc thi đã nhận được sự hưởng ứng của 592.810 học sinh từ 5.783 trường THCS trên toàn quốc. Bên cạnh đó, còn là sự quan tâm, động viên, hướng dẫn, đồng hành của các thầy cô giáo, các phụ huynh học sinh từ các thành phố lớn đến những bản làng vùng sâu, vùng xa trên toàn quốc.
“Điều này khẳng định sự quan tâm sâu sắc của toàn xã hội, mọi gia đình cũng như ý thức của bản thân các em học sinh THCS đối với một vấn đề đang hết sức thời sự, nóng bỏng. Đó là làm thế nào để trẻ em có thể tương tác lành mạnh và sáng tạo trên Internet, với nhiều kiến thức bổ ích nhưng đầy cạm bẫy”, ông Nguyễn Thành Hưng nhận xét.
Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng và đại diện Cục Trẻ em, Bộ LĐTB&XH trao giải Nhất cho các học sinh đạt giải Nhất cuộc thi.
Báo cáo của Ban tổ chức cho hay, Hà Nội, TP.HCM, Bắc Giang, Quảng Ninh, Yên Bái, Hà Tĩnh, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hải Phòng và Hải Dương là 10 địa phương có nhiều học sinh dự thi hơn cả. Trong đó, Hà Nội đạt kết quả vượt trội với 125.209 thí sinh của 568 trường; xếp thứ hai là TP.HCM với 50.316 thí sinh của 307 trường.
Bên cạnh đó, có những tỉnh miền núi không nằm trong Top 10 nhưng có số trường tham dự khá đông như Tuyên Quang, Lạng Sơn, Gia Lai… Đặc biệt, trường THCS Nguyễn Trãi – Bon Sê Rê II, Đăk Ru – Đăk Rlấp – Đăk Nông có 667/667 học sinh tham dự cuộc thi.
Theo kết quả được Ban tổ chức công bố tại sự kiện, 8 giải tập thể của cuộc thi tập trung vào các trường tại Hà Nội và TP.HCM. Các giải cá nhân phân bố trên 30 tỉnh thành, trong đó Hà Nội có 18 giải và TP.HCM có 12 giải, tiếp đến là Quảng Bình 6 giải, Cà Mau 4 giải…
Ba học sinh đạt giải Nhất cuộc thi năm nay là Nguyễn Ngọc Diệp, lớp 6A3 trường THCS Nguyễn Đăng Đạo, Bắc Ninh; Phạm Lê Minh Đức, lớp 7A1 trường Tiểu học và ThCS Xanh Tuệ Đức, huyện Thanh Oai, Hà Nội; Phạm Thị Thanh Bình, lớp 8E, thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh. Bên cạnh đó, Ban tổ chức cũng công bố danh sách các học sinh đạt 8 giải Nhì, 15 giải Ba và 50 giải Khuyến khích.
Trường tư thục lao đao (*): Nhiều hệ lụy nếu không thể vực dậy
Trường tư phải đóng cửa, nhà đầu tư rút khỏi lĩnh vực giáo dục, khi học sinh quay trở lại sẽ không đủ lớp học, tăng áp lực lên hệ thống trường công, ảnh hưởng đến hệ thống giáo dục và để lại nhiều hệ lụy lâu dài
Theo số liệu của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM, năm học 2020-2021, thành phố có 1.020 trường ngoài công lập, với hơn 276.000 học sinh (HS). Trong đó, khối mầm non có 902 trường với hơn 179.000 trẻ. Nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, mầm non độc lập tư thục là 1.756 nhóm lớp với hơn 70.000 trẻ. Khối THPT có 89 trường ngoài công lập với hơn 47.000 HS.
Không đáp ứng đủ chỗ học
Bà Lương Thị Hồng Điệp, Trưởng Phòng Giáo dục Mầm non - Sở GD-ĐT TP HCM, cho biết riêng khối mầm non, hệ thống các trường ngoài công lập, nhóm trẻ... tại thành phố đóng góp 60% chỗ học, trong khi hệ thống trường công là 40%. Theo lãnh đạo một phòng GD-ĐT tại TP HCM, hằng năm, nếu không có các trường phổ thông ngoài công lập san sẻ, số HS sau lớp 9 không biết sẽ đi đâu, về đâu khi trường công chỉ đáp ứng khoảng 80% số chỗ học lớp 10.
Điều dễ nhận thấy nhất khi các trường tư lao đao, thậm chí phải giải thể, dừng hoạt động do ảnh hưởng dịch bệnh là số chỗ học sẽ giảm. Quận Bình Tân là một trong những địa phương gặp nhiều áp lực về sĩ số do số HS tăng dần đều qua các năm. Để có thể đáp ứng đủ chỗ học cho trẻ trong độ tuổi đến trường, quận phải nhờ hoạt động từ các trường tư. Thế nhưng, theo ông Ngô Văn Tuyên, Trưởng Phòng GD-ĐT quận, do ảnh hưởng dịch Covid-19, Bình Tân có 2 trường mầm non và 11 nhóm lớp đã giải thể.
Chị Huỳnh Thu Thủy, chủ 2 trường mầm non tại quận Phú Nhuận, cho biết tổng số HS của 2 trường là gần 200 em nhưng chỉ có 50 phụ huynh có ý định cho con đến trường. Suốt hơn 7 tháng qua, chị đã vay mượn khắp nơi để giữ trường. Hiện nay, chị sợ không thể tiếp tục gắng gượng đến tháng 2 để mở lại.
Theo chị Thủy, rất nhiều trường mầm non tư thục mà chị biết cũng đã giải thể. Nếu trường tư đóng cửa nhiều, có thể các em sẽ thiếu chỗ học. Bởi lẽ, số trẻ mầm non ngày một tăng, trường công lập không thể nhận hết các em được vì số trẻ trong một lớp sẽ rất cao, cơ sở vật chất không đủ đáp ứng.
Thiếu hụt lớn nguồn giáo viên
Theo Sở GD-ĐT TP HCM, tính đến ngày 11-9-2021, do ảnh hưởng dịch Covid-19, nhiều trường học đã dừng hoạt động, giải thể. Tổng số cán bộ, giáo viên (GV), nhân viên, người lao động trong ngành giáo dục bị mất việc làm là 12.341 người, tập trung nhiều nhất ở bậc học mầm non với hơn 10.129 người, chiếm trên 82%.
Trước nguy cơ thiếu GV khi trường mầm non được mở cửa, theo ông Trần Trọng Khiêm, Phó Phòng GD-ĐT quận Tân Phú, giải pháp các trường đưa ra khi hoạt động trở lại là sẽ căn cứ số trẻ tự nguyện đến trường để cân đối GV. "Nếu chỉ có khoảng 100 trẻ đến trường thì sẽ cân đối số GV là bao nhiêu cho hợp lý" - ông Khiêm giải thích.
Học sinh một trường mầm non tư thục tại TP HCM trước khi dịch bệnh xảy ra; trường này đang gặp rất nhiều khó khăn. (Ảnh: ĐẶNG TRINH)
Bà Lương Thị Hồng Điệp cho biết UBND TP HCM đã có quyết định các trường mầm non sẽ mở cửa từ tháng 2-2022 theo tinh thần tự nguyện của phụ huynh và các trường đang chuẩn bị tinh thần để hoạt động trở lại. Phòng GD-ĐT các quận, huyện và TP Thủ Đức đang tổng hợp số liệu cả về đội ngũ GV và HS để có phương án cụ thể. Theo bà Điệp, sẽ có tình trạng thiếu GV nhưng hiện nay, số trẻ về quê hoặc ở nhà chưa đến trường cũng nhiều. Các trường sẽ sắp xếp và thiếu hụt thế nào sẽ cân đối trong 2 tuần học đầu tiên.
Cũng theo bà Điệp, trước đây, đại diện các trường mầm non đã cùng ký đơn gửi Thủ tướng Chính phủ xin tháo gỡ khó khăn cho các trường, Vụ Giáo dục mầm non - Bộ GD-ĐT cũng đang xây dựng lộ trình hỗ trợ các trường ngoài công lập.
"Từ phía địa phương, sở sẽ cập nhật tình trạng thiếu GV tại các cơ sở giáo dục mầm non, đặc biệt là các cơ sở ngoài công lập của TP Thủ Đức và các quận, huyện đầy đủ để có giải pháp cụ thể cho từng đơn vị" - bà Điệp nhấn mạnh.
Cần sự hỗ trợ mạnh mẽ
Nhiều chủ trường tư thục các cấp ở TP HCM nhận định rằng trong giai đoạn giãn cách xã hội, các trường học giải thể, sang chủ không phải là ít. Trường tư thục đóng vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục của một quốc gia, góp phần giảm tải cho trường công. Trường tư thục còn giải quyết bài toán xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục, tạo công việc và thu nhập cho nhiều GV, người lao động, góp phần thúc đẩy kinh tế. Nếu trường tư ồ ạt đóng cửa thì gánh nặng sẽ đổ về hướng trường công và xã hội.
Ông Huỳnh Công Thái, chủ sở hữu Trường THPT Đông Đô (quận Bình Thạnh), cho biết khi thiếu GV, HS sẽ là đối tượng bị ảnh hưởng nhất vì các em sẽ không có điều kiện học tập tốt. Trường THPT Đông Đô đang thiếu khoảng 20%-30% GV, chủ yếu ở khối lớp 9 và 12, rơi vào 2 môn quan trọng là toán và văn. Trong đó, môn toán lớp 12 một tuần bình quân có 8 tiết, giờ thiếu đến 6 lớp là 48 tiết, cần ít nhất 4 GV. Ông Thái đã cố gắng huy động học trò cũ là GV đến giúp nhưng về lâu dài, ông hy vọng sẽ có sự hỗ trợ từ lãnh đạo các cấp để GV ở các tỉnh sớm quay lại TP HCM làm việc.
"Bên cạnh đó, nhiều gia đình hạn hẹp nguồn tài chính do dịch bệnh, HS sẽ dịch chuyển sang học ở các trường giáo dục thường xuyên, trường nghề..., như vậy sẽ đỡ tốn kém cho phụ huynh. Nhưng việc dịch chuyển ồ ạt có thể khiến các trường công quá tải, còn trường tư thì không có người học" - ông Thái băn khoăn.
Bà Sanna Manner, Hiệu trưởng Trường Quốc tế Việt Nam - Phần Lan (VFIS), cho rằng trường học không chỉ để học mà còn là nơi HS được trau dồi những kỹ năng quan trọng cho cuộc sống. Các em học cách hợp tác, hiểu và lắng nghe những người khác. Các em cũng có cơ hội để tìm ra điểm mạnh của bản thân và phát triển thành những công dân tốt. Trường tư thục đóng cửa có thể khiến HS mất đi cơ hội học tập hoặc một số gia đình không đủ kinh phí khiến trẻ sẽ phải nghỉ học hay chuyển trường, sẽ khó có thể bắt kịp nhịp học.
Các trường tư cũng gặp khó khăn trong việc giúp HS giải quyết vấn đề nêu trên vì thiếu tiền. "Vì vậy, Chính phủ nên hiểu rằng trẻ em hơn bao giờ hết đang rất cần nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Không chỉ những đứa trẻ, các GV cũng cần sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính quyền về vật chất lẫn tinh thần. Từ đó, lực lượng GV mới có nguồn lực và thời gian tập trung vào công việc, mang lại hiệu quả trong giáo dục" - bà Sanna Manner nêu ý kiến.
Gặp nhiều trở ngại trong hoạt động
"Gánh vác" một phần không nhỏ trong việc san sẻ áp lực cho trường công nhưng theo tâm tư của các trường tư thục, chưa tính đến khó khăn do dịch bệnh, hiện khối trường ngoài công lập gặp nhiều trở ngại trong cả việc cấp phép thành lập lẫn hoạt động.
Theo Sở GD-ĐT TP HCM, thành phố hiện gặp khó khăn về mặt pháp lý trong việc điều chỉnh quy hoạch đất dùng cho giáo dục nên công tác cấp phép thành lập và hoạt động của các cơ sở giáo dục ngoài công lập cũng đang gặp nhiều khó khăn. Trong năm 2020, Thường trực UBND thành phố đã nhiều lần họp bàn nhưng các sở, ngành liên quan chưa tìm được hướng tháo gỡ. Cụ thể, tỉ lệ trường ngoài công lập tăng năm 2017 là 11,74%, năm 2018 là 10,4%, năm 2019 là 6,22%, đến năm 2020 chỉ còn 3,03%, năm 2021 là 1,77%. Trong 2 năm, số trường phổ thông ngoài công lập không tăng, chỉ tăng thêm một số cơ sở giáo dục mầm non.
"Điều này dẫn đến tình trạng tỉ lệ phòng học/vạn dân trong độ tuổi đi học giảm. Riêng trong năm học 2020-2021, 151 cơ sở giáo dục mầm non - gồm 27 trường, 124 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập - đã giải thể và ngưng hoạt động, dẫn đến giảm 411 phòng học" - một cán bộ Sở GD-ĐT TP HCM cho hay.
(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 10-1
Nhìn lại hai năm thích ứng giáo dục 4.0 2022 là năm được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định tập trung triển khai đề án về chuyển đổi số trong ngành. Nhìn lại hai năm thích ứng giáo dục 4.0 trong tình hình dịch bệnh, nhiều vấn đề khó vẫn là thách thức không nhỏ. Chuyển đổi số trong giáo dục cần mang lại tiện ích cho thầy và trò....