Học sinh lớp 8 sáng tạo nhiều mô hình nhà chống lũ cho người dân miền Trung
Với những kiến thức có được, học sinh lớp 8 của một trường học tại Quảng Bình đã tạo ra rất nhiều mô hình nhà chống lũ. Trong đó nhiều căn nhà có tính khả thi và có thể áp dụng vào thực tế.
Những mô hình nói trên vừa được học sinh khối 8, Hệ thống giáo dục Chu Văn An, TP Đồng Hới (Quảng Bình) thực hiện bằng các nguyên vật liệu tái chế như chai nhựa, xốp, que kem…
Theo cô giáo Đặng Thị Khánh Quyên, Phó Hiệu trưởng Hệ thống giáo dục Chu Văn An, việc để học trò thỏa sức sáng tạo nhà chống lũ bởi lẽ nhà trường nhận thấy việc dạy học bằng lý thuyết suông không những không mang lại hiệu quả cao mà còn khiến học sinh khó hiểu, chán nản, do đó nhà trường đã sử dụng những vật liệu phế thải để học sinh có thể vừa học vừa hành.
Học sinh lớp 8 tại Quảng Bình thiết kế các mô hình nhà chống lũ.
Với sự sáng tạo cũng như những kiến thức về nguyên lý nhà chống lũ, các em học sinh THCS tại Quảng Bình đã tạo ra nhiều mô hình hết sức ấn tượng, đa dạng và phong phú với mong muốn có thể nghiên cứu sử dụng trong cuộc sống, giúp người dân vùng lũ giảm thiệt hại.
Video đang HOT
Các em học sinh Trường Chu Văn An đã thiết kế ra hàng loạt ngôi nhà nổi với nhiều kiểu dáng, kích thước, màu sắc và cách trang trí khác nhau. Có em tạo ra không gian xanh bằng hoa, lá. Dù là mô hình nhưng đều được tính toán từng li từng tí, từ cách sắp xếp các vật dụng trong nhà. Như vậy khi đặt ngôi nhà xuống nước mới được cân bằng, tránh trường hợp bị nghiêng, lật.
Mô hình nhà chống lũ được thử nghiệm trên mặt nước.
Sau khi hoàn thành, các mô hình nhà chống lũ này đều được thử nghiệm trên mặt nước và cho thấy tính tự nổi và cố định rất tốt. “Với những thiết kế của chúng em khi áp dụng vào thực tế sẽ thay bằng các vật liệu nhẹ như tôn, nhựa, phao nổi bằng chai nhựa có thể thay thế bằng thùng phuy, can nhựa… chúng em rất hy vọng một thời điểm nào đó, mô hình của bọn em sẽ được áp dụng vào thực tế, góp phần giúp ích cho bà con vùng lũ”, em Trần Lê Hải Ngọc, học sinh lớp 8A1, Trường THCS&THPT Chu Văn An bày tỏ.
Nhiều mô hình nhà chống lũ có tính khả thi và có thể áp dụng vào thực tế.
Quảng Bình nói riêng và miền Trung nói chung vừa trải qua những đợt lũ lịch sử, gây thiệt hại hết sức nặng nề cho người dân, do đó việc tổ chức cho học sinh tự thiết kế nhà chống lũ sẽ phát huy tinh thần chủ động tìm hiểu những tác động của lũ lụt cho các em. Phát huy sự sáng tạo của học sinh trong việc đưa ra các giải pháp có thể giúp đỡ người dân vùng lũ, thể hiện trách nhiệm xã hội của một công dân trong tương lai.
Qua việc nghiên cứu và thực hiện mô hình nhà chống lũ, các em học sinh cũng sẽ biết liên hệ và lựa chọn những nguyên vật liệu phù hợp để đưa mô hình đến gần hơn với thực tế cuộc sống của đồng bào miền Trung.
Tai nạn giao thông ở Quảng Bình, QL1 ùn tắc 3km cả 2 chiều nhiều giờ
Trên đường tránh TP Đồng Hới (QL1), xe ô tô đầu kéo đâm vào đuôi xe tải đi cùng chiều làm tắc đường hai đầu khoảng 6km trong nhiều giờ
Hiện trường vụ tai nạn giao thông
Theo thông tin ban đầu từ Công an tỉnh Quảng Bình, vào lúc 13h15 ngày 21/01, tài xế Đỗ Văn Trúc (SN: 1974, trú tại thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) điều khiển ô tô tải BKS 81H-001.36 lưu thông trên tuyến đường tránh thành phố Đồng Hới (Quảng Bình) theo hướng Nam - Bắc.
Khi xe đi đến Km 662 30 đường tránh thành phố Đồng Hới (Quốc lộ 1) thuộc địa phận thành phố Đồng Hới thì chuyển làn đường. Lúc này, từ phía sau xe đầu kéo BKS 73C-007.96 kéo theo rơ mooc BKS 73R-001.93 (chưa rõ danh tính tài xế) chạy cùng chiều đâm vào sau đuôi ô tô tải.
Hàng dài xe ô tô bị ách tắc mỗi đầu dài khoảng 3km
Hậu quả, ca bin xe đầu kéo bẹp dúm, hư hỏng nặng. Hai xe nằm ngay giữa đường, gây ách tắc hai đầu khoảng 6km.
Đến 15h cùng ngày, giao thông qua khu vực mới lưu thông được một tuyến theo hướng Nam - Bắc.
Xe đầu kéo bẹp dúm ca bin
Nhận được tin báo, Công an tỉnh Quảng Bình đã lập tức tới hiện trường, phối hợp với lực lượng chức năng địa phương phân luồng, điều tiết giao thông và khám nghiệm hiện trường phục vụ công tác điều tra làm rõ nguyên nhân.
Học trò "tức cảnh sinh tình", sáng tác thơ trong vòng 5 phút, giáo viên thẳng tay phê: Bậc thầy ngôn ngữ! Nhưng sự thật là bài thơ của bạn học sinh lớp 8 này đã khiến cư dân mạng được phen cười ra nước mắt. Văn học từ lâu trở thành nỗi ám ảnh với nhiều thế hệ học sinh, chỉ ngồi tám một lúc là tụi học trò có thể kể ra 1001 lý do khiến điểm Văn luôn lẹt đẹt. Chẳng hạn...