Học sinh lớp 1 và 2 kiểm tra học kỳ bằng hình thức trực tiếp
Theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, đối với lớp 1 và 2, bài kiểm tra định kỳ được tổ chức bằng hình thức trực tiếp nhằm đánh giá thực chất kết quả học tập của học sinh.
Ngày 13/12, Bộ GD&ĐT ban hành công văn hướng dẫn tổ chức dạy học, đánh giá học sinh tiểu học thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông ứng phó dịch Covid-19.
Trong đó, bộ hướng dẫn việc kiểm tra đánh giá học sinh để phù hợp hình thức tổ chức dạy học ứng phó với dịch Covid-19, khi thời điểm kiểm tra cuối học kỳ I của các cơ sở giáo dục phổ thông đã tới gần.
Theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, học sinh lớp 1 và 2 có thể làm bài kiểm tra học kỳ bằng hình thức trực tiếp. Ảnh minh họa: N.S.
Bộ GD&ĐT hướng dẫn chỉ đánh giá định kỳ khi học sinh đã được học nội dung chương trình các môn học/ hoạt động giáo dục tương ứng; được giáo viên tổ chức thực hiện đánh giá thường xuyên trong quá trình học tập và tổng hợp kết quả đánh giá tại các thời điểm theo quy định (giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học).
Nhà trường có thể tổ chức đánh giá định kỳ linh hoạt vào thời điểm phù hợp từng đối tượng và điều kiện tổ chức dạy học thực tế tại địa phương.
Theo đó, đối với lớp 1 và 2, việc tổ chức bài kiểm tra định kỳ được tổ chức bằng hình thức trực tiếp nhằm đánh giá thực chất kết quả học tập của học sinh và tăng trách nhiệm quản lý của các cấp. Trong điều kiện phòng, chống dịch Covid-19, cơ sở giáo dục thực hiện giải pháp linh hoạt, phù hợp thực tế và đảm bảo an toàn.
Video đang HOT
Nhà trường lập kế hoạch thời gian thực hiện bài kiểm tra định kỳ; tổ chức họp với phụ huynh để phổ biến, hướng dẫn, tạo sự đồng thuận về phương án thực hiện.
Các trường chia nhỏ số học sinh/lớp để tổ chức hướng dẫn, ôn tập, bổ sung, củng cố kiến thức, định hướng nội dung cốt lõi trước khi thực hiện bài kiểm tra định kỳ đối với môn Toán, Tiếng Việt.
Trong trường hợp bất khả kháng, học sinh không thể đến lớp làm bài kiểm tra, cơ sở giáo dục báo cáo phương án, điều kiện tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra định kỳ bằng hình thức trực tuyến về phòng GD&ĐT.
Đối với các lớp 3, 4 và 5, bài kiểm tra cuối học kỳ I và cuối năm học được tổ chức linh hoạt bằng hình thức trực tiếp, trực tuyến khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định và phù hợp tình hình phòng dịch Covid-19 tại địa phương.
Nhà trường thực hiện bài kiểm tra định kỳ đối với các môn Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lý, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc. Học sinh lớp 4 và 5 có thêm bài kiểm tra giữa học kỳ I và giữa học kỳ II với môn Toán, Tiếng Việt.
Về đánh giá thường xuyên, đối với hình thức học tập qua truyền hình, Bộ GD&ĐT hướng dẫn các trường, giáo viên giao nhiệm vụ học tập thông qua hình thức linh hoạt và phù hợp tình hình thực tế.
Giáo viên hướng dẫn, hỗ trợ học sinh tự học, hoàn thành nhiệm vụ học tập gắn với nội dung dạy trên truyền hình; tổ chức thực hiện phiếu học tập để hướng dẫn các em tự học, hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu cần đạt của từng môn học và hoạt động giáo dục.
Phối hợp gia đình, thầy cô thực hiện đánh giá học sinh trong quá trình học tập với hình thức phù hợp, hướng dẫn các em phản hồi thông tin qua phiếu học tập.
Giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin để giao bài và nhận bài làm, sản phẩm học tập qua các ứng dụng phần mềm Zalo, Facebook, email.
Đối với hình thức dạy học trực tuyến (hoặc trực tiếp kết hợp với trực tuyến), giáo viên chú trọng việc giao nhiệm vụ học tập cho học sinh; thực hiện linh hoạt phương pháp, kỹ thuật đánh giá thường xuyên theo quy định.
Nhà trường, giáo viên hướng dẫn để phụ huynh tham gia quá trình đánh giá người học.
Cơ hội để đổi mới
Cho đến nay học sinh các vùng giãn cách xã hội đã học trực tuyến từ 2 đến 5 tuần tùy địa phương, cấp học.
Ảnh minh họa/INT
Một trong những vấn đề mà nhiều giáo viên, phụ huynh và học sinh băn khoăn thời gian qua là việc kiểm tra, đánh giá khi dạy học trực tuyến sẽ thực hiện như thế nào và có đảm bảo công bằng hay không?
Liên quan đến việc kiểm tra, đánh giá trong dạy học trực tuyến, Bộ GD&ĐT đã có Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT quy định khá chi tiết. Thực hiện chỉ đạo của Bộ, các sở GD&ĐT đã yêu cầu nhà trường xây dựng và bổ sung tiêu chí, hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh khi học trực tuyến vào quy chế của trường.
Theo đó, trong quá trình dạy học, giáo viên phụ trách môn trực tiếp kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh qua các bài kiểm tra trên hệ thống phần mềm, bản báo cáo quá trình học tập của học sinh, bài thu hoạch... Cơ sở giáo dục phổ thông quản lý, theo dõi, giám sát việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên kết quả học tập của học sinh qua Internet, bảo đảm công bằng, khách quan, trung thực. Việc kiểm tra, đánh giá định kỳ và kiểm tra lại kết quả học tập của học sinh sẽ được thực hiện trực tiếp tại trường theo quy định của Bộ. Trong trường hợp học sinh không thể đến trường với lý do bất khả kháng, việc kiểm tra đánh giá định kỳ có thể thực hiện bằng hình thức trực tuyến.
Mặc dù, ngành đã có hướng dẫn nhưng do những khó khăn trong môi trường dạy học trực tuyến nên không ít giáo viên, nhà trường còn lúng túng. Đơn cử như với học sinh lớp 1 đánh giá không thể yêu cầu kết quả tuyệt đối, nhất là môn Tiếng Việt. Ở yêu cầu sửa cách phát âm, đọc vần cho học sinh, giáo viên sẽ gặp khó do không nghe được phát âm chuẩn của các em như khi học trên lớp do hạn chế của đường truyền, thiết bị...
Thời gian đầu triển khai, việc cán bộ quản lý và giáo viên còn lúng túng với hình thức kiểm tra, đánh giá trực tuyến là điều đương nhiên, nhất là khi điều kiện hạ tầng, kỹ thuật dạy học của đội ngũ chưa đều tay. Vì thế, bên cạnh việc bảo đảm chất lượng dạy học, xây dựng đội ngũ chuyên trách hỗ trợ cán bộ quản lý và giáo viên trong việc thực hiện dạy học và đánh giá, đồng thời có chính sách thỏa đáng hỗ trợ những trường hợp người học không thể tham gia học tập trực tuyến để phụ huynh và học sinh yên tâm, là cần thiết.
Cũng cần thấy rằng kiểm tra, đánh giá trong dạy học trực tuyến còn nhiều khó khăn nhưng đây đồng thời là cơ hội để mỗi giáo viên, nhà trường đổi mới công tác này. Xác định dạy học trực tuyến có thể kéo dài, nhiều trường ở TPHCM, Cần Thơ đã sẵn sàng phương án tổ chức các bài kiểm tra thường xuyên và định kỳ phù hợp.
Giáo viên chủ động sử dụng các yêu cầu đơn giản sau mỗi chủ đề học tập như vẽ bản đồ tư duy kiến thức, làm bài tập về nhà trên các ứng dụng học trực tuyến. Với bài kiểm tra định kỳ, hay còn gọi là bài kiểm tra 1 tiết, có sự thống nhất trong các tổ bộ môn và toàn trường để đảm bảo tính khách quan, công bằng.
Như tại TPHCM, bộ môn Lịch sử Trường THPT Lê Quý Đôn (Quận 3) lên kế hoạch cho học sinh thực hiện dự án để lấy điểm bài kiểm tra giữa kỳ. Có bộ môn thì tính toán cho học sinh toàn khối làm bài trong cùng một thời gian cố định trên ứng dụng Google form kết hợp với Zoom để giáo viên có thể giám sát...
Đánh giá học sinh không chỉ dựa vào kết quả một, hai bài kiểm tra định kỳ mà cần kết hợp qua hồ sơ học tập, sản phẩm của học sinh; tổ chức cho học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau trong cùng lớp học, cả người dạy lẫn người học sẽ được cởi bỏ áp lực. Quan trọng hơn, mục tiêu đánh giá vì sự tiến bộ của người học theo đó được thực hiện một cách tự nhiên, hiệu quả nhất.
Đà Nẵng tạm dừng đến trường đối với học sinh lớp 1 TP Đà Nẵng thực hiện khảo sát và có hơn 70% phụ huynh đề nghị không tiếp tục dạy trực tiếp đối với học sinh lớp 1. Chiều 10-12, tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 TP Đà Nẵng, bà Ngô Thị Kim Yến, Phó Chủ tịch UBND TP, đã đồng ý với đề xuất của Sở GD-ĐT TP,...