Học sinh tái hiện Chiến dịch Điện Biên Phủ bằng sa bàn
Nhóm học sinh Trường THCS Cổ Phúc, huyện Trấn Yên ( Yên Bái) có sáng kiến làm sa bàn các trận đánh để việc học lịch sử hấp dẫn và hiệu quả hơn.
Em Vũ Hoài Thương – tác giả của sa bàn Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Sáng tạo trong học tập
Em Vũ Hoài Thương, học sinh lớp 8A, Trường THCS Cổ Phúc, huyện Trấn Yên – tác giả của sa bàn tâm sự: Sự khích lệ của thầy cô, lắng nghe, chia sẻ của bạn bè đã giúp thành viên trong nhóm thêm tự tin, hoàn thành sơ đồ học tập môn Lịch sử. Mục đích của nhóm là làm sao để các bạn yêu thích môn học này, mỗi giờ học thêm hấp dẫn.
“Ở trường em, học sinh luôn được thầy cô tôn trọng và đánh giá cao những hoạt động, tư duy sáng tạo. Điều này thúc đẩy, kích thích niềm say mê học tập. Thầy cô luôn tạo mối quan hệ gần gũi, thân thiện với học sinh nên dễ dàng phát hiện những tố chất riêng. Đây là động lực lớn cho em và các bạn hình thành ý tưởng thiết kế sa bàn một trận đánh cụ thể, để học sử không khô khan và nhàm chán” – em Vũ Hoài Thương cho biết.
Trực tiếp hướng dẫn học sinh làm dự án, cô Đỗ Thị Minh Nguyệt – giáo viên môn Lịch sử, Trường THCS Cổ Phúc cho biết: Dạy lịch sử trong nhà trường chưa thực sự giúp học sinh dễ nhớ, dễ hiểu. Phần lớn các tiết dạy chủ yếu sử dụng trình chiếu sơ đồ, biểu bảng, lược đồ nên chưa giúp học sinh thực sự cảm nhận hết các trận đánh tiêu biểu.
Để tăng tính hấp dẫn cho môn học, học sinh luôn được khuyến khích phát huy tính sáng tạo. Sa bàn quân sự cung cấp cho mọi người về những chiến tích lịch sử, tái hiện lại diễn biến trận đánh một cách sinh động nhất. Chính vì thế, ý tưởng làm sa bàn Chiến dịch Điện Biên Phủ của em Vũ Hoài Thương được các thầy cô đánh giá cao và hỗ trợ em thực hiện.
Lĩnh hội được quan điểm, ý nghĩa và nội dung truyền tải kiến thức lịch sử qua sa bàn của thầy cô, Vũ Hoài Thương cùng các bạn đã hiện thực hóa ý tưởng của mình. Hoài Thương đã lựa chọn xây dựng “Sa bàn Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954″ với mục đích tạo ra một sản phẩm có giá trị sử dụng lâu dài; tận dụng được những vật liệu có sẵn, đơn giản, dễ kiếm.
Video đang HOT
Bằng việc sử dụng phương pháp trực quan, sinh động, sa bàn là mô hình học tập giúp người học ghi nhớ sự kiện lịch sử nhanh, dễ, và để lại ấn tượng, cảm xúc mạnh sau bài học, từ đó có hứng thú hơn với môn học vốn nhiều sự kiện và khá khô khan này.
Sa bàn Chiến dịch Điện Biên Phủ được làm chủ yếu từ vật liệu tái chế.
Sức hấp dẫn từ sa bàn
Sa bàn Chiến dịch Điện Biên Phủ được làm từ những nguyên vật liệu tái chế: Bộ nguồn từ máy tính thanh lý, những mảnh xốp lót hàng, bóng led từ biển quảng cáo cháy nguồn, thân cây khô. Chỉ có số ít tấm nền lót và khung viền, đinh vít, keo gắn, màu, len sợi phải mua với số tiền ít ỏi.
Sau khi có nguyên vật liệu, tác giả tiến hành làm khung, phóng to lược đồ chiến dịch theo tỉ lệ đã định, phác đường nét bằng chì lên mặt nền, cắt xếp xốp, gắn keo, tạo các đường rãnh, đường giao thông chính, độ nghiêng, dốc của sườn núi; cắt gọt tạo lòng chảo và các vị trí quan trọng và vẽ màu; lắp bóng led thể hiện các kí hiệu biểu diễn đường tấn công, hệ mạch điều khiển từng đợt tiến công.
Hoài Thương chia sẻ: Để thực hiện đề tài, em tìm đọc tài liệu liên quan trên mạng Internet, quan sát, trải nghiệm thực tế tại bảo tàng. Đặc biệt là quan sát các cô hướng dẫn viên tại Bảo tàng Lịch sử quân sự. Sau đó, em tiến hành thu thập số liệu: Tính toán tỉ lệ tương ứng trên sa bàn với tỉ lệ thực. Từ địa hình lòng chảo, vị trí các cứ điểm đều được mô phỏng lại với tỉ lệ gần đúng với thực tế. Cả màu sắc đồi núi, độ nghiêng dốc, đường giao thông chính cũng được chú ý tái hiện.
Đặc biệt, với việc bố trí đường mũi tên, các cứ điểm, vị trí trọng điểm bằng màu sắc tươi sáng cùng màu vàng sáng nơi lòng chảo và màu xanh tối trên đồi núi sẽ thuận lợi khi tiết dạy có sự cố về điện. Sự tương phản màu vẫn giúp người học hình dung rõ địa thế lòng chảo và thung lũng rộng lớn cũng như các hướng tiến công và vị trí trọng yếu.
Theo thầy Đỗ Thành Long, Hiệu trưởng Trường THCS Cổ Phúc, những ngày thực hiện sa bàn Chiến dịch Điện Biên Phủ, HS háo hức đến xem và vô cùng hứng khởi khi được khám phá, thể hiện, được giao lưu, học hỏi, ứng dụng những kiến thức trong sách vở vào thực tiễn cuộc sống. Sử dụng sa bàn vào giảng dạy, giáo viên cảm nhận học sinh có thái độ học tập tích cực, hứng thú hơn.
Đánh giá về đề tài sa bàn Chiến dịch Điện Biên Phủ, ông Vũ Quốc Long – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Trấn Yên cho biết: Mô hình được các em tái hiện rất rõ, giúp người học hứng thú, dễ nhớ, dễ thuộc bài với việc tái hiện chi tiết các trận đánh hết sức sinh động. Với hình thức học tập bằng mô hình này, tôi cho rằng có thể sử dụng trong nhiều môn học khác nhau như Lịch sử, Vật lý, Địa lý, Công nghệ, Mỹ thuật, Tiếng Anh.
Tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc: Nỗ lực từ nhiều phía
Nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc, các địa phương trên cả nước đều chú trọng tăng cường tiếng Việt (TCTV) trong nhà trường.
Giờ chơi của HS điểm trường MN Nà Hẩu, huyện Văn Yên (Yên Bái). Ảnh: TG
Bên cạnh thực hiện đúng chế độ chính sách của Nhà nước, hỗ trợ của địa phương cho trẻ em dân tộc thiểu số (DTTS) nhằm bảo đảm tỷ lệ chuyên cần, việc đa dạng hóa, linh hoạt hoạt động TCTV đã và đang đem lại kết quả cao.
Đa dạng hình thức
Thấy rõ nhất là việc tích cực phối hợp với cơ quan, ban ngành, đoàn thể như Hội Liên hiệp Phụ nữ, Ban Dân số Kế hoạch hóa gia đình, Công đoàn các nhà trường, già làng, trưởng bản... các bậc cha mẹ trẻ trong việc TCTV cho trẻ em người DTTS. Ông Nguyễn Minh Thanh - Bí thư Đảng ủy xã Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái cho biết: Đoàn Thanh niên và Hội Phụ nữ xã được sự trợ giúp của các thầy cô giáo ở Trường Tiểu học & THCS Hưng Thịnh đã đến từng ngõ, gõ từng nhà để thuyết phục phụ huynh cùng tham gia dạy học, giúp con làm quen với tiếng Việt.
Tỉnh Bắc Kạn đã thực hiện hơn 300 lượt truyền thông về nhiệm vụ TCTV cho trẻ mầm non và HS tiểu học vùng DTTS với nhiều hình thức khác nhau cho hơn 30.000 lượt phụ huynh HS. Các trường kết hợp tuyên truyền qua buổi họp phụ huynh định kỳ, lồng ghép hoạt động trong trường mầm non, thông qua loa đài, bảng tuyên truyền tại trường lớp...
Nhiều tỉnh tổ chức ngày hội giao lưu tăng cường tiếng Việt qua phóng sự "Tiếng Việt cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số" trên Đài Truyền hình, báo viết của địa phương, trang tin điện tử của ngành GD-ĐT. Quảng Ninh là một trong những địa phương thực hiện tốt điều này. Bà Đàm Thị Thanh Thủy - Trưởng phòng Giáo dục thường xuyên và Giáo dục mầm non (Sở GD&ĐT Quảng Ninh) cho biết:
Chúng tôi luôn xác định việc tăng cường dạy tiếng Việt cho HS khu vực dân tộc thiểu số vô cùng quan trọng. Các cháu có sõi tiếng Việt mới học giỏi, nâng cao chất lượng dạy - học ở khu vực này được. Thế nên hàng năm, có hơn 600 lượt tuyên truyền trên loa, đài phát thanh ở các thôn bản, trên 400 đợt họp phụ huynh, hơn 9.500 cha mẹ, phụ huynh, cộng tác viên và cộng đồng được tuyên truyền, phổ biến về nội dung TCTV cho trẻ.
Tăng cường tiếng Việt giúp HS tự tin, học tốt hơn khi vào lớp 1.
Tích cực vào cuộc
Trường Mầm non Nà Hẩu, huyện Văn Yên (Yên Bái) có đông HS người Mông nên nhiều năm qua, ban giám hiệu, đội ngũ GV nhà trường luôn quan tâm và tăng cường dạy tiếng Việt cho các em.
Cô Phạm Thị Thanh, Hiệu trưởng nhà trường cho hay: Trẻ nhập học đều chưa biết hoặc chưa nói thạo tiếng Việt và rụt rè trong giao tiếp. Trước thực tế đó, nhà trường và tổ chuyên môn đã xây dựng kế hoạch dạy tiếng Việt cho các em phù hợp với tình hình thực tế. GV sẽ lồng ghép, tổ chức hoạt động sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt kết hợp với văn hóa dân tộc, nghe kể chuyện dân gian, đọc thơ, ca dao.
Giờ học trải nghiệm của lớp mẫu giáo 5 tuổi, Trường MN Hưng Thịnh huyện Trấn Yên (Yên Bái), do cô giáo Đinh Thị Nga phụ trách. Lớp có 30 HS là người dân tộc Tày được chuyển từ điểm lẻ Yên Thuận về trung tâm. Để giúp trẻ dân tộc thiểu số TCTV, cô Nga chủ động tổ chức soạn bài và chuẩn bị tranh ảnh, băng đĩa, phù hợp, thân thiện với trẻ em DTTS. Những quả táo, cam, bưởi và hình ảnh con trâu, bò... gần gũi, thân thiện được cô giáo giới thiệu bằng tiếng dân tộc và tiếng Việt, giúp trẻ dễ dàng nhận biết, tăng cưởng khả năng nói tiếng Việt.
Cô Trần Thị Kim Oanh - giáo viên lớp 1, Trường Tiểu học & THCS Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên (Yên Bái) chia sẻ: Tiếp cận nội dung bài học dù mới bước vào lớp 1 nhưng các em nhanh chóng làm quen và ham thích môn học. "Giúp trẻ người dân tộc làm quen với tiếng Việt ở bậc học mầm non rất quan trọng. Lên lớp 1 các em tiếp cận bài học được ngay, GV không phải dạy lại tiếng Việt nên chất lượng giờ học cao hơn", cô Oanh thông tin.
Đặc biệt nhấn mạnh ý nghĩa của việc TCTV cho HS dân tộc, bà Tô Thị Ánh - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Yên Bái, cho biết: Các trường đã linh hoạt trong hoạt động dạy - học: Tổ chức hội thi, ngày hội đọc sách, tổ chức hoạt động vui chơi gắn với tiếng Việt, trong đó tập trung vào việc luyện phát âm cho trẻ...
Huyện Văn Chấn, để TCTV cho HS DTTS, phòng GD&ĐT chỉ đạo nhà trường đã xây dựng các mô hình thư viện lưu động, thư viện thân thiện, tổ chức "Ngày hội đọc sách", Hội thi "Giao lưu tiếng Việt"; tăng cường thời gian luyện nói cho HS trong các giờ chính khóa. Thông qua hoạt động tập thể như sinh hoạt Đội, sao nhi đồng... HS tự tin, mạnh dạn hơn trong giao tiếp. Để hiệu quả hơn, phòng GD&ĐT biên tập hai cuốn sổ tay từ vựng của đồng bào Dao, Mông giúp GV tự học và giao tiếp với trẻ mầm non. Với cách làm trên, trẻ DTTS đều phát âm và nhận biết chuẩn tiếng Việt để chuẩn bị vào lớp 1.
Theo PGS.TS Nguyễn Bá Minh - Vụ trưởng Vụ GD Mầm non (Bộ GD&ĐT), các cơ sở giáo dục mầm non xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng năm học theo nội dung phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường và nhu cầu TCTV của từng trẻ. Nhiều tỉnh đã chỉ đạo các cơ sở GDMN tổ chức cho trẻ "Làm quen và giao tiếp bằng tiếng Việt" trước khi bước vào năm học mới; tổ chức "Xây dựng môi trường văn hoá đọc"; "Thư viện thân thiện"; "Tiếng Việt của chúng em"; "Câu lạc bộ nói, viết bằng tiếng Việt", "Tổ chức hội thi kể truyện, đọc thơ, hát"... Điều này đã và đang góp phần nâng cao chất lượng GD vùng dân tộc thiểu số.
Bài học về sử dụng phương tiện dạy học hiệu quả ở vùng cao Ông Nguyễn Minh Thanh - Bí thư Đảng ủy xã Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên (Yên Bái) sau nhiều năm làm giáo viên và hiệu trưởng đã đưa ra kinh nghiệm quản lý phương tiện dạy học ở các trường sao cho hiệu quả. Giờ lên lớp của HS Trường TH&THCS số 2 Hồng Ca, huyện Trấn Yên. Trấn Yên là một huyện...





Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Đại Nghĩa, Băng Di khóc nghẹn trước cô bé mồ côi mong có tiền xây mộ mẹ
Tv show
22:26:57 22/02/2025
Bóc profile hệ tư tưởng "F4 Vũng Tàu" đang ầm ầm cõi mạng, đu trend này chưa các người đẹp?
Netizen
22:23:09 22/02/2025
Quách Phú Thành rời quê vợ trong đêm vì bị khán giả vây kín
Sao châu á
22:16:12 22/02/2025
Hamas thả thêm 5 con tin tại Gaza
Thế giới
22:14:27 22/02/2025
Trang Nhung tuổi 39: Mang thai lần 3, chồng đạo diễn chăm lo từng chút
Sao việt
22:12:15 22/02/2025
Kim Kardashian hậu ly hôn Kanye West: Là tỷ phú USD, ngày càng quyến rũ
Sao âu mỹ
22:05:38 22/02/2025
Lý do tiền vệ kỳ cựu Kevin De Bruyne chia tay Man City
Sao thể thao
22:04:18 22/02/2025
Đã xuất hiện những mặt trái: fan sờ soạng, bám đuôi và có hành vi đầu độc nghệ sĩ - Giới hạn nào cho "văn hoá thần tượng quốc nội"?
Nhạc việt
21:43:25 22/02/2025
Tình thế nguy hiểm của nhóm nữ không có "lỗ hổng visual"
Nhạc quốc tế
21:40:16 22/02/2025
Chó dại thả rông chạy vào chợ cắn 3 người ở Bình Thuận
Sức khỏe
20:06:11 22/02/2025