Học sinh Trà Leng trở lại trường sau 21 ngày nghỉ học
Hôm nay (18/11), HS trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học (PTDTBT TH) Trà Leng ( Nam Trà My, Quảng Nam) đi học trở lại kể từ sau vụ sạt lở kinh hoàng ngày 28/10 vùi lấp 11 căn nhà ở nóc Ông Đề.
Sân trường vẫn ngổn ngang bùn đất. Máy xúc của lực lượng bộ đội ầm ì xúc dọn lớp bùn đất đặc quánh ở sân trường. Phía sau trường, đội thợ khẩn trương thi công, sửa chữa lại nhà bếp, nhà vệ sinh…
Chỉ mong HS sớm đến lớp trở lại
Chỉ có 50% trong tổng số HS của Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học (PTDTBT TH) Trà Leng đến trường trở lại sau 21 ngày nghỉ học. HS ở thôn 4 bị sạt lở từ trên xuống nên chưa thể đến trường được. Từ mấy ngày nay, GV nhà trường đã chia nhau dọn dẹp vệ sinh trường lớp và đến nhà HS vận động các em đi học trở lại.
Lớp 2 do cô giáo Nguyễn Thị Kim Ký chủ nhiệm chí có 12 trong tổng số 20 HS đến lớp. Lớp 2/2 chỉ có 7 HS đi học. “Nhìn lớp học vắng nhiều, nói thật là rất buồn. Nhà trường chủ trương ghép HS của cả hai lớp thành một để tổ chức dạy học”. Niềm vui của cô Ký và đồng nghiệp trong những ngày này, chỉ là mong lớp đủ sĩ số. Học sinh vui chơi trở lại sau những dư chấn của trận sạt lở kinh hoàng hôm 28/10 và những vụ sạt lở liên tiếp sau đó.
Nhóm thợ khẩn trương thi công công trình vệ sinh và nhà bếp để GV, HS nhà trường sớm ổn định sinh hoạt
Thầy Bùi Quang Ngọc – Hiệu trưởng nhà trường đầy buồn bã: “Dù HS đã đi học lại nhưng cơ sở vật chất của nhà trường chưa đâu vào đâu. Hôm nay có lực lượng sư 315 của Quảng Nam và Quân khu 5 đưa máy xúc lên hỗ trợ dọn đất bùn trong sân trường. Trong phòng học, thầy cô, một số phụ huynh đã dọn dẹp sạch sẽ để HS có chỗ học đảm bảo vệ sinh.
Chỗ ở của các em cũng đã ổn định. Nhưng nhà bếp và công trình vệ sinh mấy ngày nay vẫn đang tạm bợ. Chỉ có 2 phòng vệ sinh có thể sử dụng tạm. Đội thợ đang khẩn trương thi công để sớm nhất khoảng 2 ngày tới, khu vệ sinh phải hoàn thành. HS có thể đứng ăn được chứ gần 250 con người, mà vệ sinh không đảm bảo thì rất khó”.
Giáo viên trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Trà Leng phải mất nhiều ngày mới thu dọn được lớp bùn đất và vệ sinh dãy phòng ở của HS
Phòng học cũng ngập trong bùn
Mấy chục năm công tác ở vùng núi cao, thầy Ngọc chia sẻ: “Gần ngày 20/11 năm nay, cảm giác thật hụt hẫng, không biết nói sao cho vừa. Trong thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân, rồi chính quyền các địa phương hướng về Trà Leng với nhiều hỗ trợ, động viên. Thiên tai dồn dập và liên tiếp trong thời gian vừa qua, Trà Leng không chỉ thiệt hại về tài sản mà còn thiệt hại về con người.
Mọi lực lượng hiện nay đang đổ dồn đi tìm kiếm, còn 13 người đang còn mất tích, trong đó có anh Việt – Bí thư xã. Việc trôi nhà dân từ cơn bão số 9 rồi đến cơn bão số 10 trôi nhiều hơn. Những vụ sạt lở đất càng ngày càng nhiều gây chết người nên người dân hoang mang là điều không tránh khỏi. HS cũng sợ, không dám đi học nếu không có người lớn đi cùng. Việc ra lớp sẽ còn rất khó khăn”.
50% HS nhà trường vắng trong ngày đầu tiên đi học trở lại sau 3 tuần nghỉ học kể từ vụ sạt lở kinh hoàng ở nóc Ông Đề
Những năm trước, kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam, tập thể Hội đồng sư phạm Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Trà Leng chỉ tổ chức một bữa cơm thân mật. Chủ yếu là anh em chúc đồng nghiệp tự chúc mừng nhau, động viên nhau vượt qua khó khăn để bám trường bám lớp, nâng cao chất lượng dạy học.
Những ngày tới, thầy Ngọc cho biết, nhà trường sẽ phải điều chỉnh lại thời khóa biểu để dạy bù, đuổi kịp chương trình. “Mất 3 tuần HS nghỉ học nên nhà trường tăng một ngày học 2 tiết Toán – Tiếng Việt, các môn khác giảm thời lượng lại, có thể một tiết học 2 bài”. Ngoài ra, nhà trường có lợi thế HS bán trú đông nên sẽ tổ chức học ban đêm. “Với những HS có nhà ở gần trường, nhà trường sẽ vận động phụ huynh cho con em đến trường ban đêm để học. Những giải pháp này giúp vừa đuổi kịp chương trình nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng” – thầy Ngọc cho biết.
Xin “ánh sáng” cho học sinh
Video đang HOT
Nhờ được tặng máy nổ, Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Trà Mai xử lý tốt tình huống trong đêm mưa bão cho HS và người dân xung quanh sơ tán tránh thiên tai
Những ngày nay, Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Trà Mai (huyện Nam Trà My, Quảng Nam) đang tổ chức thi giáo viên giỏi cấp trường. Thầy Nguyễn Khắc Điệp – Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Năm nay, địa phương có nhiều ảnh hưởng bởi thiên tai, người dân mất mát rất nhiều. Điều này cũng ảnh hưởng đến tâm lý của cả HS, phụ huynh và CBGVNV nhà trường. Nhà trường chỉ tổ chức ôn lại truyền thống của Ngày nhà giáo Việt Nam”.
Năm học này, Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Trà Mai trường có nhiều thành tích cao, được tặng thưởng Cờ thi đua của UBND tỉnh, đứng nhất toàn khối THCS của tỉnh, hoàn thành kiểm định chất lượng mức độ 2 và đạt trường chuẩn quốc gia mức độ 1. “Thế nên 20/11 năm nay, tập thể giáo viên nhà trường vui buồn lẫn lộn. Sống ở vùng cao nhiều năm thấy bà con rất vất vả nên cá nhân tôi và nhiều GV trong trường đã kêu gọi các nhà hảo tâm hỗ trợ giúp bà con giải quyết khó khăn trước mắt. Về lâu dài, rất mong các tổ chức và chính quyền các cấp tính sinh kế bền vững để bà con ổn định cuộc sống” – thầy Điệp chia sẻ.
Thầy Nguyễn Khắc Điệp là người đã đi xin “ánh sáng” cho HS. Mặc dù là xã trung tâm huyện nhưng sau những cơn bão liên tiếp, nhà trường cũng gặp nhiều khó khăn. “Quá nửa số HS của nhà trường là HS bán trú, các em ở lại trường sinh hoạt, học tập suốt cả tuần. Trong khi đó, do ảnh hưởng bởi mưa bão nên tình trạng mất điện thường xuyên xảy ra, thậm chí mất điện nhiều ngày liền. Những lúc thiên tai, bão lũ, trường học còn mở cửa đón người dân vùng có nguy cơ bị sạt lở đến sơ tán. Máy phát điện là thứ rất cần thiết đối với HS và bà con trong vùng thiên tai” – thầy Điệp cho biết. Sau đó, nhà trường đã được một doanh nghiệp ở Đà Nẵng tặng một máy phát điện để dùng dự phòng.
Thầy Võ Đăng Thuận – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Nam Trà My đã có thư kêu gọi các tổ chức, cá nhân hảo tâm xin hỗ trợ cho 29 trường trên địa bàn huyện mỗi trường một máy phát điện với công suất 5kw trở lên để phục vụ công tác dạy học cũng như ăn ở, sinh hoạt của HS và GV.
Chuyến đi mạo hiểm nhưng đậm tính nhân văn của đoàn Dự án sách hay
Trên những cung đường lầy lội, rồi kẹt xe, đường tắc vì sụp lún xe vẫn cứ đi trong mưa rơi, đoạn về thì sương xuống tối cả bầu trời...
Cô Hoàng Thị Thu Hiền (nguyên giáo viên Ngữ văn Trường trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong thành phố Hồ Chí Minh), trưởng ban Dự án "Sách hay dành cho học sinh tiểu học" cùng với một số cộng sự là những đồng nghiệp, bạn bè và học sinh của cô đã có chuyến đi vào tận những vùng khó khăn, heo hút để cứu trợ người dân trong trận bão lũ vừa qua.
Học sinh ở Trà My được nhận quà tặng (Ảnh CTV).
Điểm đến Đắk Rông, tỉnh Quảng Trị
Trời mưa, đường nhiều nơi vẫn còn bị chia cắt nhưng đoàn cứu trợ của cô giáo Hoàng Thị Thu Hiền vẫn đến những ngôi trường tại Đắk Rông để tập huấn về công tác thư viện sau đó tặng sách cho 22 trường trung học cơ sở và tiểu học nơi đây.
Học sinh ở Đắk Rông được nhận quà (Ảnh: CTV)
Cô Thu Hiền cho biết, dù đi đường rất mệt vì vất vả, gian nan nhưng nhìn thấy rõ nụ cười, niềm hạnh phúc từ ánh mắt của các thầy cô giáo khi được nghe tập huấn và được nhận sách thì cả đoàn đã không còn thấy mệt nữa.
Tập huấn cho các trường để đưa sách đến với học sinh (Ảnh CTV)
Trời đổ mưa tầm tã nhưng đoàn vẫn tiếp tục cuộc hành trình vào xã Na Pang mang theo 468 bộ đồng phục, 1.300 cây viết 2.700 cuốn tập, 3 thùng tô màu và bánh kẹo tặng cho trường tiểu học học Pa Nang và tặng 393 bộ đồ chơi, 10 chăn phao tặng cho trường mẫu giáo nơi đây.
Tiếp tục hành trình đến bản AVao trên những cung đường lầy lội, rồi kẹt xe, đường tắc vì sụp lún. Xe vẫn cứ đi trong mưa rơi, đoạn về thì sương xuống tối cả bầu trời. .. đường về xa nhiều ổ gà, ổ trâu và những khúc cua khủy tay. Đoàn xe đi vô cùng gian truân mang theo nỗi lo về sự an toàn.
Trường Tiểu học và Trung học cơ sở A Vao (Ảnh: CTV)
Thế nhưng, sự khát khao được chia sẻ là sức mạnh để các thành viên trong đoàn không còn thấy mệt. 761 chiếc áo ấm, 1.300 đôi dép, 94 chăn phao, 500 bộ áo quần, 4 thùng đồ chơi (424 bộ ) cho trẻ mẫu giáo của công ty Long Thủy, 100 áo ấm cho người lớn 200 khăn tắm, 500 bộ áo quần đủ các loại, bánh kẹo, hộp tô màu ...tất cả đã được trao tận tay người nhận.
Trường Vừa A Dính (Ảnh: CTV)
Cô Thu Hiền kể rằng, trên đường đi đoàn nghe được câu chuyện thương tâm về thầy hiệu phó của một trường học - nơi đoàn đến tặng quà mà xót xa quá.
Đợt lũ đầu tiên thầy đi họp ở ngoài huyện về trường, khi đi qua ngầm cả người và xe bị lũ cuốn trôi. Cả trường và bà con dân bản chia nhau đi tìm cả mấy tuần mà không thấy. Đến đợt lũ sau dâng lên, người dân mới phát hiện thi hài thầy trôi xa cách đó 26 cây số. Cả xe cùng lặng im hồi lâu mà mắt ai cũng ngấn lệ, rưng rưng.
Đoàn phát quà xong, thấy các em học sinh nhận được áo ấm là mặc luôn, rạng ngời hạnh phúc. Bà con ở đây là người Pa Cô, rất nhiều người không biết nói tiếng kinh, chỉ biết nói 2 tiếng cảm ơn hoặc gật đầu. Nhìn họ thấy thương lắm. Thấy chăn đẹp ai cũng muốn xin thêm nhưng số lượng không nhiều . ..tạm biệt A Vao trong chiều muộn.
Điểm đến Nam Trà My
Đoàn khởi hành từ Huế lúc 12 giờ, thẳng tiến vào Quảng Nam xuyên qua Đà Nẵng rước 2 học trò cũ cùng đi. Đoàn mang theo 323 bộ áo ấm, 2 ngàn cuốn tập, 1.200 cây viết, bánh kẹo và 4 thùng củ cải muối.
Học sinh Trà My nhận áo ấm (Ảnh CTV)
Trên đường đi, ghé chợ Tam Kỳ mua thêm 386 đôi dép nhựa xinh đẹp cho học sinh, 430 chiếc áo mưa. Đường đi có quá nhiều điểm sạt lở, có những điểm đi qua trong cả xe ai cũng nín thở lặng im. Không ai nói nhưng ai cũng hiểu hiểm nguy đang rình rập....
Niềm vui của học sinh khi được nhận sách (Ảnh: CTV)
Đường nhỏ nhiều đoạn đầy sình lầy, mọi người phải xuống khuân đá đắp lên xe mới chạy được..đoạn đường chỉ có 12 km mà mất tới 2 tiếng. Xe bị sa lầy mấy lần nhưng rất may các tài xế trong đoàn rất giỏi nên cứu nhiều "bàn thua" ngoạn mục.
Niềm vui của học sinh khi được nhận sách (Ảnh: CTV)
Đến điểm trường C27 của Trà Cang chỉ có 5 cây mà phải sử dụng cả 3 phương tiện: ô tô; xe máy và vác bộ. Đoàn đã tặng 120 bộ đồ chơi cho học sinh mẫu giáo, 65 áo ấm cho học sinh tiểu học và 65 đôi dép. Đồng thời tặng chăn phao, áo ấm, dép, khăn tắm, áo quần cho 118 hộ dân đồng bào Xê Đăng.
17 giờ đoàn lại đến trường Trà Tập. Dù hơi muộn nhưng vì bán trú nên có học sinh ở lại. Đoàn mang theo 268 áo ấm, 2 ngàn cây viết và 6 thùng củ cải muối rất bự tặng bếp ăn nội trú.
Quà được trao tận tay các trường (Ảnh: CTV)
20 giờ đoàn về nhà nghỉ - một ngày dầm mưa, khuân vác, phát đồ cật lực. Tất cả các thành viên kết hợp ăn ý nhưng không ai than một lời nào dù ai cũng thấm đòn.
Trời mưa to hơn. Nước sông đỏ ngầu chảy cuồn cuộn, nước dâng cao so với hôm trước gần cả mét. Nhưng với quyết tâm cao hội thảo về vai trò của sách, tập huấn công tác thư viện cho các trường tiểu học trong huyện vẫn diễn ra đúng như dự kiến. Trao trao tặng 3.252 đầu sách cho thư viện của 11 trường tiểu học trong toàn huyện, trị giá 114 triệu phần thủ tục làm trước nhận sách sau vì do trời mưa nước tràn đập nên xe không đi được.
Không chỉ học sinh, người dân cũng được nhận quà (Ảnh: CTV)
Và cũng là tin xấu đoàn không thế vào Trà Lèng trao quà tận tay cho 37 hộ dân nơi đây vừa bị lũ cuốn sạch cả làng. Cũng vì trời mưa đường còn bị chia cắt nên một số trường không đến được. Dù thời gian rút ngắn lại nhưng cũng giành thời gian giao lưu với 1 lớp học sinh để thầy cô mục sở thị: phương pháp giới thiệu sách .
Nhóm các bạn trẻ phân chia và đóng gói số hàng còn lại để chuyển đi cho kịp các trường.
13giờ 30 phút đoàn đến trường tiểu học Trà Dơn và trao tặng cho trường 1 ngàn cuốn tập, 37 đôi dép quai hậu, 370 cuốn tô màu và 3 thùng củ cải muối cho học sinh bán trú. Đồng thời đoàn cũng trao tặng cho trường mẫu giáo Ánh Dương ngay bên cạnh 3 thùng đồ chơi cho học sinh. Học sinh vui như mở hội. Vì trời mưa to quá, sợ đường tắc nên đoàn về vội trong cơn mưa trút xuống tầm tã.
16 giờ đoàn trở về trường tiểu học Kim Đồng nơi tập kết hàng hoá. Đồng thời mời đại diện thầy cô của các trường được tặng quà đến nhận vì các trường này hiện tại đang bị chia cắt không thể chở lên .
Đoàn đã trao tặng cho Trà Vân: áo ấm trẻ em 325 cái, 1 ngàn cuốn vở, 1 thùng bánh kẹo, 270 quần học sinh 100 áo thun, bút bi, củ cải muối; Trường Trà Vinh: 3 thùng đồ chơi mẫu giáo, bánh kẹo, 5 thùng sữa, 259 đôi dép,100 áo mưa, tập vở 1 ngàn cuốn, 2 tập truyện cũ, 2 thùng củ cải muối .
Đoàn tặng Trường Trung học cơ sở Trà Cang 1 ngàn tập vở, 1 thùng bút bi, thước, gôm, củ cải muối.
Không chỉ học sinh, người dân cũng được nhận quà (Ảnh: CTV)
Phần trao tặng cho 37 hộ dân ở thôn 2 xã Trà Lèng: Chăn, áo, dép, khăn, áo mưa, củ cải muối.
Gian nan hành trình trở về
Cô Thu Hiền nói rằng, phát xong quà từ thiện, đoàn tranh thủ về vì sợ bão số 12, 13 ập đến. Cả đoàn ăn vội mì gói và lên xe bắt đầu cuộc chạy đua với thời gian.
Trên đường đi, các điểm sạt lở càng ngày càng nhiều. Nếu mưa thêm một ngày nữa điểm chia cắt sẽ càng nhiều hơn, cứ vài trăm mét lại có một chỗ sạt lở. Có những đoạn sạt lở xe đi qua hú hồn, nín thở. Ai cũng vừa đi vừa lo và cầu nguyện.
Xe liên tục gặp sự cố vì đường đi nguy hiểm (Ảnh CTV)
Khi trước mặt hiện lên một đống đất lù lù nhão nhoét, nhìn bùn cứ đổ trên cao xuống cuồn cuộn. Mọi người nhìn nhau buồn thiu. Phải quay lại sao? Và quay lại không biết có được hay không nữa? Dù mọi người phải xuống lội bùn, lội nước nhưng xe qua được niềm vui dâng lên khôn tả.
Trời cứ mịt mù mưa gió (Ảnh CTV)
Xe vẫn tiếp tục đi trong mưa. Càng đi càng thấy vắng không thấy bóng dáng một chiếc xe nào cả. Mất 4G, mất sóng điện thoại của tất cả các nhà mạng, đường vắng hoe, không có một người dân nào để hỏi. May sao, sau 2 tiếng vòng vèo đường đèo cũng thấy được nhà dân hỏi được đường ra Hiệp Đức.
Kết thúc tốt đẹp chuyến đi đầy mạo hiểm nhưng vô cùng ý nghĩa. Cô Thu Hiền nói vui: "Chuyến đi đầy trải nghiệm. Nam Trà My có rất nhiều Trà: Trà Leng, Trà Don, Trà Nam, Trà Cang, Trà Vân, Trà Tập, Trà Linh ..Trà nào cũng dễ thương nhưng sợ nhất là trà đường-trà sạt, bởi đường mà bị sạt lở, bị ngập lún thì hết đường đi, hổng có đường về".
Thầy trò vùng lũ Thừa Thiên Huế gặp mặt gọn nhẹ, ấm cúng nhân dịp 20/11 Người đứng đầu ngành giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, sẽ điều chỉnh thời gian dạy bù trong cả năm học để không gây áp lực cho học sinh và thầy cô giáo sau 6 cơn bão và lũ đi qua. Tại các huyện vùng trũng ở tỉnh Thừa Thiên Huế, bão lũ dồn dập, nước vẫn chưa rút hết, thầy...