Học sinh tự trang trí ghế đá, sắp xếp sách trong thư viện, làm đẹp cảnh quan trường
Gần 1.500 học sinh Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM đã có một chủ nhật ý nghĩa với các hoạt động cộng đồng do nhà trường tổ chức ngày 27-12.
Nhóm học sinh khối lớp 9 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa cười sảng khoái khi nghe bạn bè bình phẩm về “thành quả lao động” của mình. Ảnh: H.HG.
Tuỳ sở thích và năng khiếu, học sinh sẽ chọn một trong các hoạt động như: vẽ trang trí trên nón lá, giỏ lát, giỏ cói, chậu đất nung, khung gỗ, gói và nấu bánh chưng, thêu khẩu trang vải, làm sản phẩm vải nỉ… để bán gây quỹ từ thiện hoặc đem đi tặng người già, neo đơn, trẻ em tại các mái ấm, nhà mở; Làm đẹp cảnh quan nhà trường: sơn chậu cây, quét vôi gốc cây, trang trí ghế đá sân trường…
Nhóm trang trí thư viện: lau dọn, sắp xếp lại kệ sách, vệ sinh khuôn viên thư viện; Nhóm làm các thí nghiệm khoa học thường thức trong đời sống để hướng dẫn cho học sinh mầm non, tiểu học thực hiện; Thiết kế website để có thể truyền thông về các hoàn cảnh khó khăn kêu gọi cộng đồng cùng chung tay giúp sức; Xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động thể dục – thể thao, văn nghệ phục vụ cộng đồng…
Học sinh trang trí nón lá để bán gây quỹ từ thiện. Ảnh: H.HG.
Được biết, hoạt động cộng đồng nằm trong chương trình giáo dục của Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, bắt đầu thực hiện từ năm học 2020-2021 sau mỗi đợt kiểm tra cuối học kỳ với yêu cầu 100% học sinh phải tham gia.
Các học sinh làm vệ sinh và xếp lại sách trong thư viện. Võ Minh Nhật, học sinh lớp 9A 1 (bìa trái) cho biết: “Thư viện trường mình là thư viện thông minh nên học sinh tự tra cứu, lấy sách đọc rồi để lại chỗ cũ. Tuy nhiên, thực tế có nhiều bạn trả lại không đúng chỗ. Hôm nay làm công việc này mình mới hiểu công việc của cô thủ thư không đơn giản…” – Ảnh: H.HG.
Theo ban giám hiệu nhà trường, hoạt động cộng đồng nhằm giáo dục học sinh về lòng yêu nước, lòng nhân ái, chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ đồng loại. Từ đó, hình thành cho học sinh kỹ năng chung sống và ý thức trách nhiệm với cộng đồng. Ngoài ra, chương trình còn có mục tiêu mang giá trị học thuật của Trường chuyên Trần Đại Nghĩa đến với cộng đồng.
Năm nay, ngoài những hoạt động vừa kể trên (diễn ra trong khuôn viên trường), các học sinh còn được chọn lựa để tham gia các hoạt động trải nghiệm bên ngoài nhà trường như: thăm và giao lưu, tặng quà tại các trung tâm bảo trợ xã hội; đi thăm các khu tưởng niệm danh nhân lịch sử, các khu di tích… (diễn ra từ ngày 25 đến 31-12 tùy theo các khối lớp).
Công việc vệ sinh và sơn các gốc cây không chỉ có nam sinh mà nhiều bạn nữ sinh cũng muốn làm đẹp cho trường của mình. Ảnh: H.HG.
Video đang HOT
Được biết, ý thức trách nhiệm với cộng đồng là một trong 6 giá trị mà Trường Trần Đại Nghĩa cam kết thực hiện trong định hướng giáo dục của nhà trường ngoài giá trị về kiến thức – học thuật.
Thi thay đổi, dạy và học đổi thay - Kỳ 1: Khi học sinh hân hoan
"Có ý kiến cho rằng: văn hóa Việt Nam có nhiều nét giống văn hóa Trung Quốc. Ý kiến của em như thế nào?" (đề 1 tiết môn sử lớp 7), "Em có suy nghĩ như thế nào về môn GDCD mà em đã được học thời gian qua? Tại sao?" (đề 1 tiết môn GDCD lớp 9)...
Những bài thi trên giấy sẽ dần nhường chỗ cho các hình thức thi khác. Trong ảnh: học sinh một trường THCS ở TP.HCM làm bài thi học kỳ 1 môn toán - Ảnh: NHƯ HÙNG
"Có ý kiến cho rằng: văn hóa Việt Nam có nhiều nét giống văn hóa Trung Quốc. Ý kiến của em như thế nào?" (đề kiểm tra 1 tiết môn sử lớp 7), "Em có suy nghĩ như thế nào về môn GDCD mà em đã được học thời gian qua? Tại sao?" (đề kiểm tra 1 tiết môn GDCD lớp 9)...
Sau hơn 2 tháng thực hiện quy định mới về kiểm tra, đánh giá học sinh ở bậc trung học (thông tư 26/2020TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT có hiệu lực từ tháng 10-2020), nhiều "điểm sáng" đã xuất hiện ở các trường. Kiểm tra - đánh giá như thế nào thì giáo viên và học sinh sẽ dạy và học như thế ấy. Quy luật này càng thể hiện rõ nét trong thời gian qua.
Tuy nhiên, những khó khăn cũng bắt đầu bộc lộ...
Những đề mở như thế này đang xuất hiện ngày càng nhiều thời gian gần đây khiến học sinh thích thú.
Hết quay cóp
Đợt kiểm tra giữa học kỳ 1 năm học 2020-2021, nhiều học sinh lớp 7A9 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM cho biết các em không phải "gạo" bài môn sử vì "cô giáo ra đề mở, cả lớp được xem tài liệu khi làm bài".
Cô Nguyễn Thị Huyền Thảo, giáo viên môn sử Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, kể: "Mặc dù là đề mở nhưng tôi vẫn ra hai đề để học sinh được lựa chọn. Trong đó, đề 1 được xem là mở hết cỡ: "Có ý kiến cho rằng văn hóa Việt Nam là bản sao của văn hóa Trung Quốc. Bằng kiến thức đã học, đọc và thực tiễn, em có đồng ý với ý kiến trên hay không? Giải thích?".
Đề 2 thì có "mở" nhưng ở mức độ vừa phải: "Câu 1: So sánh nền phong kiến phương Đông, phương Tây theo các tiêu chí sau: sự hình thành, phát triển, xã hội, kinh tế. Câu 2: Trình bày thành tựu văn hóa Trung Quốc thời phong kiến. Liên hệ đến Việt Nam".
Hai đề này đã được tôi áp dụng cho sáu lớp 7 trong đợt kiểm tra giữa kỳ vừa qua, học sinh làm bài trong 90 phút và được xem tài liệu thoải mái".
Theo cô Thảo, nếu cứ bắt học sinh học thuộc lòng theo đề cương rồi vào lớp chép lại vào giấy thì sẽ không rèn được khả năng lập luận, khả năng sử dụng ngôn từ, tư duy sáng tạo... cho các em.
"Tôi thực sự rất bất ngờ khi đa số học sinh chọn đề 1. Tôi còn ngạc nhiên hơn vì tuy mới học lớp 7 nhưng bài làm của các em thể hiện kiến thức rộng, hiểu đề và biết cách làm bài, văn phong tốt và dẫn chứng thuyết phục. Để làm được đề 1 trọn vẹn, học sinh phải biết dẫn dắt, liên hệ với chương trình lịch sử lớp 6 tới lớp 7 chứ không đơn giản" - cô Thảo nói.
Có lẽ vì vậy mà đợt kiểm tra ấy nhiều học sinh đạt điểm cao hơn bình thường. "Sau khi chấm và phát bài cho học sinh, tôi xin phản hồi từ các em: có đồng ý với cách ra đề, cách chấm điểm của cô không? Các em nhận xét là điểm số đó đã phản ánh đúng năng lực của con rồi; mong muốn cô tiếp tục ra đề mở như vậy; có em còn viết là con chưa quen với dạng đề này, nhờ cô hướng dẫn thêm" - cô Thảo thông tin.
Tương tự, hơn 1.000 học sinh khối lớp 11 thuộc sáu trường THPT trên địa bàn quận 1, quận 3, TP.HCM (như Lê Quý Đôn, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Thị Diệu...) đã rất hân hoan khi tham gia dự án "Sài Gòn by bus" vào tháng 10 và 11-2020.
Đây là dự án học lịch sử địa phương, học sinh sẽ sử dụng các phương tiện xe buýt công cộng (xe buýt thường, buýt đường sông, buýt hai tầng mui trần) để khám phá các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, cuộc sống của người Sài Gòn - TP.HCM.
Sau đó, các em sẽ làm sản phẩm là video clip ghi lại quá trình trải nghiệm tham quan di tích lịch sử bằng phương tiện xe buýt, qua đó nêu lên cảm nhận của cá nhân; video clip giới thiệu một di tích lịch sử hay cảnh quan, món ăn... nằm trên tuyến có xe buýt dừng; poster giới thiệu các điểm di tích lịch sử bằng các loại xe buýt; brochure giới thiệu các hoạt động tham quan du lịch ở TP.HCM bằng buýt; bản đồ tham quan du lịch ở TP.HCM bằng buýt...
Điều khiến học sinh vui mừng hơn cả là các em không phải làm bài kiểm tra giữa kỳ 1. Thay vào đó, các giáo viên sẽ chấm điểm sản phẩm, thái độ học tập, khả năng làm việc nhóm... khi thực hiện dự án để đưa vào cột điểm này (hệ số 2).
Linh hoạt, không bó buộc
Theo cô Ngô Thị Thành - phó hiệu trưởng Trường THPT Phan Huy Chú (Hà Nội), nhiều trường đã thực hiện linh hoạt nhiều phương thức dạy học, không bó buộc vào không gian lớp học và cách dạy học truyền thống. Ví dụ như dạy học theo chủ đề trong đơn môn hoặc tích hợp liên môn, dạy học gắn với di sản, với các lĩnh vực đời sống thực tế, tổ chức cho học sinh triển khai các dự án nghiên cứu, hoạt động trải nghiệm...
Nhưng trước đây, khó khăn cho các trường chính là kiểm tra, đánh giá học sinh như thế nào. Làm sao để vừa đổi mới cách dạy học nhưng vẫn không xa rời định hướng thi quốc gia của Bộ GD-ĐT. Vì thế những đổi mới mạnh mẽ ở các lớp đầu cấp nhưng lại co hẹp ở lớp cuối cấp để tập trung cho học sinh ôn thi.
"Việc đổi mới kiểm tra đánh giá như thông tư 26 là căn cứ pháp lý để các trường xây dựng quy định về đánh giá học sinh theo các hình thức dạy học đa dạng. Nên với những trường đã triển khai các hình thức dạy học đa dạng thì đây là điểm thuận lợi chứ không có nhiều vướng mắc" - cô Thành chia sẻ.
Theo cô Thành thì theo quy định với việc kiểm tra thường xuyên, giáo viên chủ động có các hình thức kiểm tra khác nhau như vấn đáp, trả lời câu hỏi trực tiếp tại lớp, làm phiếu bài tập hoặc qua thực hành, thí nghiệm, hoạt động trải nghiệm... Nhưng để thuận tiện và đảm bảo công bằng, đánh giá sát học sinh thì phải xây dựng tiêu chí, thang điểm cho các hình thức đánh giá khác với truyền thống (làm bài trên giấy).
Chia sẻ về quy định mới, cô Nguyễn Thị Nhiếp, hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa (Hà Nội), cũng cho biết việc đa dạng hình thức đánh giá thường xuyên cũng nhằm phù hợp với sự đa dạng của các hình thức dạy học đã được một số trường thực hiện và đang trở thành hướng đi chung của các trường bậc trung học. Nhưng cô Nhiếp cũng cho rằng nếu giáo viên ở các trường chưa làm quen với các hình thức dạy học đa dạng thì sẽ bỡ ngỡ.
"Không phải quy định mới là nói không với kiểm tra trên giấy như truyền thống, mà cho phép giáo viên sử dụng nhiều cách thức kiểm tra đa dạng, bao gồm cả yêu cầu học sinh làm bài tập trên phiếu ôn tập, trả lời câu hỏi trên phiếu trắc nghiệm hay vấn đáp, thuyết trình, dự án học tập... Các hình thức mới cần dựa trên tiêu chí, thang điểm cụ thể" - cô Nhiếp trao đổi.
Áp lực nhẹ đi
Nhận xét về cách kiểm tra mới, một số học sinh lớp 10 Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) cho rằng áp lực nhẹ đi khi các bài kiểm tra như trước đây được thay thế bằng các dự án học tập, bài tập thực hành.
"Chẳng hạn với môn lịch sử, cô giáo thiết kế nội dung học tập theo chủ đề chứ không dạy tuần tự theo sách giáo khoa, chúng em cảm thấy dễ hiểu hơn. Cùng với đó, cô giáo giao nhiệm vụ cho nhóm thực hiện các yêu cầu liên quan tới chủ đề đã học hoặc hoàn thành các phiếu bài ôn tập chung. Thay đổi đó khiến chúng em thấy môn học không khô khan, đáng ngại như trước" - H., học sinh lớp 10 trường này, cho biết.
Khuyến khích tự học, tự nghiên cứu
Từ thực tế đã triển khai, cô giáo Vũ Thị Phương Anh, phó hiệu trưởng Trường THPT oàn Thị iểm (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), cho biết việc đánh giá qua các phần thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập hay qua bài thực hành, dự án học tập khuyến khích học sinh tự học, tự nghiên cứu, mạnh dạn hơn khi tham gia các hoạt động phong trào của trường, nghiên cứu khoa học, phát triển được năng lực sáng tạo, sở thích của bản thân. Thông qua đó, giáo viên có thể đánh giá khách quan hơn sự tiến bộ và năng lực tư duy của học sinh.
Phát triển kỹ năng mềm
Giờ sinh học, nhiều học sinh Trường THCS Thới Lai (Cần Thơ) được tự do quan sát cây hoa, sau đó trình bày kết quả với giáo viên - Ảnh: VĨNH HÀ
Cô Nguyễn Thị Thành - hiệu trưởng Trường THPT Bình Minh, Hoài Đức, Hà Nội - cho biết với quy định đổi mới kiểm tra, đánh giá, giáo viên mạnh dạn hơn trong việc áp dụng các hình thức dạy học đa dạng. Ví dụ môn ngữ văn hoặc tiếng Anh, giáo viên giao các bài tập theo nhiều hình thức khác nhau gắn với thực tiễn cuộc sống như: viết blog, bài truyền thông, báo tường, nhật ký, Facebook, thông báo...
"Giáo viên cũng tạo sự hứng thú học tập cho học sinh bằng cách cho kiểm tra nhiều lần thông qua việc hỏi - đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm... Học sinh được chọn bài có điểm cao nhất, hoặc điểm trung bình của các lần kiểm tra để tính điểm đánh giá thường xuyên. Qua đó rèn cho học sinh khả năng hùng biện, tranh luận về những gì đã được học, biến kiến thức trong sách thành kiến thức của bản thân", cô Nguyễn Thị Thành chia sẻ.
Theo thầy Phạm Văn Lực - hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Thới Lai (huyện Thới Lai, Cần Thơ), với định hướng đổi mới tiệm cận chương trình mới và quy định về kiểm tra, đánh giá thường xuyên linh hoạt hơn, trường đã mạnh dạn đưa 1/3 số tiết học ra ngoài không gian lớp học, tổ chức dạy học qua các dự án học tập thiết kế theo chủ đề gắn với thực tiễn cuộc sống, tổ chức trải nghiệm, thực hành...
Giáo viên được chủ động các hình thức kiểm soát, đánh giá học sinh trong quá trình học tập. Ví dụ lập nhóm học tập trên Zalo, Facebook để giao nhiệm vụ cho từng học sinh hoặc nhóm học sinh. Các nhóm học tập chủ động thảo luận, thực hiện, gửi sản phẩm cho giáo viên
"Ưu điểm của hình thức này là học sinh hứng thú, tự giác hơn. Việc kiểm tra không chú trọng vào việc ghi nhớ kiến thức mà đánh giá học sinh ở nhiều mặt hơn, trong đó phát triển được những kỹ năng mềm của học sinh" - thầy Lực cho biết.
Tuy nhiên, theo thầy Lực, các phương pháp dạy học, đánh giá đều được thảo luận, thống nhất trong tổ chuyên môn. Mỗi tổ chuyên môn có kế hoạch giáo dục với các chuyên đề được xây dựng trên cơ sở thống nhất chung. Các giờ dạy theo nhiều hình thức khác nhau có sự quan sát, góp ý chéo của giáo viên vì "những điểm đổi mới phải chuyển dần dần" - thầy Lực nói.
181 học sinh TP.HCM xuất quân thi học sinh giỏi Quốc gia 2020 Năm nay, Bộ GD&ĐT tổ chức kỳ thi học sinh (HS) giỏi Quốc gia sớm hơn 2 tuần so với thường lệ. Sáng 22-12, Sở GD&ĐT TP.HCM tổ chức công bố đội tuyển dự thi HS giỏi quốc gia, năm học 2020-2021. Ông Cao Minh Qúy, Phó Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở GD&ĐT TP.HCM cho biết, kỳ thi HS giỏi quốc...