Học sinh hết cấp 2 vào trường nghề, cùng lúc “gánh” 2 chương trình có nổi?
Theo Giáo sư Phạm Tất Dong, để không phải bàn cãi việc trường nghề muốn dạy chương trình phổ thông thì đại học nên theo xu hướng mở.
Liên quan đến việc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất được cho các trường nghề được dạy 7 môn văn hóa trung học phổ thông thay vì 4 môn, đề xuất để trường nghề tự dạy các môn văn hóa thay vì phải liên kết với trung tâm giáo dục thường xuyên như hiện nay, Giáo sư Phạm Tất Dong – Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam đã có một số ý kiến chia sẻ quan điểm của ông với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam.
Thầy Phạm Tất Dong cho rằng, hai Bộ trưởng ( Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) cùng với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nên ngồi với nhau để bàn về việc này.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục có thể nghe tham mưu từ bộ phận phụ trách giáo dục đại học và giáo dục thường xuyên, và Bộ Lao Động thì nghe Tổng cục giáo dục nghề nghiệp. Từ đây hai Bộ sẽ trao đổi, tìm hiểu thêm môi trường đào tạo của các nước về trường nghề và đại học, liên thông giữa trường nghề và đại học.
Giáo sư Phạm Tất Dong. (Ảnh: HT)
Giáo sư cho biết, ông từng làm việc với bên dạy nghề nhiều lần và ông nói rằng, đại học không được bịt cửa của các trường trung cấp nghề, bởi người ta sẽ không đi học nghề nữa và sẽ đi học phổ thông.
Video đang HOT
Tuy nhiên nhiều người không đồng tình với ý kiến này của Giáo sư Phạm Tất Dong, còn ông cho rằng không làm như vậy thì rất mất thời giờ bởi các bên cứ cãi nhau mãi.
Theo thầy Dong, trường đại học nên mở cửa cho tất cả mọi người vào đại học, bởi trong xã hội có nhiều người được coi là “thần đồng” mà chưa có bằng cấp nào cả, trong khi đó học sinh 12 thì năng lực lại không bằng, hay như những người nông dân có các sáng chế mà sinh viên và kỹ sư chưa làm được.
Khi người học được phổ cập chương trình giáo dục trung học, người ta có quyền thi đại học, còn tuyển sinh như nào đó là quyền của trường đại học. Đối với trường nghề và trường phổ thông thì không thể nào chịu trách nhiệm cho chuyện người học trúng hay không trúng tuyển được đại học, vì vậy cần phải nâng cao tính tự học.
“Trường nghề đào tạo như thế nào là việc của họ, còn khi thi vào đại học thì người học sẽ làm bài thi chung cùng tất cả thí sinh khác”, Giáo sư Dong chia sẻ.
Ông lấy ví dụ, trên thế giới, người ta mở ra các hình thức học đại học, có cả những người 50-60-70 tuổi theo học thì không bắt họ phải thi, và người học được nhà trường chỉ bảo, họ học được hay không là chuyện của họ.
“Tôi từng phát biểu trước nhiều lần trước nhiều hiệp hội, các nhà khoa học là nhiều nơi trên thế giới muốn toàn dân, bất cứ ai có cơ hội học đại học là được đi học. Đây mới gọi là học suốt đời, không ai đi học suốt đời bằng học vấn phổ thông cả. Tôi đứng ở góc độ tôn trọng người học thật, nhân tài thật”, Giáo sư Dong nói.
Ông cũng cho biết, hiện nay trên thế giới có xu hướng là đại học mở, yêu cầu mọi người đều đi học, giáo dục mở là không rào cản và không đòi hỏi đầu vào. Theo ông, học vấn đại học ai cũng cần.
Trái ngược với quan điểm của Giáo sư Phạm Tất Dong, nhìn nhận về vụ việc trên một chuyên gia giáo dục đề nghị không nêu tên cho hay, việc các trường nghề tuyển sinh học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở để đào tạo song bằng (bằng nghề và bằng trung học phổ thông) không phải là thực hiện giải pháp phân luồng học sinh sau trung học cơ sở, theo Chỉ thị số 10-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 05/12/2011.
“Việc các trường nghề tuyển sinh như vậy không phải là phân luồng mà là lấy bằng cấp ra mời chào người học. Bởi vì phân luồng là phải đào tạo ra nguồn nhân lực có trình độ, nghề nghiệp hẳn hoi, còn đây là đào tạo để có cái văn bằng. Hai cái đó khác nhau”, chuyên gia cho hay.
Theo vị chuyên gia này, việc học sinh vừa học bằng nghề và bằng trung học phổ thông thì không thể học được.
Vị này cũng nêu thực tế hiện nay, nhiều trường cao đẳng nghề tuyển sinh, cùng một đối tượng tuyển sinh, vừa đào tạo nghề, vừa đào tạo bằng Trung học phổ thông lấy 2 bằng. Việc này cần phải được làm rõ, giám sát xem có đủ cơ sở pháp lý không.
Ở nhiều nước, học sinh học hết lớp 9 thì phải đào tạo ít nhất là 5 năm mới có bằng Trung học phổ thông và cao đẳng nghề.
Ví dụ như Trung Quốc là 9 4, mới có bằng Trung học phổ thông và bằng trung cấp nghề, nếu muốn học cao đẳng thì mất hơn 1 năm nữa, là tầm 5 năm.
Còn ở Việt Nam, nhiều trường cao đẳng nghề ngang nhiên quảng cáo chiêu sinh: ” Vào lớp 10 hệ song bằng; Học sinh vừa học văn hóa Trung học phổ thông vừa học nghề; Học sinh học 2 chương trình đào tạo (Trung học phổ thông và Cao đẳng); Sau 4 năm học, tốt nghiệp nhận nhận 2 bằng (Trung học phổ thông, Cao đẳng chính quy)” . Đó là thực tế rất đáng lo ngại và cần được xem xét, kiểm tra.
Để phụ huynh tin tưởng trường nghề
Ngay sau khi Sở GD-ĐT công bố điểm trúng tuyển vào lớp 10 THPT năm học 2021-2022, phụ huynh của hơn 10 ngàn thí sinh không trúng tuyển trong tỉnh lập tức tìm đến ngay các cơ sở giáo dục tư thục, trung tâm giáo dục thường xuyên để nộp hồ sơ xin học cho con.
Rất ít phụ huynh trong số này chấp nhận việc để cho con vừa học văn hóa, vừa học nghề vì một suy nghĩ đã ăn khá sâu trong tiềm thức: con phải tiếp tục học THPT để thi đại học.
Ảnh minh họa
Thực ra, không phải đến bây giờ phụ huynh mới có tâm lý muốn con học THPT để "bằng bạn, bằng bè" mà đã rất lâu rồi, với nhiều người, học sinh chỉ đi học nghề khi không còn sự lựa chọn nào khác và học lực phải tệ lắm mới phải chọn con đường này. Thậm chí, có phụ huynh dù điều kiện gia đình còn khó khăn nhưng khi con bày tỏ nguyện vọng sau khi học xong THCS sẽ vào trường nghề để vừa học văn hóa, vừa học nghề liền gạt phắt đi vì không muốn tương lai con mình chỉ là "thợ". Không ít phụ huynh suy nghĩ rất đơn giản rằng học nghề sẽ khó có cơ hội trở thành "thầy" trong tương lai...
Theo lãnh đạo ngành GD-ĐT, thời gian qua, công tác tư vấn, hướng nghiệp nhằm phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS được ngành đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy kết quả đạt được chưa cao, tỷ lệ học sinh sau THCS tham gia học nghề còn khiêm tốn. Một trong những lý do dẫn đến tình trạng này chính là việc phụ huynh vẫn chưa tin vào lợi ích của việc vừa học văn hóa, vừa học nghề. Không ít phụ huynh thẳng thắn bày tỏ lo ngại tương lai của con sẽ bị ảnh hưởng nếu không đi con đường thẳng là học xong THCS, học tiếp lên THPT và học cao đẳng, đại học. Việc "đi tắt" con đường học từ 5-6 năm xuống còn 2-3 năm dường như rất khó chấp nhận. Do đó, trong nhiều cuộc họp hội cha mẹ học sinh, khi giáo viên tư vấn hướng nghiệp cho học sinh có đề cập đến chuyện học nghề, không ít phụ huynh tỏ thái độ không quan tâm.
Làm thế nào để giúp phụ huynh thay đổi suy nghĩ, có cái nhìn thiện cảm, lựa chọn con đường học nghề sau khi tốt nghiệp THCS cho con? Đây là vấn đề cần những giải pháp đồng bộ, trong đó việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền rất quan trọng. Tất nhiên, công tác tuyên truyền không đơn giản chỉ là cung cấp những thông tin một chiều về nhu cầu trường nghề mà phải làm sao phân tích cho phụ huynh hiểu rõ những lợi ích khi con vừa học nghề, vừa học văn hóa. Đặc biệt, các trường nghề cần vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa để quảng bá chương trình đào tạo của mình, trong đó nhấn mạnh đến việc học sinh sau khi tốt nghiệp trường nghề vừa có bằng văn hóa, vừa có nghề trong tay để đi làm kiếm tiền hoặc học tiếp lên các bậc học cao hơn nếu có nhu cầu.
Chỉ khi phụ huynh và học sinh thấy rõ lợi ích của việc vừa học văn hóa, vừa học nghề mới có thể tin tưởng và yên tâm để lựa chọn...
Tranh cãi quy định tuyển sinh lớp 10 Hà Nội: Hiểu nhầm? Theo PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, sự thay đổi này giúp thuận lợi hơn trong việc quản lý, đồng thời vẫn đảm bảo quyền lợi của học sinh. Quản lý tốt hơn Điểm mới của mùa tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2021-2022 của Hà Nội đang nhận được sự quan tâm của phụ huynh, dư luận xã hội là việc đăng ký...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Lamine Yamal nhuộm tóc, háo hức ghi bàn vào lưới Real Madrid
Sao thể thao
17:38:21 26/04/2025
Bắt một thẩm phán Mỹ vì cản trở bắt giữ người nhập cư trái phép
Thế giới
17:11:45 26/04/2025
Lại 1 Á hậu gen Z nhà Sen Vàng rộ tin mang thai, nguyên nhân xuất phát từ 1 đoạn clip bị "tóm dính"
Sao việt
16:46:38 26/04/2025
Bệnh nhân ung thư đến tòa đòi tiền đã bị thầy bói lừa đảo
Pháp luật
16:46:21 26/04/2025
Hà Nội: Bé gái 5 tuổi bị chó nhà cắn liên tiếp vào đầu - mặt
Tin nổi bật
16:42:17 26/04/2025
Apple được khuyên không nên quảng cáo quá đà cho tính năng AI trên iPhone
Thế giới số
16:32:08 26/04/2025
iPad sẽ có trải nghiệm giống máy tính Mac
Đồ 2-tek
16:26:49 26/04/2025
Hiệu trưởng tấn công hiệu phó vì chuyện tình tay ba chấn động, camera ghi lại cảnh tượng hỗn loạn
Netizen
16:02:16 26/04/2025
Yoo Ah In gây tranh cãi vì nhận đề cử danh giá giữa bê bối ma túy chưa lắng xuống
Hậu trường phim
15:05:57 26/04/2025
Khách sạn 5 sao: Hé lộ chuyện nghề, chuyện đời của "phù thủy sân khấu" Thành Lộc và "nàng thơ Hà Nội" Lê Khanh
Tv show
15:01:21 26/04/2025