Học sinh Hà Nội: Đến trường rất vui, nhưng nghỉ lâu “lỡ” quên tên vài bạn
Ngày đầu tiên đến lớp sau “kỳ nghỉ Tết dài gần 30 ngày” của học sinh Hà Nội, tất cả thầy và trò đều tỏ ra hào hứng khi gặp lại nhau sau thời gian dài xa cách.
Sáng ngày 2.3 trời trở lạnh, gần 2 triệu học sinh Hà Nội mặc áo ấm, đội mũ trở lại trường sau gần 30 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu và học online do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Tất cả trường học tại TP Hà Nội đều chú trọng công tác kiểm soát các đối tượng ra vào trường học, đảm bảo môi trường trường học phải an toàn.
Trong ngày đầu tiên trở lại trường, học sinh trường Tiểu học Dịch Vọng B (Cầu Giấy) được yêu cầu đeo khẩu trang, đo thân nhiệt và giữ khoảng cách khi xếp hàng vào trường.
Bên cạnh việc trang bị đầy đủ thiết bị kiểm tra thân nhiệt, thầy cô giáo cũng đặt nước rửa tay, nước sát khuẩn trước lớp học. Cô Nguyễn Thị Đào – Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Dịch Vọng B cho biết, nhà trường đã thông báo đến 100% học sinh toàn trường quay trở lại học tập vào ngày hôm nay. Theo đó, giáo viên cũng chủ động dặn dò phụ huynh về việc chuẩn bị cho học sinh đến trường. “Ngoài công tác đo thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn lúc vào trường, trường cũng đề ra phương án giãn cách học sinh lúc tan học. Học sinh lớp 1, 2 sẽ về trước 20 phút, các bạn lớp lớn sẽ về sau” – cô Đào chia sẻ.
Trong ngày đầu đến lớp, do chưa quen với thời gian học tập sớm, nhiều học sinh không kịp ăn sáng tại nhà.
Nhiều học sinh lớp 1 còn bỡ ngỡ sau thời gian dài nghỉ học.
Video đang HOT
Vì lo lắng cho con trong ngày đầu trở lại trường, có phụ huynh đã đứng chờ ở cổng trường, đợi con đi vào lớp rồi mới yên tâm rời đi.
Tham gia tiết học đầu tiên tại lớp, các em học sinh tỏ ra hứng thú. Em Trần Quang Huy (học sinh lớp 3A1, Trường Tiểu học Dịch Vọng B) hào hứng: “Hôm nay đến trường em rất vui vì được gặp thầy cô bạn bè, được học trực tiếp thay vì học online, nhưng em lỡ quên tên một vài bạn”.
Giờ học đầu tiên tại lớp 1A4 (Trường Tiểu học Dịch Vọng B) diễn ra sôi nổi. Cô và trò hào hứng ôn bài cũ, học bài mới.
Chia sẻ cảm xúc về ngày đầu đến trường, cô Lê Thùy Linh (giáo viên chủ nhiệm lớp 1A4, Trường Tiểu học Dịch Vọng B) cho biết: “Khi đến trường tôi rất bồi hồi và háo hức, y như các em học sinh lớp 1 vậy. Trong lòng tôi cảm thấy rất vui và muốn gửi lời cảm ơn tới các bác sĩ đã dốc sức dập dịch nhanh để cô trò chúng tôi có thể gặp nhau nhanh hơn.” – cô Thùy Linh chia sẻ.
Điện thoại trong lớp học: Thách thức của chính người lớn
Việc cho phép sử dụng điện thoại trong lớp học không phải là thách thức với trẻ mà chính là một thách thức với người lớn, với giáo viên và phụ huynh.
Báo TG&VN trích đăng ý kiến của hai phụ huynh về những băn khoăn khi giao chiếc smart phone cho con.
Biên kịch Hà Anh Thu: Biết tận dụng điện thoại một cách thông minh để giáo dục con cái
Biên kịch Hà Anh Thu cho rằng, dù cấm sử dụng điện thoại trong lớp học, các em vẫn có thể sử dụng vào giờ ra chơi, cuối giờ, ngoài sân trường. (Ảnh: NVCC)
"Thật ra nếu cấm sử dụng điện thoại trong lớp học thì tụi nhỏ vẫn có thể sử dụng vào giờ ra chơi, vào đầu hoặc cuối giờ. Việc mang điện thoại đến trường giờ trở nên quá bình thường vì dường như ai cũng có một chiếc điện thoại thông minh (smart phone), biết bao cách liên lạc, kể cả với gia đình hay bạn bè đều ở trong chiếc điện thoại đó.
Thậm chí, ở nhà phụ huynh còn "bó tay" với tần suất dùng smart phone của các con. Quan trọng là quản lý và hướng dẫn bọn trẻ cách dùng đúng. Muốn vậy, cha mẹ cũng phải làm gương cho con.
Thật khó để tìm ra một chiếc điện thoại đơn giản chỉ nghe và gọi trong cặp sách đám trẻ cấp 2 và cấp 3 bây giờ. Hầu hết đều là smart phone. Vì thế, cá nhân tôi cho rằng, cho trẻ sử dụng điện thoại trong lớp học là chuyện bình thường.
Rủi ro hay không đều do người sử dụng, hay đúng hơn là người quản lý. Biết bao lời khuyên "hãy là người sử dụng điện thoại thông minh một cách thông minh" trên báo đài hay mạng xã hội. Giờ trẻ con rất rành, chúng ta phải rành hơn bọn trẻ nếu muốn giáo dục chúng.
Ngay tại nhà tôi, con trai lớn (18 tuổi) có một ipad riêng để tra cứu bài vở, những bài giảng trên mạng, vì những điều thầy cô giảng trên lớp là chưa đủ. Đồng thời, con nghe nhạc, lấy bài nhạc trên mạng và của bố gửi để học đàn và tập đàn với bố, hai bố con trao đổi công việc; xem phim vào những lúc được giải trí; liên lạc với bạn bè và thầy cô qua chat nhóm và cá nhân.
Còn con gái (15 tuổi) có một iphone để liên lạc, gọi điện, nhắn tin cho bố mẹ, bạn bè, thầy cô giáo qua nhóm chat hoặc chat cá nhân. Ngoài ra, con còn sử dụng điện thoại thông minh để học vẽ, tham khảo các trang mạng về mỹ thuật, tham gia các trang mạng về thời trang, lập nhóm với bạn bè trên thế giới về thời trang... Đặc biệt, cả hai con đều có facebook nhưng hầu như ít sử dụng.
Tôi nghĩ, việc cho phép sử dụng điện thoại trong lớp học không phải là một thách thức với trẻ mà chính là một thách thức với người lớn, với giáo viên và phụ huynh. Chúng ta phải hiểu biết hơn, rạch ròi hơn, là người dùng thông minh hơn thì mới có thể quản lý, giáo dục và hạn chế rủi ro từ chiếc điện thoại thông minh. Thực tế, rủi ro thì đầy rẫy, quan trọng là cách hạn chế nó thôi, điều này chắc ai cũng biết.
Hơn nữa, cho dùng hay không thì các bạn trẻ vẫn dùng. Không dùng ở lớp thì ở nhà, ở chỗ học thêm, ở chỗ học ngoại khóa... Vẫn phải nhắc lại là cho dùng như thế nào để hiệu quả thì mới là vấn đề. Không nên cấm mà nên học cách quản lý cho tốt.
Và các thầy cô giáo sẽ đối mặt với việc phải giỏi hơn trò một cách thực sự, cả trường học và trường đời. Không chỉ là dạy trên sách vở mà còn phải để chúng tâm phục khẩu phục cả trên thực tế cuộc sống nữa. Thầy cô nào phản đối chắc cũng một phần e ngại việc phải thay đổi.
Tôi cho rằng, người lớn, bao gồm cả nhà trường và phụ huynh nên học cách là những người biết tận dụng chiếc điện thoại một cách thông minh để hướng dẫn con cái và học trò. Thực tế, lớp trẻ bây giờ thông minh hơn chúng ta rất nhiều. Nếu không chịu đổi mới, chính chúng ta sẽ tụt hậu. Không thể và không nên cấm điều mà nó vẫn đang vận động và xảy ra xung quanh ta mỗi ngày".
Chị Kim Thoa (một phụ huynh): Lỗi đâu phải tại cái điện thoại?
Chị Kim Thoa (Ảnh: NVCC)
"Tôi khá bất ngờ khi có người cho rằng, cấm học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học là đóng cửa tương lai. Bởi thực tế, học sinh đâu chỉ ở trên lớp? Các em còn ở nhà, tham gia các hoạt động bên ngoài.
Rõ ràng, cái quan trọng là dạy trẻ cách tự lập, biết sử dụng điện thoại, mạng xã hội một cách thông minh, biết quản lý chính mình chứ không phải cấm cho xong.
Đồng thời, dạy các em khai thác thông tin ra sao, sử dụng những thông tin ấy hiệu quả như thế nào, làm chủ được công nghệ trong học tập mới là điều quan trọng. Trong bối cảnh công nghệ, chúng ta không thể đứng ngoài và chẳng thể "nói suông".
Chúng ta không thể phủ nhận được tầm quan trọng của thiết bị, công nghệ thông minh ứng dụng vào việc học. Do vậy, chẳng lý do gì chúng ta phải "cấm cửa" các em.
Ở nhà tôi, 2 con đều đang tuổi học sinh. Tôi cho các con tiếp cận với máy tính, laptop từ khi còn nhỏ, tất nhiên không phải tôi phó mặc con cho công nghệ. Tôi muốn các con sử dụng nghiêm túc, thông minh và biết sàng lọc, biết khai thác thông tin để phục vụ cho việc học của mình.
Thật may mắn, cùng với sự đồng hành của cha mẹ, cùng những quy tắc nghiêm khắc, các con tôi đều đã và đang sử dụng công nghệ vào việc học tập rất hiệu quả. Đặc biệt, các con có vốn kiến thức xã hội khá phong phú từ việc tìm kiếm, khám phá, sáng tạo khi sử dụng công nghệ.
Vậy hà cớ gì, chúng ta cứ đổ lỗi cho công nghệ làm hỏng các con? Tại sao chúng ta không cùng tìm ra cách quản lý và sử dụng như thế nào để hiệu quả và an toàn, ngay từ ở nhà?
Việc trẻ lạm dụng máy tính, điện thoại vào những trò chơi giải trí là có thật, không ít bạn trẻ nghiện điện thoại cũng đúng. Nhưng cái lỗi này đâu phải ở cái điện thoại? Nó là trách nhiệm của người lớn.
Thứ đến, ngay trong nhiều gia đình, những chiếc điện thoại vẫn len lỏi trong bữa ăn, trên bàn ăn. Khi các bậc cha mẹ vẫn còn dán mắt vào điện thoại, làm sao để con cái tạm rời cái điện thoại? Lỗi này hẳn là từ phía cha mẹ đấy thôi.
Tôi cho rằng, giữa cha mẹ và con cái cần có những bản giao ước, quy định rõ ràng về mục đích, thời gian, giờ giấc, thời lượng sử dụng điện thoại và máy tính hằng ngày; đồng thời được và không được truy cập vào những trang nào.
Khi có sự thống nhất giữa đôi bên, việc sử dụng khoa học cùng sự giám sát chặt chẽ từ phụ huynh, một cái điện thoại hay mười cái điện thoại cũng chẳng làm hỏng các con được. Thiếu những bản "khế ước" này, trẻ rất dễ bị lôi kéo vào điện thoại, sống ảo, lạc lối. Đó rõ ràng là trách nhiệm của người lớn chứ nào phải tại cái điện thoại?
Thay vì chúng ta cứ hết lời đổ lỗi cho cái điện thoại, hoang mang, lo lắng điện thoại sẽ "ru ngủ" con em mình, hãy học cùng con, chia sẻ với con cách sử dụng sao cho phù hợp nhất, an toàn và hiệu quả nhất. Chỉ có như vậy chúng ta mới giúp được con chứ không phải lo sợ thì cấm điện thoại. Bởi thực tế, ngay cả trong gia đình, phụ huynh có ra rả cấm con thì trẻ vẫn "lách luật", có cách sử dụng lén lút đấy thôi.
Báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cho thấy, có 72% học sinh các nước thành viên OECD sử dụng máy tính cá nhân hoặc máy tính bảng tại trường. Ở Hàn Quốc và Thượng Hải - Trung Quốc (xếp thứ nhất và thứ năm môn toán PISA 2012), tỉ lệ này chỉ là 42% và 38%. Nhìn chung, kết quả PISA 2012 của những nước sử dụng nhiều công nghệ số trong trường học (đặc biệt là Tây Âu) đều bị thụt lùi so với 2009. Ngược lại, những nước sử dụng có chừng mực công nghệ số đều có kết quả PISA tốt.
Australia và Na Uy (thứ 19 và 30 môn toán PISA 2012) là ngoại lệ dù đã đưa công nghệ số vào nhà trường từ 5 đến 10 năm nay. Theo OECD, Australia và Na Uy thành công vì sử dụng công nghệ số để thay đổi phương pháp giảng dạy, tác động đến cả ba đối tượng học sinh (khá, giỏi; trung bình; yếu, kém) và tạo ra sự tương tác thật sự giữa người dạy và người học.
Bạn trẻ ở vùng dịch làm phần mềm 'chống ngủ gục' khi học online Một nhóm học sinh, sinh viên ở TP Đà Nẵng, nơi từng là tâm dịch của cả nước, đã từ chính cái khó của mình tạo nền tảng xây dựng bài giảng tương tác trực tuyến dành cho thầy và trò. Võ Nguyễn Đình Trí (bìa trái) trao đổi với các thành viên trong nhóm để hoàn thiện sản phẩm - Ảnh: Đ.NHẠN...