Học sinh trung học so tài nghiên cứu khoa học cấp quốc gia
Chiều nay, 10.3, tại Nghệ An, Bộ Giáo dục – Đào tạo chính thức khai mạc Cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học khu vực phía Bắc (từ Thừa Thiên – Huế trở ra).
Nhiều đề tài nghiên cứu của học sinh gây ấn tượngẢNH TUỆ NGUYỄN
Năm nay là năm thứ 6 Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học trên phạm vi toàn quốc. Cuộc thi năm nay thu hút đông đảo đội ngũ giáo viên, học sinh các trường phổ thông trên khắp cả nước tham gia với 488 dự án ở 22 lĩnh vực, 882 học sinh tham dự, tăng 30 dự án so với năm học trước.
Theo báo cáo của ban tổ chức, tại khu vực này có 249 dự án của 475 học sinh (THPT có 198 dự án của 375 học sinh, THCS có 51 dự án của 100 học sinh).
Video đang HOT
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trao đổi với học sinh về đề tài khoa học kỹ thuật của các em tại buổi khai mạc
Kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh trung học trong những năm qua đã khẳng định hướng đi đúng đắn. Hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế (Intel ISEF) tại Mỹ từ năm 2013 đến nay Việt Nam đã dành được nhiều giải thưởng cao, khẳng định được năng lực của học sinh Việt Nam trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật.
Trong năm 2017 vừa qua, trong số 8 dự án (được lựa chọn từ hàng chục nghìn dự án) tham dự, có 5 dự án đoạt giải chính thức (1 giải ba, 4 giải tư) và 4 dự án đoạt đặc biệt do các tổ chức khoa học – công nghệ và doanh nghiệp trao tặng, là 1 trong số 48/78 quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án đoạt giải, đứng thứ ba về số lượng giải thưởng, sau Mỹ và Ấn Độ.
Phát biểu tại buổi lễ khai mạc, Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo Phùng Xuân Nhạ nhận đánh giá cao sự nỗ lực của các thầy cô giáo và các em học sinh trong các nhà trường, đã tạo ra hàng chục nghìn dự án nghiên cứu ở cấp trường; hàng nghìn dự án dự thi cấp tỉnh; hàng trăm dự án dự thi cấp quốc gia. Thành tích đó cũng đã khẳng định học sinh Việt Nam có tiềm năng nghiên cứu khoa học tốt và tiềm năng đó sẽ được phát triển nếu được tạo điều kiện tốt trong học tập, nghiên cứu.
Người đứng đầu ngành Giáo dục – Đào tạo cũng bày tỏ hy vọng, thông qua hoạt động này, sẽ có nhận thức mới về chất lượng giáo dục, mở rộng về không gian, thời gian và hình thức hoạt động dạy học, thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá trong các nhà trường, đồng thời khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học, các tổ chức nghiên cứu khoa học và các cá nhân tham gia vào hoạt động giáo dục của trường phổ thông.
Các đoàn dự thi với màn chào hỏi tại lễ khai mạc
Các trường đại học, các tổ chức khoa học, công nghệ cần xem kết quả cuộc thi là nguồn tài nguyên tốt để lựa chọn, sử dụng, bao gồm tài nguyên con người (là nguồn tuyển sinh đầu vào), các ý tưởng khoa học (để tiếp tục đầu tư, nghiên cứu), các sản phẩm công nghệ (để tiếp tục hoàn thiện, phát triển thành thương phẩm)… Đây chính là cơ hội tốt cho việc kết nối giữa giáo dục phổ thông, giáo dục đại học và doanh nghiệp…, tạo môi trường phát triển tốt cho giáo dục và đào tạo.
Ông Nhạ lưu ý, ban giám khảo cần tập trung làm việc chính xác, công tâm, lựa chọn được những đề tài tốt nhất để trao giải và chọn cử tham gia hội thi Intel ISEF tổ chức tại Mỹ vào tháng 5 tới.
Theo TNO
Lâm Đồng tạo môi trường cho học sinh nghiên cứu khoa học
Lâm Đồng là một trong những tỉnh đầu tiên trong cả nước tổ chức cuộc thi khoa học kỹ thuật (KHKT) dành cho học sinh trung học. Qua mười lần tổ chức cuộc thi cấp tỉnh, sáu lần tham gia cuộc thi cấp quốc gia và tham dự các cuộc thi KHKT khu vực, quốc tế; nhiều đề tài, dự án khoa học của học sinh tỉnh Lâm ồng để lại "dấu ấn" với bạn bè trong nước và quốc tế. Đây cũng là cơ sở để Lâm Đồng triển khai tốt hoạt động trải nghiệm sáng tạo, trong chương trình giáo dục phổ thông mới.
Học sinh trải nghiệm môi trường nghiên cứu khoa học - kỹ thuật.
Niềm vui vẫn còn hiện rõ trên khuôn mặt của hai nữ sinh lớp 11, Trường THPT Bùi Thị Xuân (TP à Lạt), Giang Thanh Tú Uyên và Nguyễn Thị Thu Tuyết. Hai em vừa xuất sắc giành giải nhất cuộc thi sáng tạo xã hội năm 2017 (hạng mục sáng tạo trẻ dành cho học sinh phổ thông toàn quốc), với bộ sản phẩm kính thông minh hỗ trợ di chuyển cho người khiếm thị kết hợp định vị GPS với smartphone. Uyên và Tuyết kể về hành trình tham gia cuộc thi đầy hào hứng: Sau khi được thầy, cô giáo thông tin về các cuộc thi sáng tạo kỹ thuật, hai em mới lên ý tưởng làm sản phẩm thiết thực, giúp ích cho cộng đồng, đặc biệt là người khuyết tật. Khi ý tưởng đã hình thành, hai bạn lại gặp khó khăn, vì gần như cả hai chưa có một nền tảng về kỹ thuật, công nghệ. Cả hai bắt đầu hành trình từ những tài liệu được thầy giáo dạy tin học cung cấp, những tài liệu tham khảo và quá trình khảo sát thực tế từ Hội Người mù. Trải qua hai tháng đầy thử thách, ý tưởng của hai nữ sinh đã thành hiện thực. "Với hệ thống này, người thân có thể xác định vị trí của người khiếm thị, hay chính người khiếm thị có thể phát tín hiệu thông báo vị trí của mình trong trường hợp gặp bất lợi khi di chuyển" - Tú Uyên cho biết. Thầy Lương Đình Dũng, giáo viên bộ môn Tin học, người trực tiếp hướng dẫn Uyên và Tuyết thực hiện bộ sản phẩm, nhận xét: "Dù sản phẩm vẫn chưa thật sự hoàn hảo, nhưng có thể thấy rõ tinh thần đam mê sáng tạo của học sinh, và sự tạo dựng môi trường để học sinh nghiên cứu khoa học (NCKH) của nhà trường, địa phương. Kết quả trên đã góp thêm vào thành tích sáng tạo KHKT của học sinh Lâm Đồng trên toàn quốc".
Xác định NCKH trong học sinh trung học là một trong những hoạt động chuyên môn trọng tâm, ngành giáo dục Lâm Đồng luôn chú trọng công tác tập huấn kỹ năng NCKH, cũng như tăng cường công tác tư vấn, tạo môi trường tốt nhất để học sinh bước vào sân chơi bổ ích này. Từ năm học 2008 - 2009, trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Sở GD và ĐT Lâm Đồng với Chương trình giáo dục Intel Việt Nam, ngành giáo dục Lâm Đồng đã tổ chức cuộc thi KHKT - Intel ISEF lần thứ nhất, với 27 đề tài của 51 học sinh thuộc sáu trường THPT trong toàn tỉnh tham gia. Trong đó, hai đề tài được chọn tham dự Cuộc thi Intel ISEF quốc tế tại Mỹ. Từ đó, cuộc thi KHKT trở thành một hoạt động chuyên môn trọng tâm của ngành giáo dục Lâm Đồng. Cuộc thi cấp tỉnh lần thứ mười vừa tổ chức, có 154 đề tài của học sinh 46 trường THPT trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng tham gia. Qua cuộc thi, 27 đề tài được chọn dự thi cấp quốc gia, dự kiến tổ chức vào tháng 3-2018 tại TP Đà Lạt.
Là huyện có phần lớn số trường trung học nằm ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, năm học này, lần đầu tiên thầy và trò huyện Lạc Dương tham gia cuộc thi KHKT dành cho học sinh trung học cấp tỉnh. Và niềm vui khó tả, khi cả bốn đề tài tham gia đều đoạt giải, gồm một giải ba và ba giải khuyến khích. "Đa số các đề tài, dự án tham gia cuộc thi đều có ý tưởng xuất phát từ thực tế địa phương. Đây là môi trường tốt để học sinh được giao lưu, học hỏi và tiếp cận với khoa học - công nghệ, giúp các em tự tin, năng động hơn; đồng thời bổ trợ rất tốt trong đổi mới phương pháp dạy và học" - Trưởng phòng GD và ĐT huyện Lạc Dương Nguyễn Thị Thủy . Những năm tiếp theo, ngành giáo dục Lạc Dương sẽ đầu tư thêm cho hoạt động NCKH, tạo điều kiện để giáo viên hướng dẫn và học sinh tham dự cuộc thi KHKT, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của địa phương.
Từ năm học 2012 - 2013, lần đầu tiên Bộ GD và ĐT tổ chức cuộc thi KHKT cấp quốc gia, đến nay, ngành giáo dục Lâm Đồng đều tham gia và đạt kết quả cao, nhiều năm liên tục có đề tài được Bộ GD và ĐT chọn tham gia cuộc thi quốc tế. Năm 2016 và 2017, có ba đề tài của học sinh Lâm Đồng đoạt giải ba tại Hội thi KHKT quốc tế (Intel ISEF), tổ chức tại Mỹ. Theo Phó Giám đốc Sở GD và ĐT Lâm Đồng Trần Đức Lợi: Nhằm bổ trợ, nâng cao chất lượng hoạt động NCKH, giúp học sinh tự tin khi bước ra môi trường quốc tế, Sở tổ chức nhiều sân chơi trí tuệ, bổ ích, phối hợp và kết nối với các sở, ngành liên quan; các viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng trên địa bàn, giúp hỗ trợ, hướng dẫn và đánh giá các đề tài khoa học của học sinh; ngành giáo dục tỉnh cũng tạo điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị để giáo viên hướng dẫn và học sinh thực nghiệm ý tưởng, đề tài NCKH. Mặt khác, các đơn vị, trường học và phụ huynh rất quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để học sinh tham gia NCKH. Vì vậy, thời gian tới, ngành giáo dục Lâm Đồng tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức bồi dưỡng về phương pháp, kỹ năng NCKH cho học sinh và giáo viên; từng bước đầu tư hạ tầng kỹ thuật, thiết bị phục vụ hoạt động dạy, học và NCKH; tạo điều kiện, khuyến khích học sinh, giáo viên tham gia các hội thảo khoa học và triển khai áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn; thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích đối với giáo viên, người hướng dẫn NCKH.
Theo Nhandan.com.vn
Khó chữa 'bệnh' thiếu ngủ ở học sinh Cuối tuần qua, tại vòng chung kết cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp thành phố dành cho học sinh trung học, đề tài nghiên cứu khoa học "Vấn đề thiếu ngủ của học sinh THPT tại TP HCM" do 2 học sinh thực hiện đã thu hút sự chú ý của dư luận Học sinh trung học ở TP HCM đang chịu...