Học sinh hỏi Giáo sư Nguyễn Lân Dũng về công nghệ Blockchain trong thời đại 4.0
Những băn khoăn về ngành nghề mới và cách chọn nghề trong thời đại 4.0 đã được học sinh Trường Trung học phổ thông Cao Bá Quát gửi đến Giáo sư Nguyễn Lân Dũng.
Ngày 25/12/2020, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam phối hợp cùng Trường Trung học phổ thông Cao Bá Quát (Quốc Oai , Hà Nội) tổ chức buổi hội thảo “Khởi nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0″.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng trong buổi trò chuyện cùng học sinh Trường Trung học phổ thông Cao Bá Quát (Ảnh: Phạm Minh)
Gần 1.000 học sinh của Trường Trung học phổ thông Cao Bá Quát đã say sưa lắng nghe những chia sẻ, câu chuyện ý nghĩa của Giáo sư Nguyễn Lân Dũng.
Làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0 và cơ hội nghề nghiệp
Tại buổi hội thảo, em Nguyễn Trí Sáng, học sinh lớp 12A4 đã đặt câu hỏi cho Giáo sư Nguyễn Lân Dũng: “Thời đại công nghệ số, em nghe nhiều đến công nghệ Blockchain, Giáo sư có thể chia sẻ giúp em hiểu thêm về công nghệ Blockchain và cơ hội nghề nghiệp của công nghệ này được không ạ”?
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đánh giá câu hỏi của học sinh rất hay, Giáo sư cũng cho biết, Blockchain là một chuỗi những công nghệ được liên kết với nhau để lưu trữ và truyền tải thông tin.
“Trong làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ Blockchain mở ra cơ hội nghề nghiệp rất lớn. Công nghệ này hướng đến chuyển đổi số và xây dựng nền tảng công nghệ thông tin.
Công nghệ Blockchain được ứng dụng rộng rãi cho nhiều ngành nghề, lĩnh vực như hoạt động bán lẻ, vận chuyển hàng hóa, sản xuất, viễn thông, tài chính ngân hàng và một số ngành dịch vụ khác,…
Blockchain là công nghệ mà cả thế giới đang hướng đến”, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng nhấn mạnh.
Để các em học sinh hình dung rõ hơn về công nghệ Blockchain, Giáo sư đã chia sẻ về chính trải nghiệm của bản thân mình:
“Khi tôi đến Trung Quốc, tôi đi taxi, đến lúc thanh toán tôi đưa tiền mặt nhưng người tài xế chỉ vào một chiếc tem nhỏ. Ở Trung Quốc, người ta sử dụng mã code để thanh toán thay cho tiền mặt.
Kể cả khi chúng ta mua hàng hóa, chúng ta cũng quét mã QR để thanh toán. Đó chính là Blockchain”.
Các em học sinh được Giáo sư Nguyễn Lân Dũng chia sẻ những băn khoăn về việc chọn nghề trong thời đại 4.0 (Ảnh: Phạm Minh)
Em Nguyễn Thùy Linh gửi câu hỏi đến Giáo sư Nguyễn Lân Dũng:
“Thưa Giáo sư, trong tương lai, có những ngành nghề nào mở ra cơ hội việc làm cao ạ? Ước mơ của em là trở thành một kiến trúc sư thì em cần làm gì để thực hiện ước mơ đó”?
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng cho biết, ngành kiến trúc có liên quan đến hội họa, phải biết vẽ. Nếu em là một con người tự do, em có đủ kiến thức, quyết tâm, cố gắng, em sẽ quyết định được việc mình là ai, mình trở thành người như thế nào.
Em cần có sự tự tin, bản lĩnh, nếu thất bại mình có thể làm lại, chỉ cần có quyết tâm và không nản lòng. Hi vọng trường của chúng ta sẽ có một kiến trúc sư tài năng trong tương lai.
Em Nguyễn Đình Chiến chia sẻ ước mơ thi vào trường Quân đội, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng khẳng định:
“Để trở thành một Sĩ quan Quân đội, em cần phải rèn luyện sức khỏe, thể lực, rèn luyện ý chí quyết tâm.
Trong Quân đội cũng có nhiều ngành nghề em có thể tham gia như công nghệ thông tin, y học, dược học,… Quan trọng là em phải tin vào bản thân mình, có lối sống tử tế, khó khăn nào cũng vượt qua, rút kinh nghiệm sau mỗi lần vấp ngã để trưởng thành”.
Nhiều học sinh của Trường Trung học phổ thông Cao Bá Quát đã chia sẻ ước mơ trở thành Nhà báo, Người dẫn chương trình,… và nhận được nhiều lời khuyên, bài học ý nghĩa từ Giáo sư Nguyễn Lân Dũng.
Video đang HOT
Người thành công là người biết đón nhận thử thách
Để giúp các em học sinh chuẩn bị hành trang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng mang đến những câu chuyện từ thực tiễn cuộc sống.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng chia sẻ: Các em học sinh cần phải học tập để trở thành người tự do, tự quyết định tương lai cuộc đời mình (Ảnh: Phạm Minh)
Thời đại 4.0 sẽ đặt ra cho chúng ta nhiều thách thức, từ câu chuyện trên, các em học sinh học được cách đối mặt với những vấn đề đặt ra trong cuộc sống, biết cách biến khó khăn thành cơ hội.
Hiện nay, những công nghệ đột phá đã giúp con người làm việc hiệu quả trong mọi lĩnh vực, ngành nghề.
Robot không chỉ tham gia vào hoạt động sản xuất, trong các dây chuyền sản xuất mà còn làm nhiều công việc đặc biệt khác.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng kể cho các em về những robot chế tạo ô tô trong nhà máy Vinfast của Việt Nam hay robot y tá chăm sóc bệnh nhân, robot bác sĩ phẫu thuật chính xác hơn cả con người, robot ký giả với nhiệm vụ phỏng vấn, robot dò mìn để giúp con người gỡ bom mìn mà không ảnh hưởng tới tính mạng,…
Công nghệ 4.0 còn là trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, là vạn vật kết nối, công nghệ sinh sản vô tính, công nghệ in 3D,…
Thời đại 4.0 hình thành nên những trang trại thông minh, nhà máy thông minh, thành phố thông minh và quốc gia thông minh.
Tuy nhiên, Giáo sư cũng đặt ra vấn đề: “Tất cả các em đều có thể đỗ vào Đại học, nhưng sau khi tốt nghiệp, bài toán đặt ra là các em có việc làm hay không?
Đó chính là thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Các em cần phải học tập, cần cố gắng, nỗ lực, biết đón nhận thử thách, quyết tâm và biến khó khăn thành cơ hội thì sẽ thành công.
Kết thúc buổi hội thảo, Thầy giáo Nguyễn Văn Đằng – Phó hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Cao Bá Quát đã thay mặt các em học sinh và Ban giám hiệu nhà trường gửi lời cảm ơn đến Giáo sư Nguyễn Lân Dũng.
Ban giám hiệu Trường Trung học phổ thông Cao Bá Quát tặng hoa và gửi lời cảm ơn đến Giáo sư Nguyễn Lân Dũng (Ảnh: Phạm Minh)
Thầy Đằng cũng gửi lời cảm ơn đến Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã tổ chức buổi hội thảo mang đến cho thầy cô và các em học sinh nhà trường nhiều bài học ý nghĩa.
Thầy Nguyễn Văn Đằng hi vọng Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục lan tỏa chương trình ý nghĩa này đến với nhiều trường học, chuẩn bị hành trang cho các em học sinh bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Ngôi trường với hành trình 30 năm xây dựng và trưởng thành
Trường Trung học phổ thông Cao Bá Quát được thành lập năm 1990. Trải qua 30 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, trường đã gặt gái được nhiều thành tích.
Tập thể sư phạm Nhà trường 8 năm liền đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”. Trường được nhận Bằng khen của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội năm học 2012 – 2013, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm học 2013-2014.
Trong hai năm học 2017 -2018 và 2018 -2019, trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen.
Công đoàn nhà trường nhiều năm được Công đoàn Ngành công nhận “Công đoàn vững mạnh xuất sắc”; nhận bằng khen của Liên đoàn lao động Thành phố Hà Nội năm học 2018 -2019, cùng nhiều Giấy khen trong các phong trào thi đua khác.
Đoàn Thanh niên Trường Trung học Phổ thông Cao Bá Quát được tặng nhiều Giấy khen, Bằng khen của Thành đoàn và Trung ương Đoàn. Hằng năm, nhà trường đều có từ 2-3 tổ chuyên môn được cấp trên công nhận và tặng danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”.
Về thành tích khối giáo viên, số giáo viên đạt trình độ Thạc sĩ là 18 giáo viên; Có 25 lượt giáo viên đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố; hơn 160 lượt giáo viên đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở; 5 thầy cô giáo được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội tặng bằng khen.
Về kết quả học tập của học sinh, tỉ lệ học sinh đạt học lực giỏi, hạnh kiểm tốt ngày càng thực chất và tăng cao. Chất lượng học sinh đầu ra được khẳng định rõ nét; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp hàng năm đều vượt tỷ lệ chung của Thành phố; tỷ lệ học sinh đỗ đại học, cao đẳng hằng năm đều tăng so với năm học trước.
Năm học 2019 – 2020, tỉ lệ học sinh học lực giỏi chiếm 28,69%, học sinh hạnh kiểm tốt chiếm 88,39%; tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp là100%; tỉ lệ đỗ Đại học, Cao đẳng là 61%.
Ngoài dạy học văn hóa, nhà trường còn chú trọng đến các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, trải nghiệm sáng tạo đặc biệt là hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Hằng năm nhà trường đều tổ chức Ngày hội tư vấn nghề nghiệp, mời các chuyên gia về tư vấn, giáo dục định hướng ngành nghề cho học sinh,…
Một số hình ảnh tại buổi Hội thảo “Khởi nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0″ tại Trường Trung học phổ thông Cao Bá Quát:
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng vẫy tay chào các em học sinh (Ảnh: Phạm Minh)
Gần 1000 học sinh Trường Trung học phổ thông Cao Bá Quát say sưa lắng nghe những câu chuyện “truyền lửa” của Giáo sư Nguyễn Lân Dũng (Ảnh: Phạm Minh)
Những chia sẻ của Giáo sư Nguyễn Lân Dũng mang lại nhiều kiến thức bổ ích cũng như sự thích thú cho các em học sinh (Ảnh: Phạm Minh)
Buổi Hội thảo giúp các em học sinh hiểu hơn về những thách thức, cơ hội của thời đại 4.0 (Ảnh: Phạm Minh)
Học sinh chia sẻ băn khoăn về cơ hội nghề nghiệp trước làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0 (Ảnh: Phạm Minh)
Học sinh giao lưu chia sẻ cùng Giáo sư Nguyễn Lân Dũng (Ảnh: Phạm Minh)
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng ký tặng sách cho các em học sinh (Ảnh: Phạm Minh)
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng chụp ảnh kỷ niệm cùng học sinh Trường Trung học phổ thông Cao Bá Quát (Ảnh: Phạm Minh)
Thầy cô giáo Trường Trung học phổ thông Cao Bá Quát chụp ảnh kỷ niệm cùng Giáo sư Nguyễn Lân Dũng (Ảnh: Phạm Minh)
Chuỗi Hội thảo “Khởi nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0″ là một hoạt động ngoại khóa đặc biệt mà Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam phối hợp với các Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường trung học phổ thông trong cả nước tổ chức.
Với diễn giả đặc biệt là Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân Dũng, các cuộc hội thảo đã thu hút hàng chục ngàn lượt nghe của các cán bộ, giáo viên, học sinh các trường.
Trong khuôn khổ các buổi hội thảo, các em học sinh, sinh viên đã được Giáo sư Nguyễn Lân Dũng hun đúc niềm đam mê khởi nghiệp trong thời đại mới, đầy thách thức nhưng cũng đầy cơ hội.
Hiện tại, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tiếp tục tổ chức chuỗi Hội thảo: “Khởi nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0″. Các nhà trường có thể đăng ký qua số điện thoại đường dây nóng: 0938.766.888 – 0243.5569666; 0243.5569777. Email: toasoan@giaoduc.net.vn.
Mọi chi phí tổ chức hội thảo đều do Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam chi trả.
Bình Phước: Tư vấn 15.000 học sinh THPT hướng ra nghề nghiệp
Ngày 25/12, Tỉnh Đoàn Bình Phước cho biết đã phối hợp cùng Sở GD&ĐT Bình Phước hoàn tất chương trình tư vấn hướng nghiệp cho hơn 15.000 học sinh THPT trên địa bàn tỉnh.
Tại sự kiện kéo dài 1 tuần lễ này, hàng trăm câu hỏi đã được các em học sinh hào hứng đặt ra và gửi về Ban Tổ chức; trong đó, một số thắc mắc điển hình đã được chọn lọc và giải đáp tại các buổi tư vấn ở từng trường.
"Làm thế nào để xác định, lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân và nhu cầu của xã hội?" là câu hỏi mà nữ sinh Phạm Lê Quỳnh Anh (lớp 12C, Trường THPT Hùng Vương, TP Đồng Xoài) và đông đảo học sinh đặt ra với các chuyên gia.
Các chuyên gia hào hứng giải mã những bài toán khó về việc chọn ngành, chọn nghề cho học sinh THPT tại Bình Phước
Giải đáp thắc mắc của Quỳnh Anh, Tiến sĩ Tâm lý Vũ Thiện Toàn - Giám đốc Quỹ Hỗ trợ trẻ em kết nối TPHCM chia sẻ: "Để làm được việc này, học sinh phải định vị được bản thân, biết mình mong muốn gì, yêu thích điều gì và thế mạnh, năng lực, sở trường của mình là gì... Từ đó, dựa vào thang nhu cầu nghề nghiệp của xã hội, học sinh có thể lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân".
Nam sinh Phạm Quý Hải (lớp 12A1, trường THPT Phú Riềng, huyện Phú Riềng) hào hứng chia sẻ với đội ngũ chuyên gia tư vấn: "Em rất đam mê nấu ăn và muốn theo nghề đầu bếp. Nhưng hiện tại, Việt Nam không có trường đại học nào đào tạo nghề đầu bếp. Làm thế nào để em tiếp tục theo đuổi nghề nấu ăn mà mình yêu thích và có khả năng thăng tiến trong công việc?".
Giải quyết nỗi trở trăn của Hải, chuyên gia tư vấn hướng nghiệp Nguyễn Quốc Cường thông tin rằng nghề đầu bếp được xếp vào Chương trình đào tạo nghề nên không có chương trình đào tạo ở trình độ Đại học.
Hiện có rất nhiều trường đào tạo nghề đầu bếp với các chương trình ngắn hạn, dài hạn. Sau khóa học căn bản, sinh viên có thể xin làm phụ bếp để nâng cao tay nghề.
Bí thư Tỉnh Đoàn Bình Phước Trần Quốc Duy (thứ 6, từ trái sang) hồ hởi đồng hành với đội ngũ các chuyên gia dày dặn kinh nghiệm để mở lối cho học sinh Bình Phước chọn nghề
Theo ông Cường, các nhà hàng, khách sạn tuyển dụng và trả lương dựa vào tay nghề của đầu bếp. Mức lương sẽ trở nên hậu hĩnh đối với các đầu bếp được công nhận theo chuẩn quốc tế.
Mục tiêu phấn đấu cao nhất của đầu bếp chính là trở thành bếp trưởng. Thế nên, những sinh viên theo nghề này cần phấn đấu không ngừng ngay từ khi ra trường để đạt được mục tiêu ấy.
Em Trần Văn Tuấn (lớp 12D, trường THPT Nguyễn Du, TP Đồng Xoài) cũng băn khoăn: "Sự thay đổi, phát triển của xã hội hiện nay yêu cầu học sinh phải luôn học hỏi và biết nhiều kiến thức, chuyên môn của nhiều ngành nghề. Vậy câu nói "Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh" có còn đúng nữa không?".
Trả lời câu hỏi này, Tiến sĩ Vũ Thiện Toàn nhận định xã hội hiện nay yêu cầu chúng ta phải nắm bắt mọi kiến thức, thông tin; nhưng khi chúng ta chuyên tâm vào một lĩnh vực, nghề nghiệp cụ thể và đạt đến trình độ tinh thông thì rất dễ thành công trong lĩnh vực của mình, còn hơn việc gì cũng biết nhưng làm không đến nơi, đến chốn thì sẽ không thu lại được kết quả cao.
Các học sinh không ngần ngại chia sẻ những thắc mắc của bản thân trong lộ trình chọn ngành, chọn nghề tương lai
Thạc sĩ Nguyễn Thảo Chi - Phó trưởng Phòng Truyền thông và Tổ chức sự kiện, ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn TPHCM nhấn mạnh: "Đại học không phải là con đường duy nhất để thành công.
Hiện tại, có 4 bậc đào tạo mà các em học sinh có thể tham gia sau khi hoàn thành chương trình giáo dục THPT gồm: chương trình đào tạo nghề, trình độ Trung cấp, trình độ Cao đẳng, trình độ Đại học. Chọn nghề nghiệp đúng đắn sẽ tránh lãng phí, đồng thời giúp học sinh gặt hái nhiều thành công trong tương lai".
Bí thư Tỉnh Đoàn Bình Phước Trần Quốc Duy đánh giá: "Xu hướng ngành nghề ở các nước trên thế giới và tại Việt Nam đang có nhiều chuyển biến. Chính vì vậy, công tác hướng nghiệp cho học sinh THPT trở nên quan trọng hơn bao giờ hết và cần thực hiện thường xuyên, liên tục, thậm chí ngay từ độ tuổi mẫu giáo với các phương pháp hiện đại, hiệu quả mà nhiều quốc gia trên thế giới đang áp dụng".
Nhiều học sinh THPT vây quanh các chuyên gia để giành cơ hội nhận được những câu trả lời "thắp sáng" con đường nghề nghiệp khi rời ghế nhà trường
Học đại học thế nào để không thất nghiệp? "Lời khuyên dành cho cha mẹ" giải đáp phần lớn thắc mắc của các bậc phụ huynh và học sinh trong việc chọn ngành, chọn nghề, và lên kế hoạch phát triển sự nghiệp. Có rất nhiều cuốn sách viết về giáo dục, hướng nghiệp, nhưng cuốn sách "Lời khuyên dành cho cha mẹ" của Giáo sư John Vu là một trong những...