Học sinh tự chọn môn học: Liệu có bị định hướng?
Một trong những điểm mới của chương trình mới bậc trung học phổ thông là học sinh được tự chọn năm môn học. Điều này khiến giáo viên và nhà trường lo ngay ngáy, vì sợ sẽ xảy ra tình trạng có môn học sinh chọn quá nhiều, môn chọn quá ít.
Thầy năng động sẽ không sợ thiếu trò
Chương trình mới được áp dụng cho bậc trung học phổ thông (THPT) sẽ có nhiều thay đổi, thay vì học sinh (HS) phải học 13 môn bắt buộc như hiện nay thì chỉ còn 12 môn.
Đáng chú ý, ngoài bảy môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc (gồm: ngữ văn, toán, ngoại ngữ 1, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng và an ninh, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, nội dung giáo dục của địa phương), HS sẽ được chọn năm môn tự chọn từ ba nhóm môn học (mỗi nhóm phải chọn ít nhất một môn).
Học sinh có thực sự được tự chọn môn học? Ảnh minh họa
Đó là nhóm môn khoa học xã hội (lịch sử, địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật), nhóm môn khoa học tự nhiên (vật lý, hóa học, sinh học), nhóm môn công nghệ và nghệ thuật (công nghệ, tin học, nghệ thuật).
Tại hội nghị trực tuyến với sự tham dự của lãnh đạo UBND, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) các tỉnh, thành bàn về việc chuẩn bị điều kiện triển khai chương trình giáo dục phổ thông, nhiều giám đốc sở băn khoăn, khi HS tự chọn môn học liệu có ảnh hưởng đến công việc của giáo viên và tổ chức trường học?
Nhiều HS khi biết được tự chọn sẽ “chào tạm biệt” ngay các môn sử, hóa, sinh vì khó học, khó lấy điểm…
Điều này có thể đem đến sự thuận lợi cho người học và đáp ứng chương trình phân hóa nghề nghiệp ở bậc học. Nhưng thực tế, nhiều giáo viên dạy môn tự chọn bắt đầu lo lắng.
Một giáo viên dạy môn địa lý THPT ở Q.1 (TP.HCM) cho biết: bình thường, HS phải học đủ 13 môn bắt buộc thì các em đã bên trọng, bên “lơ” rồi. Những môn học bị cho là môn phụ thường HS chỉ học cho có, đủ điểm qua môn, còn lại chỉ tập trung cho các môn chính có thi cử. Sau này được tự chọn thì khả năng HS sẽ bỏ luôn những môn không có giá trị thi đại học. Khi đó, HS chắc chắn sẽ học lệch, còn nhiều giáo viên môn tự chọn dễ rơi vào tình thế không có học trò, thiếu tiết nghĩa vụ theo quy định.
Hiệu trưởng một trường THPT ở TP.HCM cho biết, nhà trường sẽ đau đầu khi HS chọn quá ít hoặc nhiều cho một môn nào đó. Điều này ảnh hưởng đến tổ chức chuyên môn, nhân sự, thu nhập của giáo viên…
Video đang HOT
Nhân sự trường học gần như cố định trong dài hạn theo quy mô HS nên việc để người học chủ động chọn môn học sẽ dẫn đến thừa, thiếu giáo viên cục bộ.
Ví dụ: năm nay, HS chọn học môn hóa học quá nhiều thì trường không đủ giáo viên. Song năm sau, chỉ lác đác vài HS chọn thì lại thừa giáo viên. Đó là chưa kể, những môn như giáo dục kinh tế và pháp luật, nghệ thuật… chỉ có vài HS chọn thì tổ chức lớp học thế nào? Kể cả thu nhập của giáo viên cũng sẽ bị thay đổi đáng kể.
Còn thầy Nguyễn Viết Đăng Du, Tổ trưởng Tổ Lịch sử Trường THPT Lê Quý Đôn (Q.3, TP.HCM), cho rằng nếu sự thay đổi này có lợi cho HS thì giáo viên cũng không nề hà gì. Để đáp ứng yêu cầu của chương trình mới thì chắc chắn giáo viên phải năng động hơn để thu hút HS cho môn học của mình.
Hơn nữa, môn tự chọn vẫn yêu cầu HS phải chọn ít nhất một môn trong mỗi nhóm nên HS không học lệch hẳn. HS cũng sẽ chọn môn học theo sự hướng dẫn và tư vấn của nhà trường, giáo viên… Vì vậy sẽ hiếm có chuyện giáo viên môn tự chọn phải thất nghiệp, mà thay vào đó là phải “cải tiến” mình.
Sợ tự chọn… nửa vời
Theo Vụ Giáo dục trung học Bộ GD-ĐT, các trường phải xây dựng tổ hợp gồm năm môn học được chọn từ ba nhóm môn học trong chương trình và xây dựng một số tổ hợp ba cụm chuyên đề của ba môn học phù hợp với khả năng tổ chức của nhà trường để không xảy ra tình trạng môn chọn quá nhiều hoặc quá ít. Đồng thời đảm bảo định mức giờ dạy cho giáo viên.
Thi gì học nấy liệu có dễ khiến việc tự chọn trở nên nửa vời?
Bộ cũng có hướng dẫn thực hiện, trong đó quy định hiệu trưởng tổ chức xây dựng và ban hành kế hoạch thời gian thực hiện chương trình của từng môn học bắt buộc, môn học tự chọn, chuyên đề học tập… đảm bảo tổng số tiết/năm học theo quy định. Chương trình mỗi môn học ở mỗi khối lớp được bố trí phù hợp trong cả năm học.
Những hướng dẫn này được cho là “đẩy” về cho hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm quá nhiều trong khi có nhiều thứ hiệu trưởng không quyết được, ví dụ số tiết nghĩa vụ của giáo viên. Nếu giáo viên thuộc môn được chọn ít thì giải quyết thế nào?
Theo nhiều giáo viên, đã định nghĩa là môn tự chọn, cho phép HS chọn môn học thì phải đáp ứng sự lựa chọn của các em, chứ không làm kiểu nửa vời định hướng cho dễ tổ chức. Muốn thực hiện nội dung này phải thay đổi quy chế, chính sách phù hợp về đội ngũ, cơ sở vật chất, để khi HS lựa chọn, nhà trường đáp ứng được nguyện vọng các em, tránh chuyện định hướng phù hợp với điều kiện.
Thầy Lâm Vũ Công Chính, giáo viên Trường THPT Nguyễn Du (Q.10, TP.HCM), phân tích: “Cách thức này nhiều nước đã làm và làm tốt nhưng mình thì vẫn còn nửa vời. Ví dụ ở Mỹ, họ không tổ chức lớp học theo kiểu tập trung, quản lý HS theo định danh lớp học cố định nên đến giờ môn nào thì HS đăng ký môn tự chọn có thể đến lớp đó học.
Còn chúng ta sẽ khó hơn vì lớp học cố định, đến giờ môn tự chọn, HS phải chạy toáng lên để tìm lớp. Muốn thay đổi thì phải thay đổi cách quản lý nhà trường, cách tổ chức lớp học và đặc biệt là sự tự giác của HS”.
Một giáo viên khác băn khoăn: “Việc chọn môn tự chọn không có gì mới, chương trình hiện hành vẫn được chọn một môn tự chọn nhưng thực chất là trường chọn và thường là chọn những môn có thi. Mục đích mà các trường định hướng là để tăng thêm tiết ôn tập danh chính ngôn thuận.
Ví dụ, theo phân bố chương trình mô toán có bốn tiết/tuần thì chọn toán là môn tự chọn sẽ có thể dạy năm tiết/tuần. Vì vậy, tôi rất lo lắng chúng ta lại một lần nữa định hướng cho môn tự chọn”.
Có một thực tế rất mâu thuẫn là những người biên soạn chương trình khác với những người ra đề đánh giá, kiểm tra nên cuối cùng là dạy và học phải chạy theo thi gì học nấy. Dẫn chứng rõ ràng là sách giáo khoa hiện hành có chương trình nâng cao và cơ bản nhưng đề thi quốc gia chỉ ra cơ bản nên trường học dần bỏ hẳn nâng cao. Bởi vậy, muốn HS tự chọn môn học phải thay đổi cách đánh giá, chấp nhận HS học lệch theo năng khiếu và nhu cầu.
Giáo viên lo sợ, học sinh phấn khích trước thông tin học sinh THPT sẽ được tự lựa chọn môn học
Theo chương trình Giáo dục phổ thông mới dự kiến sẽ áp dụng từ năm 2022, học sinh THPT sẽ chỉ học 12 môn gồm 7 môn bắt buộc và 5 môn tự chọn, thay vì 13 môn bắt buộc như chương trình đang được áp dụng hiện tại.
Thông tin này nhận lại nhiều phản ứng trái ngược giữa giáo viên và học sinh.
Đánh trúng tâm lý học sinh
Cụ thể, nội dung của chương trình Giáo dục phổ thông mới sẽ được áp dụng cho bậc THPT từ năm học 2022-2023. Học sinh từ lớp 10 sẽ chỉ học 12 môn gồm 7 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc bao gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, nội dung giáo dục của địa phương.
5 môn học tự chọn còn lại được phân ra 3 nhóm môn học, học sinh cần chọn mỗi nhóm ít nhất 1 môn học. Nhóm Khoa học xã hội gồm Lịch sử, Địa lý, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật; nhóm Khoa học tự nhiên gồm Vật lý, Hóa học, Sinh học; nhóm Công nghệ và Nghệ thuật gồm các môn Công nghệ, Tin học và Nghệ thuật.
Hầu hết học sinh đều ủng hộ quyết định này vì giảm được áp lực trực tiếp từ quá trình học tập.
Đối với quy định mới này, các bạn học sinh THPT tỏ ra khá thích thú. Hầu hết các học sinh đều cho rằng chương trình 13 môn bắt buộc được áp dụng từ trước đến nay gây áp lực lớn cho học sinh. Có một số môn học thực sự không cần thiết nếu học sinh không định hướng nghề nghiệp liên quan tới lĩnh vực đó. Việc bắt buộc học sinh phải học đều và đạt thành tích tốt 13 môn học làm hạn chế cơ hội phát huy thế mạnh riêng của mỗi học sinh.
Nguyễn Trần Thùy Trâm (học sinh lớp 10, trường THPT Vạn Xuân, Hoài Đức, Hà Nội) phấn khởi cho biết: "Em mong chương trình này sẽ được áp dụng sớm cho học sinh bọn em, em thấy việc học sinh được tự chọn môn học là phù hợp vì học sinh sẽ được đăng kí môn dựa trên sở thích của bản thân, như thế việc học cũng sẽ diễn ra hiệu quả hơn".
Đồng quan điểm, Nguyễn Hồng Anh (học sinh lớp 11, trường THPT Hà Nội) chia sẻ: "Nếu áp dụng vào năm học 2022 thì chúng em đã tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, đa phần chúng em đều mong muốn nhà trường hiểu được tâm lý, sở trường của học sinh để cho phép học sinh tự lựa chọn môn học vì học một lúc quá nhiều môn thì mình sẽ được không có thời gian trau dồi kỹ và trở nên áp lực hơn trong quá trình hoàn thiện bài vở, thi cử".
Giáo viên vừa mừng, vừa lo
Trái ngược với sự ủng hộ của học sinh, một số giáo viên lại tỏ ra lo lắng đặc biệt là các giáo viên giảng dạy các bộ môn thường được ít học sinh chọn đầu tư học hơn vì không có trong các lựa chọn khối xét tuyển.
Lo lắng này là hoàn toàn có cơ sở khi các em học sinh cấp ba thường tập trung hơn vào những môn chính và các bộ môn phục vụ cho kỳ thi THPT Quốc gia. Đối với những môn không nằm trong các khối thi THPT Quốc gia mà mình lựa chọn, học sinh thường có thái độ học chống đối để đủ điểm đạt học sinh Giỏi hoặc tốt nghiệp.
Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, thầy Trần Văn Tích (giáo viên bộ môn Công nghệ lớp 12, trường THPT chuyên Trần Phú, Hải Phòng) chia sẻ: "Tôi tự nhận thấy bộ môn Công nghệ trước giờ không được học sinh chú trọng. Số ít những em học sinh nam chú trọng chủ yếu là các em định hướng nghề nghiệp liên quan tới kỹ thuật công nghệ, cơ khí hoặc ngành điện, những học sinh nữ hoàn toàn không chú ý tới bộ môn này. Theo chương trình 13 bắt buộc, các em vẫn phải tiếp nhận kiến thức để là bài kiểm tra và lấy điểm đủ điều kiện đạt học sinh Giỏi. Khi chương trình mới được áp dụng, tôi lo sợ bộ môn Công nghệ sẽ hoàn toàn bị các em lãng quên".
Một giờ học môn GDCD tại trường THCS Bạch Đằng, quận 3, TPHCM.
Là một giáo viên tiểu học, tuy nhiên cô Trần Thị Lan Anh (giáo viên bộ môn Âm nhạc, trường Tiểu học Nguyễn Du, Hải Phòng) cũng tỏ ra lo lắng khi biết tới thông tin này: "Các em học sinh thường có xu hướng tập trung vào 3 môn Toán, Văn, Ngoại ngữ, những môn học như Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật thường bị cho là môn học để giải trí. Tôi đã từng chứng kiến học sinh chơi game trong giờ Tin học, hay ngủ gật trong giờ Âm nhạc, bài vẽ Mỹ thuật thì nhờ người thân làm hộ. Dù quy định này là dành cho chương trình giáo dục cấp THPT, nhưng nhận được sự ủng hộ của đông đảo học sinh, tôi lo lắng rằng chương trình này sẽ sớm áp dụng đối với giáo dục cấp Tiểu học và THCS".
Trái với sự lo lắng trên, nhiều giáo viên lại bày tỏ sự ủng hộ khi cho rằng đây là một trong những giải pháp hữu hiệu để giảm gánh nặng cho học sinh.
Cô Nguyễn Thị Thùy Dương (giáo viên dạy môn Sinh, trường THPT Phan Đình Phùng, Hà Tĩnh) chia sẻ: "Tôi hoàn toàn ủng hộ chương trình mới này của Bộ vì chương trình này hợp lý, có sự tiếp cận với giáo dục hiện đại và đặc biệt là tạo điều kiện cho học sinh phát triển năng lực một cách tích cực. Việc được lựa chọn môn học sẽ tạo tâm lý thoải mái cho học sinh chứ không gây áp lực cho các em khi phải học quá nhiều môn nữa".
Đồng quan điểm, cô Nguyễn Việt Hồng (giáo viên dạy môn Sử, trường THPT Phan Đình Phùng, Hà Tĩnh) cũng cho rằng: "Mục đích của chương trình này là nhằm phân luồng học sinh. Chương trình này ở thế giới đã được áp dụng lâu rồi nhưng ở Việt Nam mặc dù từng làm nhưng rồi không triệt để được. Cách tự chọn môn học như thế này không chỉ là cách giúp học sinh giảm áp lực mà còn giúp chính bản thân giáo viên cải tiến cách dạy để thu hút sự lựa chọn của học sinh".
Tự chọn môn học tuy có nhiều ưu điểm có thể nhìn thấy rõ. Tuy nhiên, để áp dụng đúng và có hiệu quả thì cần phải có định hướng rõ ràng cho học sinh, giáo viên tránh tình trạng học sinh học tủ, học lệch cũng như đẩy giáo viên vào cảnh "thất nghiệp" vì không được học sinh lựa chọn.
Học sinh được tự chọn môn học: Giáo viên Lịch sử nghĩ cách thu hút trò Còn hơn một năm nữa, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 sẽ được áp dụng, cho phép học sinh THPT tự chọn môn học. Song hiện nay, nhiều giáo viên Lịch sử đã có những chuẩn bị để "kéo Fan" cho môn học của mình. Giáo viên dạy Lịch sử lo lắng ? Chương trình GDPT mới sẽ được bắt đầu triển...