Học sinh iSchool Nha Trang trở lại trường vào ngày 28-11
Trường iSchool Nha Trang đã lấy ý kiến phụ huynh và tổ chức giảng dạy trở lại sau khi tạm ngưng do vụ hơn 660 học sinh và giáo viên bị ngộ độc thực phẩm.
Ngày 26-11, Sở GD&ĐT tỉnh Khánh Hòa cho biết đã đồng ý cho Trường iSchool Nha Trang tổ chức giảng dạy trở lại sau thời gian tạm ngưng vì vụ ngộ độc thực phẩm.
Trường iSchool Nha Trang dạy trở lại vào ngày 28-11. Ảnh: HH.
Trước đó, Trường iSchool Nha Trang đã tổ chức lấy ý kiến của phụ huynh về việc cho học sinh đi học trở lại. Hiện chỉ còn hơn 10 học sinh đang điều trị tại các bệnh viện.
Trong hai tuần đầu, trường tổ chức dạy một buổi, không tổ chức bán trú. Trường cũng mời trung tâm y tế dự phòng phun thuốc khử khuẩn, dọn dẹp, vệ sinh phòng học đón các học sinh trở lại.
Cùng với đó, trường mời bác sĩ chuyên khoa đến trường để theo dõi sức khỏe và tư vấn dinh dưỡng cho học sinh và phụ huynh có yêu cầu.
Như PLO đã đưa tin, Công an tỉnh Khánh Hòa đã khởi tố vụ án vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm xảy ra tại Trường iSchool Nha Trang khiến hơn 650 học sinh và giáo viên ngộ độc vào ngày 17-11.
Video đang HOT
Vụ ngộ độc đã khiến em LZX, sinh năm 2016, quốc tịch Malaysia, ngụ TP Nha Trang, tử vong.
Nguyên nhân xảy ra vụ ngộ độc được xác định do trong khẩu phần ăn trưa ngày 17-11 của nhà trường có vi khuẩn. Viện Pasteur Nha Trang đã có kết quả xét nghiệm cho thấy phát hiện vi khuẩn Samonella spp, vi khuẩn Bacillus cereus và vi khuẩn Escherrichia coli cùng trong mẫu cánh gà chiên. Ngoài ra, vi khuẩn Bacillus cereus cũng có trong mẫu nước mắm.
Ông Phạm Hữu Bình, Hiệu trưởng trường iSchool Nha Trang, cho hay trường ký hợp đồng với hộ kinh doanh Bùi Phúc Lam, 40 tuổi, ngụ ở xã để cung cấp suất ăn bán trú cho học sinh từ năm 2015.
Ông Phạm Hữu Bình, Hiệu trưởng iSchool Nha Trang. Ảnh: HH.
Hộ kinh doanh của ông Lam đủ các giấy chứng nhận theo đúng quy định của cơ quan y tế TP Nha Trang.
Theo ông Bình, nhà trường có hợp đồng ràng buộc ông Lam phải cam kết sử dụng các loại thực phẩm đảm bảo hợp vệ sinh và chấp hành tốt thực hiện việc an toàn vệ sinh thực phẩm. Không sử dụng hàng hóa không ghi rõ nguồn gốc nhà sản xuất, hoặc hàng hóa đã hết hạn sử dụng.
Phía nhà trường theo dõi việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, tổ chức lưu mẫu thức ăn cho từng bữa ăn.
Hiệu trưởng Ischool Nha Trang: Vụ việc quá sức tưởng tượng của tôi
Chứng kiến hàng trăm học sinh trên giường bệnh do ngộ độc thực phẩm, thầy hiệu trưởng Phạm Hữu Bình thấy đau xót vì chưa làm tròn trách nhiệm.
Nhiều ngày đã trôi qua từ khi xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm khiến hàng trăm học sinh cùng nhiều giáo viên nhập viện, nhưng Hiệu trưởng trường Ischool Nha Trang (Khánh Hòa) chưa phút nào vơi day dứt.
"Vụ việc xảy ra quá sức tưởng tượng của tôi, tôi vô cùng đau xót" - ông Phạm Hữu Bình chia sẻ với PV VietNamNet chiều qua.
Không giấu được vẻ mệt mỏi vì liên tục thức trắng, ông kể hôm đó (17/11), nhà bếp nấu bữa trưa gồm cơm gà, sốt trứng, gỏi gà, cánh gà chiên, canh dưa leo... cho khoảng 880 học sinh. Đến tối, trường tổ chức diễn văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam. Thế nhưng, ngày vui chưa trọn vẹn thì nhiều học sinh có triệu chứng đau bụng, khó chịu, tiêu chảy nhiều lần... sau đó lần lượt nhập viện.
Thầy Phạm Hữu Bình, Hiệu trưởng trường Ischool Nha Trang cảm thấy rối bời... Ảnh: Xuân Ngọc.
Nhận tin, ông Bình cùng đồng nghiệp tức tốc tới bệnh viện. Nhưng khi đến nơi, trước mắt họ là những lượt xe cấp tập đưa học trò vào viện, là cảnh học trò chống chọi với những cơn đau quằn quại.
"Tôi như chết lặng, tâm trạng rối bời" - ông Bình buồn bã nhớ lại.
Có thâm niên hơn 47 năm trong ngành giáo dục, đây là lần đầu tiên ông Bình đối mặt với một sự cố như thế.
Trường Ischool Nha Trang, nơi có hàng trăm học sinh bị ngộ độc. Ảnh: Xuân Ngọc
Ông Bình kể, hộ kinh doanh Bùi Phúc Lam đã nấu bữa ăn bán trú cho Ischool Nha Trang được 5 năm. Quá trình chế biến được thực hiện tại bếp ở trường. Nguồn nguyên liệu thức ăn nhà trường không thể nắm được vì đơn vị thầu kiểm soát và đây là lần đầu xảy ra sự cố.
Về ý kiến của phụ huynh cho rằng giá bữa ăn 70.000 đồng là cao song chất lượng dinh dưỡng thấp và đặt câu hỏi liệu phía nhà trường ký hợp đồng với người quen để chia lợi nhuận, ông Bình khẳng định bản thân hoàn toàn không có động cơ, hay liên quan gì đến cơ sở nấu ăn bán trú.
"70.000 đồng không chỉ là đồ ăn mà tính luôn cả chi phí điện, nước, chi phí cho người dọn dẹp, nấu ăn... Trước khi ký hợp đồng với cơ sở này, trường đã tổ chức đấu thầu công khai. Qua thời gian họ tổ chức bữa ăn không xảy ra sự cố gì nên trường vẫn tiếp tục duy trì, do một phó hiệu trưởng phụ trách" - ông Bình cho biết.
Đối với ý kiến của phụ huynh về việc bữa ăn không đảm bảo chất lượng, thiếu dinh dưỡng khiến các con nhiều lần phàn nàn song không được trường phúc đáp, ông Bình nói trường và phía đại diện phụ huynh vẫn liên tục trao đổi. Thậm chí, khi lãnh đạo trường đi kiểm tra thấy học trò bỏ bữa hay còn thừa thức ăn nhiều đều ghi nhận và yêu cầu bếp điều chỉnh.
Bác sĩ bệnh viện 22-12 kiểm tra sức khỏe cho học sinh đang điều trị. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Toàn trường đang nghỉ học 1 tuần, đồng thời phối hợp với các bệnh viện, cơ quan chuyên môn tập trung cứu chữa, đảm bảo sức khỏe cho học sinh. Theo ông Bình, toàn bộ chi phí điều trị cho học sinh và cả chi phí tái khám sau này trường sẽ lo. Ngoài ra, trường tạm dừng tổ chức bán trú và cũng dừng hợp đồng với cơ sở tổ chức bếp ăn.
Liên quan vụ ngộ độc, kết quả kiểm nghiệm các mẫu thức ăn tại trường Ischool Nha Trang cho thấy món cánh gà chiên bị nhiễm khuẩn. Hôm qua, Công an tỉnh Khánh Hòa đã khởi tố vụ án hình sự Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm xảy ra tại trường, sau khi xác định có dấu hiệu tội phạm.
Phụ huynh trường Ischool yêu cầu lắp camera sau vụ hơn 600 học sinh ngộ độc Trước khi cho con trở lại lớp, phụ huynh muốn trường Ischool Nha Trang lắp camera theo dõi ở hành lang, khu vực công cộng và kiểm soát an toàn thực phẩm lẫn nguồn nước. Trường Ischool Nha Trang (Khánh Hòa) hôm nay thông báo lấy ý kiến cho học sinh trở lại lớp vào thứ hai tuần tới (28/11). Thời gian lấy...