Học sinh tham quan, trải nghiệm: Ai chịu trách nhiệm nếu chuyến đi thiếu an toàn?
Kết thúc giữa kỳ, nhiều trường học tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tham quan, trải nghiệm dành cho học sinh, đã xảy ra những vụ việc đáng tiếc như tai nạn, đi lạc… khiến phụ huynh không yên tâm cho con tham gia.
Hoạt động tham quan, trải nghiệm đối với học sinh diễn ra trong các trường học hiện nay. Ảnh minh họa: Q.Anh
Học sinh rời phố là lộ kỹ năng sống
Liên quan đến vụ việc 27 học sinh THPT bị lạc trong rừng khi đi dã ngoại, Công an tỉnh Bắc Kạn thông tin, sáng ngày 22/11 vừa qua, nhóm 29 học sinh lớp 12 chuyên Lý (Trường THPT chuyên Bắc Kạn) tổ chức đi dã ngoại tại thôn Khau Mồ, sau khi leo lên đến đỉnh núi thì có 2 học sinh có dấu hiệu mệt mỏi nên đã được thầy giáo đưa về trước, 27 học sinh còn ở lại trên núi, đến chiều muộn các em đã bị lạc trong rừng. Đến 18h cùng ngày, Công an tỉnh nhận được tin báo đã khẩn trương điều động lực lượng, phối hợp rà soát, tìm kiếm. Đến khoảng 21h thì phát hiện nhóm học sinh này và đưa trở về.
Mặc dù nhóm học sinh nói trên đã trở về an toàn, song nhìn tâm trạng mệt mỏi, lo lắng trong suốt quá trình bị lạc khiến nhiều phụ huynh không khỏi xót xa. Dù đây là bài học cho giáo viên, nhà trường khi tổ chức hoạt động ngoại khóa, song còn đó những mối lo khi mà ngoài yếu tố khâu tổ chức, còn có sự yếu kém về kỹ năng của học sinh hiện nay. Theo các chuyên gia tâm lý, kỹ năng sống của học sinh hiện nay vẫn còn thiếu, nên khó phòng tránh các nguy cơ, cũng như khả năng ứng phó các tình huống xảy ra.
Anh Hoàng Anh (Hà Nội) – hướng dẫn viên du lịch có nhiều tour du lịch sinh thái, khám phá thiên nhiên cho biết: “Khi tổ chức các chuyến đi vào rừng, cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Đó là sức khỏe của học sinh, phải đảm bảo mới có thể đi được. Bên cạnh đó, phải lên kế hoạch chi tiết cho các em khi đi vào rừng phải phối hợp với nhau ra sao, tuân thủ hướng dẫn ra sao… Không được tự ý hành động cá nhân có thể bị lạc, tai nạn. Khi gặp tình huống lạc, tai nạn cách xử lý như thế nào. Ngoài ra, phải mang đủ các dụng cụ, thiết bị cần thiết như dao, la bàn, bản đồ, điện thoại hoặc bộ đàm, thuốc men… Bị lạc có thể dùng các cách khác nhau để báo hiệu. Phải có nhóm trưởng hoặc người dẫn đường nhiều kinh nghiệm, thông thuộc địa bàn”.
Vừa mới từ chối cho con tham gia hoạt động tham quan của nhà trường, phụ huynh Lê Thị Hằng (ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) có con học THCS cho biết: “Đợt này đang là dịp vừa thi giữa kỳ xong, nên hầu như trường nào cũng tổ chức tham quan, dã ngoại cho học sinh. Tôi ủng hộ các hoạt động này vì con có cơ hội đi chơi vui vẻ với bạn bè, học thêm nhiều điều mới mẻ… Tuy nhiên, trường chọn đi chơi ở một hồ lớn, tôi thấy chưa phù hợp vì lứa tuổi này hiếu động, nếu không trang bị đầy đủ bảo hộ an toàn thì có thể xảy ra nguy cơ tai nạn, đuối nước”.
Từ chối nếu thấy chuyến đi không an toàn
Video đang HOT
Nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh, ngành GD&ĐT cũng đã có nhiều văn bản nhắc nhở, chỉ đạo việc tổ chức các hoạt động tham quan, dã ngoại đối với học sinh và giáo viên. Trong đó, nhấn mạnh đến các yếu tố đảm bảo an toàn trong suốt chuyến hành trình. Tiêu biểu như, đầu tháng 11, Sở GD&ĐT Hà Nội đã có văn bản gửi các phòng GD&ĐT, các đơn vị, trường học trên địa bàn về tăng cường công tác bảo đảm an toàn trường học giáo dục an toàn giao thông năm học 2020 – 2021.
Theo ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, các trường học khi lựa chọn địa điểm tổ chức các hoạt động tuyên truyền, tham quan, học tập ngoại khóa cho cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh trên địa bàn Thủ đô hoặc các tỉnh lân cận phải phù hợp với lứa tuổi, đối tượng tham gia. Việc tổ chức phải được thống nhất và đồng thuận của phụ huynh học sinh. Phải lựa chọn những đơn vị (công ty) cung cấp dịch vụ có đủ năng lực, uy tín, xe vận chuyển đảm bảo chất lượng, lái xe phải có ý thức tốt, có trách nhiệm cao, nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, bố trí cán bộ giáo viên, phụ huynh cùng tham gia và quản lý học sinh bảo đảm an toàn khi tổ chức.
Chỉ ra một thực tiễn nhu cầu tham quan, ngoại khóa của học sinh là cần thiết trong các nhà trường hiện nay, thầy Tùng Lâm, Chủ tịch Hội đồng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) cho biết: “Không phải vì tai nạn ở đâu đó mà dừng các hoạt động tham quan, học tập ngoại khóa cho học sinh. Điều quan trọng đó là Hiệu trưởng phải là người chịu trách nhiệm nếu như có sự việc đáng tiếc xảy ra. Vì thế, phải lên kế hoạch chặt chẽ trong các khâu, yêu cầu học sinh nắm vững nội quy, cảnh báo từ nhà trường và đơn vị tổ chức phối hợp thực hiện. Ban Phụ huynh tham gia lựa chọn địa điểm, đơn vị tốt chức. Phụ huynh hoàn toàn có quyền từ chối các địa điểm không phù hợp, có nguy cơ mất an toàn đối với học sinh”.
Đầu năm 2020, Bộ GD&ĐT đã có đề nghị các Sở GD&ĐT chỉ đạo các trường học xây dựng kế hoạch trải nghiệm, tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh phải phù hợp, đảm bảo an toàn, khả thi về khoảng cách địa lý, sức khỏe học sinh khi tham gia các hoạt động. Nhà trường tăng cường biện pháp quản lý tốt học sinh khi tham gia hoạt động dã ngoại thực tế, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho học sinh, giáo viên.
Không chỉ riêng vụ việc 27 học sinh đi lạc trong rừng nói trên, thời gian qua, đã xảy ra nhiều vụ việc học sinh đi lạc, tai nạn thương tích, thậm chí tử vong khi đi tham quan, ngoại khóa. Cụ thể, ngày 29/9, tại nút giao Tây Mỗ với đường sắt quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) đã xảy ra vụ va chạm giao thông giữa tàu hỏa với một xe đưa đón học sinh (45 chỗ) vừa đi hoạt động ngoại khóa về, khiến 6 em học sinh bị thương nhẹ và đã được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện 103. Trước đó, ngày 2/1, khi tham gia chuyến trải nghiệm tại TPĐà Lạt, một nam sinh lớp 12 Trường THPT chuyên Nguyễn Thị Minh Khai (Sóc Trăng) bị tử vong do tai nạn khi chạy xe đạp…
Kỹ năng sinh tồn khi tham quan, dã ngoại của giới trẻ đang quá kém?
Vụ việc 27 học sinh trường THPT Chuyên Bắc Kạn mắc kẹt trên núi, thêm lời cảnh tỉnh về công tác đảm bảo an toàn cho học sinh khi tham gia các hoạt động ngoài nhà trường.
Ảnh minh hoạ. (nguồn: Internet)
Cần đẩy mạnh bồi dưỡng kỹ năng cho học sinh
Theo TS. Vũ Thu Hương - Trung tâm kỹ năng Cá Siêu Quậy: Chuyện học sinh, sinh viên gặp nạn hoặc gặp các sự cố ngoài mong muốn khi đi tham quan, dã ngoại hoặc tham gia hoạt động tình nguyện không phải chuyện hiếm. Câu chuyện 27 em học sinh TPHT ở Bắc Kạn lạc trong rừng nhiều giờ trong chuyến dã ngoại đã cho thấy "khoảng tối" về kĩ năng sống của giới trẻ hiện nay. Rõ ràng, những kĩ năng đơn giản nhất như tìm đường, xác định phương hướng thông qua các tín hiệu từ mặt trời, hướng núi của các em là quá kém.
Điều này hoàn toàn khác biệt với giới trẻ của nhiều nước trên thế giới. Ngay từ lớp 1, học sinh đã được cô giáo đưa vào rừng để dã ngoại, tìm đường về và tìm cách tự lo thân, tự xử lý các vấn đề cá nhân. Lớp 3, 4 trẻ đã tham gia vào chương trình trao đổi học sinh, sang nước khác, thành phố khác để học tập trong thời gian chừng 1, 2 tháng không có phụ huynh theo kèm. Khi học cấp 2, học sinh đã tự đăng kí, xin visa để đi du lịch tại các quốc gia khác một mình hoặc cùng nhóm bạn.
Trong tình huống của 27 học sinh 15 tuổi bị lạc cho thấy kĩ năng sinh tồn và xử lý tình huống của các em rất hạn chế. Bên cạnh đó, thầy giáo lại không nắm rõ hiện trạng kiến thức kỹ năng xử lý tình huống của các em nên để mặc cho các em tự xử lý vấn đề.
TS. Vũ Thu Hương cho rằng, để tổ chức cho trẻ những chuyến đi dã ngoại an toàn, bổ ích, rõ ràng cần phải có 1 chương trình rèn luyện kĩ năng cho học sinh hết sức hoàn chỉnh và cụ thể theo từng cấp học, lớp học cũng như các chương trình rèn kĩ năng tại gia đình. Trang bị các kỹ năng cho trẻ là việc làm vô cùng cần thiết và cần phải bồi dưỡng thường xuyên liên tục, đồng thời là trách nhiệm không chỉ của riêng nhà trường.
Ở đây, vai trò giáo dục kỹ năng tại gia đình rất quan trọng. Cha mẹ có thể chia sẻ cho con cái các câu chuyện liên quan đến các tình huống thường gặp trong các chuyện đi dã ngoại. Cả những cách thức để giúp trẻ có thể xử lý những tình huống cơ bản khi gặp trong chuyến đi. Những kiến thức từ các câu chuyện sinh động của bố mẹ sẽ giúp trẻ dần hình thành lượng kiến thức và sẽ trở thành kỹ năng khi gặp trong thực tế.
27 học sinh đã được hỗ trợ trở về an toàn sau chuyến dã ngoại đầy sóng gió tại núi Khau Mồ, phường Huyền Tụng, TP.Bắc Kạn.
Chú trọng khâu chuẩn bị
Chuyên gia kỹ năng sinh tồn Đinh Văn Hưng - Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng kỹ năng New world cho rằng: Để có một chuyến đi dã ngoại thành công, bổ ích và an toàn, nhất thiết nhà trường, các thầy cô, phụ huynh và các em học sinh cần chú trọng khâu chuẩn bị.
"Tôi cho rằng, người giữ vai trò quan trọng nhất của một chuyến đi thuộc về người trưởng đoàn. Cụ thể, trường hợp của 27 học sinh Bắc Kạn, người trưởng đoàn phải được đào tạo hoặc tìm hiểu kỹ các kiến thức và kỹ năng đi rừng, sinh tồn trong rừng. Đơn giản như: Biết xác định hướng, biết sơ cứu khẩn cấp, biết phân công công việc cụ thể cho các phó đoàn đến các đội trưởng từng nhóm nhỏ. Có như vậy, mới có thể yên tâm phần nào cho các thành viên của chuyến đi.", chuyên gia Đinh Văn Hưng nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, chuyên gia Đinh Văn Hưng cho rằng, địa điểm dã ngoại cần phải được khảo sát trước. Các thông tin cần thiết như: có suối, hồ, hoặc gần nhà dân hay trạm y tế hay không phải được xem xét cụ thể để huy động sử dụng khi có tình huống bất ngờ. Trong đoàn cần có người được phân công và được tập huấn chu đáo về công tác sơ cấp cứu khi có tình huống tai nạn thương tích cho các thành viên.
Trước khi đi, nhà trường cần chia sẻ trước với học sinh về địa điểm dã ngoại bằng hình ảnh cụ thể và đưa ra được quy định cũng như hành trình cho các em nắm rõ. Cùng với đó, cần xây dựng các tình huống tai nạn thương tích có thể xảy ra tại địa điểm dã ngoại và hướng xử lý để học sinh nắm rõ.
"Một trong những điều tối quan trọng để có một chuyến đi an toàn chính là chuẩn bị đồ dùng, trang thiết bị và hướng dẫn học sinh cách tìm sự trợ giúp bằng các trang thiết bị khi bị lạc. Khi gặp tình huống phát sinh ngoài dự kiến, các em cần bình tĩnh tìm phương án tháo gỡ, tránh tâm lý hoảng loạn khiến sự việc trở nên trầm trọng hơn.", chuyên gia Đinh Văn Hưng khuyến cáo.
Ông Sầm Văn Du - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Kạn cho biết, việc các em đi dã ngoại là tự phát, không có giáo viên cùng đi lên đỉnh Khau Mồ. Thầy giáo đưa học sinh bị mệt xuống núi chỉ là người mang nước lên khi được các em nhờ giúp đỡ.
Trước đó, sáng 22/11, nhóm 29 học sinh lớp 12 chuyên Lý, trường THPT Chuyên Bắc Kạn tổ chức đi dã ngoại tại núi Khau Mồ, phường Huyền Tụng, TP.Bắc Kạn.
Sau khi leo lên đến đỉnh núi, do 2 học sinh có dấu hiệu mệt mỏi nên gọi điện nhờ thầy Nguyễn Xuân Thái - giáo viên Vật lý, Bí thư đoàn trường đưa về trước, 27 học sinh còn ở lại trên núi. Đến chiều muộn, do sương mù, trời tối, các em bị lạc trong rừng, không tìm được đường về.
Nhận được tin báo, cơ quan chức năng đã huy động lực lượng, chia làm nhiều nhóm tìm kiếm tại khu vực núi Khau Mồ (phường Huyền Tụng, TP.Bắc Kạn). Đến 21h cùng ngày, lực lượng cứu nạn cứu hộ đã tiếp cận được 27 học sinh, kiểm tra sức khỏe, lên phương án di chuyển xuống núi an toàn.
Được biết, do khi xuống núi, các em không đi theo đường lên lúc đầu mà đi theo lối tắt. Tuy nhiên trời nhanh tối, lại có sương mù nên các em mất phương hướng, dẫn đến bị lạc. Khi lực lượng PCCC&CNCH xác định và tiếp cận được vị trí của 27 học sinh, các em đã ở gần hướng thủy điện Nặm Cắt (cách chân núi Khau Mồ chừng 7km).
Một chuyến đi thành công hay không phụ thuộc phần lớn vào khâu chuẩn bị có chu đáo, cẩn thận hay không. Nhà trường và các thầy cô cần lưu ý lên kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong chuyến đi. Nhất thiết phải cảnh báo các nguy cơ để học sinh nắm rõ và lưu ý thực hiện. Có như vậy dã ngoại mới có ý nghĩa và không trở thành mối lo của các bậc phụ huynh học sinh.
Trải nghiệm thực tế và thú vị với hoạt động ngoại khoá Ngày 25/10/2020, dự án The CEY đã tổ chức thành công sự kiện đầu tiên với tên gọi "Unlock: The Amazing Race - Hành trình khai phá bản thân" tại trường THPT Tân Lập, Đan Phượng, Hà Nội. Chương trình đã có sự góp mặt của hơn 40 bạn học sinh. Chương trình đã mang tới cho các bạn học sinh những trải...