Học sinh mẫu giáo ở Thanh Hóa ngày ngày đi bộ 6 km đến trường

Theo dõi VGT trên

Thật khó để tin rằng, học sinh mẫu giáo có thể đi bộ quãng đường từ 2 – 6km đến trường, nhiều hôm đến được trường rồi mệt quá, các em lăn ra ngủ.

“Kỷ lục này” đã và đang được các em học sinh tại bản Ón, xã biên giới Tam Chung huyện Mường Lát xác lập.

Học sinh 3 – 4 tuổi đi bộ 6km đến trường

Chúng tôi đến tác nghiệp tại điểm trường mầm non bản Ón, xã Tam Chung, huyện Mường Lát đúng vào những ngày cơn bão số 7 vừa qua và cơn bão số 8 đang đổ bộ vào đất liền. Từ thành phố Thanh Hoá đến trung tâm huyện biên giới Mường Lát gần 230km. Từ trung tâm huyện vào đến bản Ón chừng 25km, nhưng phải đi xe máy, nhiều đoạn chỉ có thể cuốc bộ.

Học sinh mẫu giáo ở Thanh Hóa ngày ngày đi bộ 6 km đến trường - Hình 1

Con đường đến trường của người thầy cắm bản

Điểm trường mầm non bản Ón nằm ở lưng chừng 1 đỉnh núi cao, cách cột mốc biên giới 270 khoảng 2km theo đường chim bay – nơi đây gọi là ngã 3 tiếp giáp với Lào và tỉnh Sơn La. Lớp của cô Vi Thị Bột có 16 học sinh (4 tuổi), nhưng do mưa gió hôm chúng tôi đến chỉ có 3 em đi học. Cô Bột chia sẻ: “Do điều kiện các cháu gia đình ở xa, không được bố mẹ đưa đi nên các cháu tự đi, xa quá các cháu không đi được, cứ trời mưa là các cháu phải nghỉ học”.

Học sinh mẫu giáo ở Thanh Hóa ngày ngày đi bộ 6 km đến trường - Hình 2

“Kỷ lục” đi bộ đến trường của học sinh bản Ón

Băn khoăn về việc mới 3 – 4 tuổi bằng cách nào các em đi bộ được 5km? Cô Bột khẳng định: “Từ đây ( điểm trường-PV ) ra Ón 1 là gần 7km, vào Ón 3 là 4 – 5km; gần nhất là Ón 2, xung quanh đây, nhưng nhà ở trên đồi núi đi cũng phải 2km. Do cơ sở vật chất nhà trường thiếu thốn, đồ dùng chưa có, chưa tổ chức nấu ăn bán trú cho các cháu được, các cháu chỉ đến học hết giờ học chính rồi về nhà. Có cháu ở lại nhà người quen gần trường, cháu thì mang cơm đi ăn nghỉ dọc đường, có cháu thì ở lại xung quanh trường chiều học…”.

Điểm trường mầm non bản Ón có 3 cô giáo cắm bản. Ngoài cô Vi Thị Bột, còn có cô Phạm Thị Giang, Bùi Thị Thuý. Học sinh của các cô từ 3 – 5 tuổi. Nhớ lại những ngày đầu mới lên công tác, cô Bùi Thị Thuý dù xác định trước là sẽ khổ, nhưng cô không ngờ khổ đến thế.

Học sinh mẫu giáo ở Thanh Hóa ngày ngày đi bộ 6 km đến trường - Hình 3

Không khó để bắt gặp những học sinh quốc bộ dọc đường ở bản Ón.

Khó khăn với thầy cô có thể vượt qua được, nhưng với các em học sinh mới lên 3, lên 4, thì quả thật cô Thuý không dám tin vào tai, mắt mình.

“Sáng ngủ dậy các cháu mang cơm đi theo, chừng này các cháu đến trường rồi ( 7h30 phút-PV ), thì các cháu phải đi từ sáng sớm, tầm 5 giờ sáng. Các cháu lớp 3 tuổi, nếu tính tháng ra chưa đủ 3 tuổi cũng đi bộ 5 – 6km để đến trường. Nhiều hôm khi về, nếu các cô gặp sẽ đưa các cháu đi cùng, nhưng đường trơn như hôm nay, cô cũng phải đi bộ, nắng ráo cô mới cho các cháu đi được”, cô Bùi Thị Thuý cho biết.

Đi học để thoát cảnh tảo hôn…

Bản Ón, xã Tam Chung có 112 hộ đồng bào dân tộc Mông sinh sống, được biết đến là nơi nghèo khó nhất nhì tỉnh Thanh Hoá. Số hộ ngoài danh sách hộ nghèo chỉ đếm trên đầu ngón tay. Cuộc sống của bà con chỉ nhờ vào bắp ngô, củ sắn trên nương, củ mài, bó măng trên rừng. Cũng vì nghèo khó nên việc bỏ học lấy vợ, lấy chồng từ thuở 13 – 15 tuổi trở thành “phong trào”. Nhiều năm liền cứ thế, hậu quả là sinh đẻ “không giới hạn”, con cái nheo nhóc, thất học rồi đói nghèo vẫn hoàn nghèo đói.

Video đang HOT

Là người có thâm niên bám bản, thầy Vi Văn Chuân, Trưởng điểm trưởng Tiểu học bản Ón chia sẻ: “Đi đường là mệt rồi, đến trường nhiều hôm các cháu không đủ sức nghe giảng bài được nữa. Mùa đông thì lạnh, mùa hè thì nóng, dẫn đến ảnh hưởng tới việc học tập của các cháu. Từ lớp 3 tuổi, anh cõng em, chị cõng em, số ít nhà có điều kiện các em được bố mẹ đưa đi, còn lại thì đùm cơm, chị em đi với nhau, tự đi bộ, mệt tý thì nghỉ; 4-5 tuổi thì sàn sàn, vừa đi vừa chơi rồi cũng đến lớp…”.

Học sinh mẫu giáo ở Thanh Hóa ngày ngày đi bộ 6 km đến trường - Hình 4

Hành trình đi bộ 5 km của 3 học sinh người Mông

Đến lớp, đến trường rồi các em được học chữ, cảm nhận được niềm vui, dần “quên” đi chuyện lấy vợ sớm.

Bí thư Chi bộ bản Ón – Giàng A Chống là người đầu tiên trong bản có bằng tốt nghiệp cấp 3, cũng là người đầu tiên ở bản Ón được đứng trước lá cờ Đảng thực hiện lời thề danh dự với tư cách Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Với người dân trong bản, anh Chống là người tiên phong xoá mù, xoá nghèo cho người dân nơi đây. Anh quan niệm, khó mấy cũng phải đưa con em đến trường học chữ, chỉ có vậy mới thoát được đói nghèo, các cháu không phải lấy vợ/chồng sớm.

“Các cháu đến được trường là tốt lắm rồi. Những năm gần đây có thầy cô vào cắm bản, học sinh bỏ học là thầy cô đến tận nhà, vận động các cháu ra lớp. Xoá được nghèo đói trước hết phải xoá mù. Học ở đây không chỉ là biết chữ, mà còn biết kiến thức để nuôi con lợn, trồng cây lúa sao cho hiệu quả”, Trưởng bản Giàng A Chống cho biết.

Học sinh mẫu giáo ở Thanh Hóa ngày ngày đi bộ 6 km đến trường - Hình 5

Do chưa đủ điều kiện tổ chức bán trú nên cho các em phải đi về vất vả

Công sức của Trưởng bản Giàng A Chống, và các thế hệ thầy cô giáo ở bản Ón trong việc “nâng bước” con em đến trường dần cũng trở thành hiện thực. Nhờ sự quan tâm của địa phương, các nhà hảo tâm, năm 2018 những phòng học kiên cố và lắp ghép được đặt ngay trong bản. Trường về gần rồi, với học sinh bản Ón, đặc biệt, như em Giàng A Mùa, hay em Lý Thị Dậu, dù nhà cách trường 5-6km, nhưng nên mỗi sáng thức dậy, khi bố mẹ lên nương cũng là lúc Mùa và Dậu điệu/dắc các em đến trường.

Kỳ tích bản nghèo

Câu chuyện học sinh mẫu giáo, tiểu học đi bộ 4-5km đến trường thực sự khó tin, nhưng với người dân bản Ón và thầy cô nơi đây, đó là kỳ tích – “kỳ tích về những bước chân trần vượt núi tìm chữ”.

Thầy Nguyễn Thế Cường, Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Tam Chung cho biết, trong rất nhiều điểm đặc biệt ở bản Ón, việc đưa được học sinh đến trường là kỳ tích. Giờ đây người dân, học sinh đã thay đổi được thói quen là phải đến trường học chữ, chứ không phải lấy vợ lúc tuổi 13.

“Có rất nhiều điều đặc biệt, đây là điểm trường xa nhất của xã, tiếp giáp Sơn La, và Lào; thứ 2 đây là điểm trường lẻ nhưng số học sinh phải đi học xa rất nhiều; thứ 3 là với giáo viên không thể đi buổi được mà phải bám trường, bám bản. Việc duy trì sĩ số ở đây đương nhiên chuyên cần thì khó, những hôm trời mưa các em nhỏ quá, xa quá không thể đến được vì đường trơn, bố em không có phương tiện đi đến, buộc các em phải nghỉ ngắt buổi, chứ còn vẫn đảm bảo các em không bỏ học giữa chừng”, thầy Cường vui mừng chia sẻ.

Học sinh mẫu giáo ở Thanh Hóa ngày ngày đi bộ 6 km đến trường - Hình 6

Nhờ sự hỗ trợ của nhà hảo tâm các em được học ở phòng học lắp ghép khang trang

Kỳ tích đó không phải tự nhiên mà có. Đó là công sức, quyết tâm của cán bộ bản, biết bao thế hệ thầy cô giáo nơi đây. Những người như cô Bột, cô Quách Thị Minh, hy sinh cả tuổi thanh xuân của mình, ngày đêm lật từng trang giáo án, đen đến cho học sinh nơi miền sơn cước này từng con chữ. Nhớ lại ngày mới vào nhận công tác, dù đã trấn an tư tưởng nhưng cô Minh vẫn không tránh khỏi những hụt hẫng, suy tư về sự học nơi miền sâu thẳm này. Thương mình 1, cô thương trò mười “Cuối cùng các em đã đến được trường, không bỏ học đi nương như trước”.

Mấy năm gần đây, số học sinh ở bản Ón ra trung tâm huyện học cấp 2, cấp 3 ngày một nhiều. Ngồi ngẫm nghĩ hồi lâu, bấm mấy đầu ngón tay, cô Minh khoe với chúng tôi, trong bản đã những gia đình cả 4 người con đang theo học THCS đến THPT; nhiều em ra thành phố Thanh Hoá, xuống tận Thủ đô để học cao hơn, với mong muốn ngày trở về khai sáng bản mình.

Học sinh mẫu giáo ở Thanh Hóa ngày ngày đi bộ 6 km đến trường - Hình 7

Cô Quách Thị Minh là giáo viên nữ duy nhất tại điểm trường tiểu học bản Ón

Dù sự học ở bản Ón còn nhiều gian nan, vất vả, nhưng với niềm tin yêu của những người thầy đang ngày đêm bám bản, toàn tâm toàn ý cho sự học, chẳng bao lâu nữa, những đứa trẻ chân trần cuốc bộ đến trường hôm nay sẽ trưởng thành và về giúp dân bản mình thoát nghèo.

Chúng tôi rời bản Ón khi cơn bão số 8 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Thanh Hoá bắt đầu trở lạnh. Không biết rồi, mùa đông này, những đôi chân trần của các em học sinh bé nhỏ ở bản Ón sẽ tiếp bước thế nào./.

Thanh Hóa: Hàng chục học sinh "mắc kẹt" ở trung tâm GDTX

Hàng chục học sinh (HS) đang "mắc kẹt" tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Mường Lát (Thanh Hóa).

Thanh Hóa: Hàng chục học sinh mắc kẹt ở trung tâm GDTX - Hình 1


Máy móc, thiết bị của Trường TCN Bỉm Sơn được đặt tại Trung tâm GDNN-GDTX Mường Lát để dạy nghề cho HS.

Bởi lẽ, các em chưa nhận được tiền trợ cấp học tập, trong khi điều kiện kinh tế quá khó khăn.

Học sinh không được trợ cấp

Đầu năm học 2020 - 2021, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (gọi tắt là Trung tâm) huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) tuyển sinh được gần trăm HS.

Đây là lần đầu tiên Trung tâm có số lượng HS nhiều như vậy. Vì từ khi thực hiện Quyết định số 12/2013/QĐ-TTg của Chính phủ, đơn vị này rất ít HS. Lý do là, theo Quyết định 12/2013/QĐ-TTg, HS tại Trung tâm không được hưởng chính sách, trợ cấp tiền ăn, hỗ trợ học tập... như trường THPT công lập.

Trước thực trạng đó, Trung tâm đã xin ý kiến Sở LĐ,TB&XH, UBND huyện Mường Lát cho phép liên kết với Trường Trung cấp nghề (TCN) Bỉm Sơn (Thanh Hóa), để đào tạo nghề cho HS.

Sau khi được cấp trên đồng ý, hai đơn vị đã tổ chức liên kết đào tạo cho HS tốt nghiệp THCS học TCN kết hợp với học lớp chương trình THPT hệ GDTX. Vì thế, Trung tâm đã tuyển được hơn 80 HS tốt nghiệp THCS trên địa bàn huyện. Các em đăng ký học TCN kết hợp với học lớp 10 THPT hệ GDTX.

Ông Phạm Văn Chung - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm, cho biết, các em thuộc diện người dân tộc hộ nghèo, cận nghèo sẽ được hưởng các mức học bổng và các chính sách theo Quyết định số 53/2015QĐ-TTg của Chính phủ.

Đây là chính sách nội trú đối với HS, sinh viên học cao đẳng, trung cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Đặc biệt, Trường TCN Bỉm Sơn cam kết sẽ đảm bảo đầu ra (giải quyết việc làm) cho các em sau khi hoàn thành chương trình học.

Tuy nhiên, mọi việc diễn ra không như mong muốn. Bởi, sau 6 tháng học tập, HS ở Trung tâm này đang có nguy cơ bỏ học, vì không được nhận tiền hỗ trợ theo Quyết định số 53/2015QĐ-TTg.

Em Hà Văn Quỳnh, nhà ở bản Poọng, xã Tam Chung (Mường Lát), đang học lớp 10A, cho hay: "Khi được các thầy, cô giáo phân tích, định hướng nên em đăng ký vào học văn hóa và học nghề điện công nghiệp, điện dân dụng, để sau này có cơ hội kiếm việc làm.

Khi vào học, em cũng nghe thầy giáo nói sẽ được Nhà nước hỗ trợ tiền ăn học, nhưng đến giờ chẳng có gì cả. Không biết chúng em có thể theo học được nữa không".

Do khó khăn về tài chính, nên đã có hơn chục HS ở Trung tâm này bỏ học. Và, nếu HS không được hỗ trợ kinh phí, thì các em sẽ bỏ học hết. Để "níu" HS ở lại, Ban Giám đốc Trung tâm phải đi vay mượn, thậm chí bỏ tiền lương để chi tiền ăn hàng ngày cho 70 HS.

"Bây giờ, mọi chuyện đều do Trung tâm đứng ra cáng đáng. Trong khi đó, Trường TCN Bỉm Sơn cũng không có trách nhiệm gì, hoặc cùng chung tay gánh vác với Trung tâm về vấn đề này", ông Chung lo lắng.

Chờ tỉnh "ra tay"

Thanh Hóa: Hàng chục học sinh mắc kẹt ở trung tâm GDTX - Hình 2


Học sinh tại Trung tâm GDNN-GDTX Mường Lát (Thanh Hóa).

Theo tìm hiểu của Báo GD&TĐ, do có sự chấp thuận của các cơ quan chức năng ở Thanh Hóa, nên Trường TCN Bỉm Sơn và Trung tâm GDNN-GDTX Mường Lát mới liên kết được với nhau để tuyển sinh. Sau khi tuyển sinh, Trung tâm là nơi đặt địa điểm dạy học và đào tạo nghề.

Còn Trường TCN Bỉm Sơn là đơn vị đưa máy móc, thiết bị thực hành cùng giáo viên lên để dạy cho HS, để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các em. Ngày khai giảng, có 81 học sinh theo học văn hóa lẫn học nghề. Trong đó, Trường TCN Bỉm Sơn đưa vào dạy 3 nghề, gồm: May thời trang, điện công nghiệp - điện dân dụng và một lớp nghề hàn.

Ông Nguyễn Văn Bình - Chủ tịch UBND huyện Mường Lát, cho biết: Tình trạng khó khăn dẫn đến nguy cơ học sinh ở Trung tâm GDNN-GDTX huyện bỏ học giữa chừng là có thật.

Trước những khó khăn đó, UBND huyện Mường Lát đã gửi báo cáo về UBND tỉnh, đề nghị tìm hướng giải quyết chế độ cho HS. Dù biết rằng, Trung tâm rất khó khăn, nhưng huyện cũng không thể lấy ngân sách ra hỗ trợ cho HS ở đó được.

Trao đổi với Báo GD&TĐ, ông Hứa Xuân Hương - Hiệu trưởng Trường TCN Bỉm Sơn, cho hay: Nhà trường chúng tôi liên kết với Trung tâm GDNN-GDTX Mường Lát là có sự đồng ý của Sở LĐ,TB&XH tỉnh.

Tuy nhiên, sau khi mở lớp, thì HS lại không được hỗ trợ chi phí học tập theo Quyết định 53 của Chính phủ. Nhà trường cũng đã làm văn bản gửi Sở Tài chính, Sở LĐ,TB&XH và UBND tỉnh. Thế nhưng, đến nay sự việc vẫn chưa được giải quyết.

"Chúng tôi liên kết với Trung tâm này để đào tạo cho HS, là do Sở LĐ,TB&XH đề nghị nhà trường lên giúp Mường Lát. Nếu không có sự đề nghị ấy, thì chúng tôi cũng không lên đó làm gì, vì trường chúng tôi không thiếu chỉ tiêu.

Nếu Bộ không đồng ý cấp hỗ trợ cho số HS ở Mường Lát, thì Sở LĐ,TB&XH tỉnh Thanh Hóa phải có giải pháp. Bởi lẽ, Bộ LĐ,TB&XH trả lời là, đề nghị tỉnh Thanh Hóa có thể vận dụng, để hỗ trợ cho HS", ông Hương nói.

Ngày 20/4 vừa qua, Sở Tài chính Thanh Hóa có văn bản báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh, về việc: "Hỗ trợ học sinh theo quy định tại Quyết định số 53/2015/QĐ-TTg và Nghị định số 86/2015/NĐ-CP".

Theo Sở Tài chính, việc Sở LĐ,TB&XH tỉnh đề nghị cho phép vận dụng thực hiện chính sách nội trú theo Quyết định 53/2015 và chính sách miễn học phí theo Nghị định số 86/2015 của Chính phủ đối với số HS đang học nghề trình độ trung cấp ở Mường Lát, là không phù hợp.

Sở Tài chính Thanh Hóa cho rằng, những trường hợp hưởng chính sách nội trú theo Quyết định 53/2015 và chính sách miễn học phí theo Nghị định số 86/2015, là những trường hợp đang học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Nguồn kinh phí này được thực hiện chính sách từ nguồn ngân sách Trung ương.

Do đó, chính sách phải được thực hiện thống nhất trong toàn tỉnh, không riêng Trường TCN Bỉm Sơn như đề nghị của Sở LĐ,TB&XH. Vì vậy, Sở Tài chính đề nghị chính sách nội trú và chính sách miễn giảm học phí thực hiện theo quy định của Trung ương, không ban hành chính sách mới làm tăng chi ngân sách Nhà nước theo đề nghị của Sở LĐ,TB&XH.

Như vậy, nếu UBND tỉnh Thanh Hóa không có giải pháp gì, thì 70 HS ở Trung tâm GDTX Mường Lát sẽ tiếp tục "mắc kẹt", và có thể các em sẽ bỏ học hết vì khó khăn.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Khởi tố TikToker Nam 'Birthday'Khởi tố TikToker Nam 'Birthday'
07:33:41 24/01/2025
Hoa hậu Tiểu Vy bị co giật bất tỉnh, tình trạng hiện tại ra sao?Hoa hậu Tiểu Vy bị co giật bất tỉnh, tình trạng hiện tại ra sao?
11:13:12 24/01/2025
Dựng cây nêu đón Tết, nhiều người bị điện giật nằm la liệtDựng cây nêu đón Tết, nhiều người bị điện giật nằm la liệt
07:17:43 24/01/2025
Vừa nhận thưởng Tết, con dâu chưa kịp vui đã choáng với yêu cầu của mẹ chồngVừa nhận thưởng Tết, con dâu chưa kịp vui đã choáng với yêu cầu của mẹ chồng
08:52:34 24/01/2025
Không phải Trấn Thành - Hà Hồ, đây mới là người đứng sau tiết mục gây bão mạng của Minh HằngKhông phải Trấn Thành - Hà Hồ, đây mới là người đứng sau tiết mục gây bão mạng của Minh Hằng
06:52:25 24/01/2025
Thêm 1 cặp sao Việt bị đồn phim giả tình thật, công khai khóa môi trước hàng trăm người khiến ai cũng sốcThêm 1 cặp sao Việt bị đồn phim giả tình thật, công khai khóa môi trước hàng trăm người khiến ai cũng sốc
07:30:24 24/01/2025
Uống dung dịch màu hồng nhặt được ở cổng trường, nhiều trẻ nhập viện nguy kịchUống dung dịch màu hồng nhặt được ở cổng trường, nhiều trẻ nhập viện nguy kịch
10:06:57 24/01/2025
Dân tình "kêu trời" vì đặt mua lightstick của Jack gần nửa năm không thấy tăm hơi, thêm phẫn nộ vì 1 động tháiDân tình "kêu trời" vì đặt mua lightstick của Jack gần nửa năm không thấy tăm hơi, thêm phẫn nộ vì 1 động thái
09:06:09 24/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Miền nam của Mỹ xuất hiện bão tuyết hiếm gặp

Miền nam của Mỹ xuất hiện bão tuyết hiếm gặp

Thế giới

13:34:50 24/01/2025
Đây là một hiện tượng thời tiết vô cùng hiếm gặp đối với khu vực vốn quen thuộc với khí hậu ấm áp, theo tờ The Washington Post.
Sao Việt 24/1: Vợ Hồ Quang Hiếu sinh con trai đầu lòng

Sao Việt 24/1: Vợ Hồ Quang Hiếu sinh con trai đầu lòng

Sao việt

13:33:55 24/01/2025
Người mẫu Tuệ Như - vợ ca sĩ Hồ Quang Hiếu - sinh mổ con trai nặng 2,9 kg. Khi thấy con chào đời, Hồ Quang Hiếu bất ngờ vì sao em bé hơi tím, da nhăn nheo.
28 nghìn người sững sờ trước món quà một cô bé nhận được từ người bạn thân cùng bàn trong ngày sinh nhật, biết chuyện phía sau ai cũng rưng rưng

28 nghìn người sững sờ trước món quà một cô bé nhận được từ người bạn thân cùng bàn trong ngày sinh nhật, biết chuyện phía sau ai cũng rưng rưng

Netizen

13:31:30 24/01/2025
Theo đó, một em học sinh có tên tài khoản là T.N. đã đăng tải trong một nhóm trên facebook chia sẻ câu chuyện cảm động của mình và người bạn học. Cụ thể như sau:
Yoo Yeon-seok: Từ diễn viên sân khấu đến ngôi sao triệu đô

Yoo Yeon-seok: Từ diễn viên sân khấu đến ngôi sao triệu đô

Sao châu á

13:30:22 24/01/2025
Yoo Yeon-seok, một cái tên không còn xa lạ với người hâm mộ điện ảnh và truyền hình Hàn Quốc, đã trải qua một hành trình sự nghiệp đáng ngưỡng mộ.
Cà Mau: Lãnh án tù vì bắt cá bằng xung điện

Cà Mau: Lãnh án tù vì bắt cá bằng xung điện

Pháp luật

13:17:45 24/01/2025
Theo cáo trạng, khoảng 20 giờ ngày 8.11.2024, Niệm rủ Lâm Bá Đ. (16 tuổi) sử dụng bộ kích điện tự chế đi bắt cá trên tuyến Kênh 20, thuộc xã Khánh Thuận.
Xót xa bé gái vài ngày tuổi bị bỏ rơi trước nhà dân những ngày giáp tết

Xót xa bé gái vài ngày tuổi bị bỏ rơi trước nhà dân những ngày giáp tết

Tin nổi bật

13:13:06 24/01/2025
Một bé gái nặng 3,2 kg bị bỏ rơi trước cổng nhà dân ở Quảng Trị lúc rạng sáng vào ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Tử vi tuổi Sửu 2025: Hứa hẹn nhiều đột phá, hạnh phúc ngập tràn

Tử vi tuổi Sửu 2025: Hứa hẹn nhiều đột phá, hạnh phúc ngập tràn

Trắc nghiệm

12:36:25 24/01/2025
Tử vi tuổi Sửu 2025 cho biết, sự hòa hợp giữa năm Sửu và Tỵ sẽ mang lại một năm tràn ngập hạnh phúc và tiến bộ cho con giáp này. Mặc dù vẫn có một số khó khăn nhưng cũng tiến triển rõ rệt.
Không khí xuân ngập tràn với những bộ cánh đa sắc màu

Không khí xuân ngập tràn với những bộ cánh đa sắc màu

Thời trang

12:09:04 24/01/2025
Nếu bạn đang theo đuổi phong cách an toàn với những gam màu trầm nhàm chán thì những thiết kế đa sắc màu dưới đây sẽ là gợi ý lý tưởng giúp bạn có sự bứt phá, linh hoạt và đầy phá cách cho năm mới.
Doãn Hải My - vợ Văn Hậu bất ngờ can thiệp thẩm mỹ, nhan sắc thay đổi thế nào ngày giáp Tết?

Doãn Hải My - vợ Văn Hậu bất ngờ can thiệp thẩm mỹ, nhan sắc thay đổi thế nào ngày giáp Tết?

Sao thể thao

11:53:40 24/01/2025
Tối 23/1, trên trang Instagram cá nhân, bà xã hậu vệ Đoàn Văn Hậu - nàng WAG Doãn Hải My gây choáng khi bất ngờ công khai chuyện can thiệp thẩm mỹ, làm đẹp để đón Tết.
NPH ban lệnh cấm 100 năm, game thủ hoan hỉ, mừng rỡ trước quyết định nghiêm khắc

NPH ban lệnh cấm 100 năm, game thủ hoan hỉ, mừng rỡ trước quyết định nghiêm khắc

Mọt game

11:13:39 24/01/2025
Tựa game đang được nhắc tới trong câu chuyện lần này là Marvel Rivals - một trong những bom tấn nổi bật nhất giai đoạn cuối năm 2024 vừa qua.
Từ trong tù, Diddy "phản công" cực căng trước thông tin lộ băng sex với loạt sao nổi tiếng

Từ trong tù, Diddy "phản công" cực căng trước thông tin lộ băng sex với loạt sao nổi tiếng

Sao âu mỹ

11:11:18 24/01/2025
Vào ngày 23/1, Page Six đưa tin Diddy đã đệ đơn kiện phỉ báng đối với luật sư Courtney Burgess, quản lý âm nhạc Ariel Mitchel và Nexstar Media Inc. - đơn vị điều hành NewsNation.