Học sinh TP.HCM lo lắng trước giờ làm bài Văn lớp 10
Sáng nay, 68.500 học sinh lớp 9 tại TP.HCM bước vào ngày thi đầu tiên của kỳ tuyển sinh lớp 10, môn thi Ngữ Văn. Sự lo lắng hiện rõ trên từng gương mặt các em.
Tại hội đồng thi trường THCS Trần Văn Ơn (Q.1), từ 6h sáng, rất nhiều phụ huynh đã kịp đưa con tới trường thi. Đúng 7h, lễ khai mạc, phổ biến quy chế thi diễn ra, với sự tham gia của ông Lê Hồng Sơn (Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM).
Hai học sinh kiểm tra tình trạng đề thi.
Nhiều thí sinh đến trễ buổi lễ, tuy nhiên không có trường hợp quá giờ so với quy định. Tại lễ khai mạc, các học sinh tranh thủ ôn bài. Nhiều em cho biết khá áp lực với môn thi đầu tiên này. Nguyễn Thanh Nam (THCS Trần Văn Ơn) không rời mắt khỏi tờ đề cương, Nam cho biết: “Môn Văn là môn học em yếu nhất, lại là môn đầu tiên nên không tranh khỏi lo lắng. Em dậy từ 5h sáng ôn lại bài, hy vọng đạt được 6 điểm môn này”. Nam dự thi vào trường THPT Trưng Vương.
Học sinh tỏ ra mệt mỏi, hồi hộp trước giờ làm bài môn thi đầu tiên.
Video đang HOT
Tương tự, em Lê Thị Thảo Tiên cũng hồi hộp trước giờ làm bài môn Ngữ Văn. “Thực sự, môn Văn em chủ yếu đọc và cố thuộc thôi, không phải bài nào cũng hiểu nên em khá lo lắng. Mong sao đề ra trúng tủ và biết đâu sẽ có câu hỏi nào đó liên quan đến tình hình biển đảo”. Thảo Tiên dự thi vào trường THPT Lê Quý Đôn.
Thí sinh đứng chờ giám thị gọi tên vào phòng thi.
Học sinh Hoàng Thùy Lan Anh (THCS Nguyễn Du) chia sẻ: “Môn Văn thì em tự tin vào khả năng làm bài của mình. Tối qua em học đến 11h, sáng nay dậy sớm ôn lại một chút ít. Nhưng chắc do là ngày thi đầu tiên nên em cứ thấy hơi hồi hộp một chút”. Bên ngoài sân trường, nhiều phụ sinh nán lại chờ con thi xong.
Theo Sở GD-ĐT TP.HCM, kỳ tuyển sinh lớp 10 năm học 2014-2015, có 68.500 thí sinh dự thi tại 120 hội đồng thi. Trong đó, có 11 hội đồng của khối lớp 10 THPT chuyên với 7.517 thí sinh. Đây cũng là năm đầu tiên TP tổ chức thi tuyển tại 24/24 quận huyện.
Nhiều em cảm thấy căng thẳng.
Thí sinh dự thi lần lượt 3 môn Ngữ văn (120 phút), Ngoại ngữ (60 phút), Toán (120 phút) và môn chuyên (nếu đăng ký dự thi vào trường, lớp chuyên). Dự kiến ở công bố kết quả thi vào ngày 4/7 và điểm chuẩn tuyển sinh vào ngày
Theo zing
Căng thẳng "thi đấu" vào lớp 6
4.000 thí sinh thi vào lớp 6 Trường Hà Nội-Amsterdam, 3.500 thí sinh thi vào THCS Lương Thế Vinh, 2.600 thí sinh thi vào THCS Nguyễn Tất Thành... Tỷ lệ "chọi" vào các trường này đều từ 7 đến 20 chọn 1, căng thẳng không kém kỳ thi đại học sắp tới.
Luyện thi như đại học
Năm nay, với đầu vào lớp 6 tăng tới 22.000 học sinh so với năm học trước trên toàn địa bàn Hà Nội, việc tuyển sinh diễn ra khá căng thẳng. Liên tục các ngày từ đầu tháng 6 tới nay, đặc biệt là ngày 13/6 với 4.000 học sinh thi vào lớp 6 trường chuyên Hà Nội-Amsterdam, hàng loạt các trường có tiếng của Hà Nội đều "nóng bỏng" chuyện thi đầu vào lớp 6.
Bà Lê Thị Oanh - Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam cho biết, năm học 2014-2015, nhà trường tuyển sinh 200 chỉ tiêu khối lớp 6 với điều kiện đầu tiên là học sinh phải có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội và có 4 năm trở lên ở cấp tiểu học xếp loại học lực Giỏi, hạnh kiểm Tốt; có tổng điểm hai môn Tiếng Việt và Toán cuối học kỳ hai lớp 5 đạt từ 19 điểm trở lên. Điều kiện đặc biệt như vậy nhưng năm nay, số học sinh dự thi tăng gần 1.000 em so với năm học trước. Đây được coi là mục tiêu nóng nhất của các phụ huynh có con lên lớp 6 vì để vào được trường này, học sinh phải trải qua nhiều khóa ôn luyện, thi thử để có thể thi đấu với trung bình 20 bạn khác. Bà Đặng Vân Anh, phụ huynh có con thi vào trường này cho biết, ngay từ năm lớp 2, con đã phải học thêm ở trung tâm Học mãi và trong những tháng cuối trước kỳ thi, con đã trải qua 3 vòng thi thử ở đây.
Con thi đỗ vào trường Hà Nội - Amsterdam là mục tiêu của nhiều bậc phụ huynh.
Ngày 12/6, hàng ngàn phụ huynh cũng đã đưa con em tới trường THCS Nguyễn Tất Thành, Hà Nội để tham dự kỳ thi tuyển vào lớp 6. Theo cô Hiệu trưởng Nguyễn Thị Thu Anh, năm nay trường nhận được gần 2.600 hồ sơ dự thi, đạt kỷ lục về số lượng học sinh thi đầu vào lớp 6 của trường. Chỉ tiêu lấy vào của THCS Nguyễn Tất Thành là 240 em, xét theo điểm từ cao xuống thấp. Phụ huynh cháu Hoàng Thanh Lam, học sinh lớp 5 trường tiểu học Yên Hòa cho biết, cháu Lam đã được gửi gắm cho các thầy cô trong trường từ đầu năm lớp 5 để làm quen với đề thi. "Vậy mà đề Toán con làm chỉ được 50-60%, nhiều bạn thi xong đều nói là đề quá khó" - phụ huynh cháu Thanh Lam chia sẻ.
Gian nan cho học sinh tuổi Quý Mùi
Năm nay Trường THCS Lương Thế Vinh cũng tuyển 500 học sinh trong tổng số đăng ký dự thi là hơn 3.500 em. PGS Văn Như Cương, Hiệu trưởng Trường Lương Thế Vinh cho biết, năm nay số thí sinh tăng một phần do tuổi Quý Mùi, một phần là nhu cầu của phụ huynh ngày càng cao. "Với mức học phí chỉ khoảng 1,2 triệu đồng/tháng/học sinh, chúng tôi nhắm vào những gia đình có thu nhập vừa phải, có nhu cầu đầu tư cho con em học tập theo phương pháp của trường. Trong khi đó, các trường ngoài công lập thông thường đều có mức thu cao hơn 2 tới 5 lần. Có lẽ cũng vì vậy mà lượng học sinh dự thi năm nay tăng hơn năm trước" - PGS Văn Như Cương cho biết.
Nói về kỳ thi này, PGS Văn Như Cương chia sẻ những câu trả lời rất hồn nhiên của các cô cậu học sinh tiểu học. "Bài thi môn Ngữ Văn có câu điền các cặp từ trái nghĩa vào chỗ trống để hoàn thành các câu ca dao, tục ngữ. Kết quả có những câu trả lời khá thú vị như "Trống đánh cao, kèn thổi thấp"; "Trống đánh to, kèn thổi bé" rồi cả "Khi vui muốn cười, buồn tênh lại khóc"; "Khi vui muốn đứng, buồn tênh lại nằm". Với câu "Bóc ngắn cắn dài" thì các con điền thành "Bóc vỏ cắn ruột"; "Bóc lạc cắn khoai"; "Bóc ít cắn nhiều"...
PGS Văn Như Cương cho biết, câu này chỉ được 1 điểm, có em làm đúng, có em điền sai nhưng cho thấy cách tư duy rất thú vị của trẻ con. "Tôi không đồng ý với việc bắt ép các em học sinh tiểu học phải luyện thi để thi vào lớp 6. Trường chúng tôi không tổ chức luyện thi và công khai đề thi của trường các năm trước để phụ huynh cho con làm quen. Tuy nhiên cũng không thể loại bỏ việc các thầy cô bên ngoài vẫn tổ chức luyện thi để vào trường tôi cũng như các trường có tiếng khác. Đây là điều chúng tôi cũng rất băn khoăn mà chưa có biện pháp hạn chế khi nhu cầu cho con học của phụ huynh lớn hơn khả năng đáp ứng của các trường" - PGS Văn Như Cương nói.
Bên cạnh đó, PGS Văn Như Cương cũng chia sẻ vấn đề áp lực với con trẻ. "Phụ huynh muốn định hướng cho con là đúng nhưng nhiều người lại quên mất thực lực của con mình như thế nào. Mỗi trẻ có những năng lực, trí thông minh khác nhau nhưng nhiều phụ huynh bỏ qua để ép con mình vào môi trường học tập mà mình cho là hay, là đúng. Không có gì khổ bằng việc bắt con em mình phải học trong trạng thái không thoải mái, sợ tụt hậu, không bắt kịp thầy cô, các bạn. Con mình phải được đặt đúng môi trường phù hợp, đến lớp chỉ vui vẻ khi con hiểu được bài, bình đẳng với các bạn" - đây là điều mà PGS muốn chia sẻ với các phụ huynh trong thời điểm phải cân nhắc, đưa ra lựa chọn cho con mình bước vào bậc THCS.
Theo ANTĐ
TP.HCM: Gần 700 thí sinh bỏ thi tốt nghiệp Trong ngày thứ 2, tại TP.HCM, gần 700 thí sinh đã bỏ thi tốt nghiệp THPT. Chiều ngày 3/6, theo báo cáo nhanh của lãnh đạo Sở GD - ĐT TPHCM, trong môn Toán hệ THPT, số thí sinh đăng ký 57.548, dự thi 57.489, vắng 59 em; Hệ GDTX số thí sinh đăng ký 8.247, dự thi 7997 thí sinh, vắng 250...