Học sinh Sa Pa vất vả lội mưa tuyết đến trường
Đêm 16/12, thời tiết tại Sapa (Lào Cai) xuống -2 độ C, tuyết phủ trắng thị trấn. Tại nhiều ngôi trường, học sinh được nghỉ học nhưng do ở xa nên nhiều em không biết, vẫn đội mưa đội tuyết đến trường trong thời tiết giá lạnh.
Hai hoc sinh đi bộ tren san trường phủ đầy tuyết.
Nhưng thực chất các em được nghỉ học vì nhiệt độ xuống thấp.
Lom khom, run rẩy, bàn tay lạnh cóng nhưng học sinh vùng cao vẫn rảo bước trên con đường phủ tuyết đến trường.
Mùa đông năm nay đến sớm hơn mọi năm. Tuy là đợt tuyết rơi đầu tiên trong năm nhưng lượng tuyết đã khá dày.
Trước cổng trường cấp 3 Sa Pa sáng nay, học sinh vẫn đi học bình thường nhưng sau khi đến nơi thì các em đã được thông báo nghỉ học.
Nhiệt độ xuống thấp nhưng học sinh vẫn mặc chủ yếu là bộ động phục mỏng.
Video đang HOT
Lối đi phủ tuyết lạnh và trơn trượt.
Khuôn viên trường bao phủ bởi tuyết trắng
Không chỉ học sinh cấp 3 mà các cấp 2 cũng đến trường, nhiều lớp vẫn đông đủ học sinh.
Vàng A Cường – học sinh lớp 8 lạ lẫm đứng trước mảng tuyết đông trước lớp học.
Theo Trithuc
Thót tim nhìn trẻ tự chèo thuyền đến trường
Bất chấp tiết trời lạnh giá, hàng ngày học sinh trường tiểu học khu lẻ Đồng Mậm (Sơn Hải, Lục Ngan, Bắc Giang) vẫn phải tự chèo thuyền qua hồ chứa nước khổng lồ để đến trường.
Trường tiểu học Sơn Hải có 500 học sinh, riêng khu lẻ Đồng Mậm có 27 học sinh
Để đến trường các em học sinh phải chèo thuyền qua hồ Cấm Sơn, đây là một trong 3 hồ chứa lớn nhất miền Bắc. Hồ nằm giữa tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn có chiều dài lên tới 30 km, nơi rộng nhất 7 km, độ sâu trung bình từ 40 - 80m
Thôn Đồng Mậm, xã Sơn Hải (huyện Lục Ngạn, Bắc Giang) bị hồ Cấm Sơn chia làm đôi nên hàng ngày, để tới trường học sinh phải tự chèo thuyền đưa nhau qua sông
Giữa hồ nước rộng lớn, nơi sâu nhất lên tới 80 m, những đứa trẻ chênh vênh trên những con thuyền nhỏ. Những chiếc cặp phao được tài trợ giúp các em bớt nguy hiểm hơn
Những em ở xa thì phải chèo thuyền 2 giờ đồng hồ mới đến được trường
Gian nan là thế nhưng các em vẫn đến trường đều đặn
Em Vi Thị Nga, học sinh lớp 5E chèo thuyền khá thành thạo, em cho biết mình biết chèo thuyền từ khi học lớp 2, bố mất nên nhiều hôm mưa gió Nga phải tự mình chèo thuyền đến trường
"Thôn Đồng Mậm có 27 học sinh đang theo học, việc đi lại chủ yếu bằng thuyền. Vào những hôm trời lạnh, nhiệt độ xuống dưới 5độC các em không may bị lật thuyền, dù biết bơi nhưng nước lạnh giá cũng đủ cướp đi mạng sống các em", cô hiệu trưởng Nguyễn Thị Thạo xót xa nói
Em Vi Văn Bản cho hay, nhiều lần bị mưa gió và lật thuyền khiến sách vở ướt sũng
Lãnh đạo trường tiểu học Sơn Hải cho biết, dù khó khăn nhưng tỷ lệ bỏ học ở đây rất thấp
Em Đạt đi học về được bố đón, hai bố con thay nhau chèo, tát nước ra khỏi thuyền
Hầu hết quần áo, cặp sách của các em mặc đều do các tổ chức từ thiện tài trợ, 100% học sinh học tại đây không phải đóng học phí. Tỷ lệ vào cấp 3 của thôn cũng vào khoảng 70%. Những lứa học sinh đầu ở Đồng Mậm đã có 2 em đỗ đại học, 1 em đỗ cao đẳng
Có 3 thầy cô làm công tác giảng dạy tại Đồng Mậm, ngôi trường này khá khang trang vì được tài trợ xây dựng năm 2006. Hầu hết thầy cô đều dạy 2 khối chung một lớp học
Vi Văn Huy với cuốn truyện nhặt được trên tay. Huy cho biết em rất thích cuốn truyện "Người con út hiếu thảo"
Theo Trithuc
Những học trò không tay vẫn cháy bỏng giấc mơ đến trường Mặc dù bị khiếm khuyết tay chân nhưng nhiều sinh viên vẫn không ngừng học tập và vươn lên trong cuộc sống! Nguyễn Minh Trí - Sinh viên Đại học An Giang Nguyễn Minh Trí sinh ra trong một gia đình nghèo khó đông anh em, quanh năm lam lũ với đồng ruộng trên miền đất An Giang. Ngay từ khi ra đời,...