Học sinh dùng điện thoại trong lớp: Chưa phải thời điểm thích hợp!
Một chính sách ban hành phải đi kèm với đánh giá tính khả thi, cụ thể là thuyết minh được mục đích sử dụng và phương pháp quản lý hiệu quả
Đại biểu Quốc hội PHẠM THỊ MINH HIỀN: Chỉ áp dụng khi đã chuẩn bị thật kỹ
Tôi không phản đối thái quá việc cho học sinh (HS) sử dụng điện thoại trong lớp học bởi chương trình giáo dục phổ thông hiện nay rất cần chú trọng đến trang bị kỹ năng số cho HS. Giáo dục và rèn luyện HS “sử dụng điện thoại thông minh một cách thông minh” là việc mà người lớn cần quan tâm và cũng đã đến lúc phải có những hành động cụ thể. Tuy nhiên, điều quan trọng là nếu cho HS sử dụng điện thoại trong thời điểm này thì công tác quản lý đã đủ chặt chẽ để giám sát, giúp các em phòng tránh hệ lụy hay chưa?
Một chính sách được ban hành phải đi kèm với đánh giá tính khả thi của nó, cụ thể là thuyết minh được mục đích sử dụng và phương pháp quản lý hiệu quả. Trong khi đó, không phải giáo viên (GV) nào cũng đủ khả năng và được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng để làm tốt việc này trong lớp học.
Cho học sinh đem điện thoại đi học sẽ có nhiều hệ lụy đáng tiếc xảy ra mà cha mẹ, thầy cô không lường trước được. (Ảnh chỉ có tính minh họa) Ảnh: THIÊN THẢO
Nếu mục đích sử dụng điện thoại chỉ để tra cứu thông tin thì có nhiều cách khác tốt hơn như trang bị một máy tính để bàn hay tivi kết nối với iPad dùng chung trong lớp học. Nếu quy định này nhằm hướng đến phương pháp giáo dục bằng tư duy mở, hướng đến phát triển con người, lấy người học làm trọng tâm thì cần phải có sự chuẩn bị kỹ càng và khi chắc chắn về hiệu quả của chính sách, có phương pháp quản lý khoa học thì mới áp dụng. Việc này cũng giúp tránh tạo thêm quá nhiều áp lực, gánh nặng cho GV trên lớp trong khi họ chưa được hỗ trợ và trang bị kỹ lưỡng.
Hơn nữa, quy định này chưa chắc đã có thể áp dụng và triển khai đồng bộ được bởi đâu phải gia đình nào cũng đủ điều kiện để trang bị cho con em một chiếc điện thoại thông minh hoặc trẻ sẽ có sự phân bì khi có bạn sử dụng điện thoại mắc tiền hơn. Như vậy, nếu chưa đánh giá tác động của chính sách một cách toàn diện, thấu đáo, rất dễ dẫn đến sự phân hóa vô hình trong tâm lý của HS.
Video đang HOT
Tôi cho rằng không nên xem quy định này như một sự thử nghiệm, nhất là những thử nghiệm có liên quan đến điều kiện, hoàn cảnh của HS và gia đình HS. Chưa kể, việc này rất dễ dẫn đến việc dư luận e ngại về tính khả thi và đặt ra nghi vấn sẽ có những cú “bắt tay” với các công ty sân sau để cung ứng điện thoại thông minh.
Tóm lại, theo tôi, chưa đến thời điểm phù hợp để triển khai chính sách và nên cân nhắc vào thời điểm khác.
Thầy NGUYỄN ĐÌNH ĐỘ, Hiệu trưởng Trường THPT Thành Nhân (TP HCM): Phải có cách quản lý tối ưu
Ý tưởng sử dụng điện thoại di động (ĐTDĐ) phục vụ việc học trên lớp rất hiện đại, bởi không thể phủ nhận ĐTDĐ giúp HS trong học tập rất nhiều: truy cập thông tin, tải bài tập về làm, tra cứu bài học… Vấn đề khó khăn nhất là giải pháp quản lý. HS được sử dụng ĐTDĐ trên lớp khi GV cho phép nghe rất hợp lý nhưng một khi được mang ĐTDĐ vào lớp thì ngay cả lúc GV không cho phép sử dụng, HS vẫn dùng lén, rất khó để kiểm soát.
Có thể sử dụng những thiết bị khác như tivi thông minh, laptop, máy chiếu có kết nối mạng… để tra cứu tài liệu, không nhất thiết phải có ĐTDĐ. Nếu cho phép HS mang ĐTDĐ vào lớp thì phải có hướng dẫn cụ thể cách để quản lý tối ưu.
Thầy VÕ THIỆN CANG, Hiệu trưởng Trường THPT Trần Hữu Trang (quận 5, TP HCM): Nghiêm cấm HS dùng ĐTDĐ ngoài thời gian cho phép
Thật ra lâu nay, những trường đẩy mạnh công nghệ thông tin trong giảng dạy đã cho phép HS sử dụng ĐTDĐ nhưng trong khuôn khổ, thời gian nhất định, những tiết học cần đến sự hỗ trợ của ĐTDĐ. Ví dụ đầu giờ học 5-10 phút hoặc trong quá trình giảng bài có phần nghiên cứu bài học, thực hiện kiểm tra trắc nghiệm trên các ứng dụng (app), tra cứu thông tin…, sau đó GV thu lại ĐTDĐ. Tuy nhiên, nhà trường sẽ nghiêm cấm HS sử dụng ĐTDĐ ngoài khoản thời gian cho phép đã được quy định, như vậy mới có thể quản lý nổi HS.
Ngoài ra, nếu dùng từ cho phép sử dụng ĐTDĐ thì chưa khoa học. Theo tôi, nên nêu cụ thể là cho phép dùng thiết bị thông minh phục vụ việc học, bởi không chỉ sử dụng ĐTDĐ, các lớp cũng có thể sử dụng tivi thông minh, máy tính bảng để tra cứu thông tin. Chứ ĐTDĐ ngoài chức năng thông minh còn nghe, gọi, chơi game, giải trí…, GV quản lý rất khó.
Học sinh tiểu học cũng biết xem “ phim đen”
Theo tôi, phải cấm HS sử dụng ĐTDĐ khi đi học, dù là HS cấp tiểu học chứ đừng nói đến HS cấp THCS, THPT vì nhiều hệ lụy đáng tiếc xảy ra mà cha mẹ, thầy cô không lường trước được.
Tôi kể câu chuyện xảy ra 5 năm trước, tại trường tôi. Giờ ra chơi, cô giáo dạy lớp 3 thấy nhóm 3-4 HS lớp mình đang tụm lại dưới góc phòng học mải mê xem gì đó, thỉnh thoảng cười nói rôm rả. Cô tiến đến gần, các em giật mình đứng lên tỏ vẻ lo lắng, sợ sệt rồi tự động giải tán, còn một em là chủ nhân chiếc ĐTDĐ trả lời: “Các bạn đang xem phim trong điện thoại đó cô”. Cô giáo cầm ĐTDĐ lên xem thử và hốt hoảng khi thấy trong đó đang chiếu cảnh phim sex. Cô vội tắt nguồn máy, truy hỏi thì được biết ĐTDĐ của phụ huynh. Sáng đó, ba của em vội đi làm, bỏ quên ĐTDĐ trên bàn nên em lấy bỏ vào cặp đem đi học.
Cô giáo cầm ĐTDĐ và dẫn HS lên văn phòng gặp tôi trình bày sự việc. Tôi hỏi thăm thì được biết em đã xem nhiều lần ở nhà, còn đây là lần đầu em mang vào trường cho bạn bè cùng xem. Tôi giữ chiếc ĐTDĐ và mời phụ huynh lên trao đổi sự việc. Ba em nghe xong chỉ biết xin lỗi vì lý do bất cẩn mà để xảy ra sự việc, anh hứa không rầy rà hay đánh con mà để ý đến việc học và vui chơi của con nhiều hơn.
Trần Văn Tám (huyện Củ Chi, TP HCM)
Chàng trai ẵm HCB Toán quốc tế 2019: Dùng điện thoại trong lớp dễ mất hứng
Em Vũ Đức Vinh - chàng trai đạt huy chương Bạc Olympic Toán quốc tế 2019 đã có những chia sẻ xung quanh việc có nên cho học sinh dùng điện thoại trong lớp học.
Vũ Đức Vinh - chàng trai đạt huy chương Bạc Olympic Toán quốc tế 2019 cho rằng, nếu cả giáo viên và học sinh đều tận dụng nó làm phương tiện học tập thì cũng được.
Tuy nhiên, Vinh cho rằng, ở thành phố các học sinh phần lớn đều sử dụng smartphone thì có thể được chứ ở vùng nông thôn nếu có quy định vậy cũng sẽ khó, có khi gây hại.
Mặt khác, theo Vinh, bản thân em thấy một tiết học cũng không phải nhẹ nhàng nên trong 1 tiết, tiếp nhận kiến thức thầy cô, rồi làm bài tập sách giáo khoa, hay vận dụng kiến thức đã học cũng đã hết giờ trên lớp.
Mục đích sử dụng điện thoại chính là tìm hiểu thêm về kiến thức nâng cao, mở rộng và điều này thực hiện trên lớp chưa cần thiết mà nên thực hiện sau giờ học.
Còn nếu mục đích của việc sử dụng di động có thể tra cứu hình ảnh dễ dàng hơn thì giáo viên chủ động 1 chút, họ sẽ tìm hiểu trước rồi cho lên power point bài giảng và học sinh sẽ nhìn lên đấy, tiết kiệm thời gian. Còn mọi sự sáng tạo có thể về nhà. Chứ nếu để học sinh lên lớp mới tìm kiếm thì tốn thời gian. Đấy là chưa nói, học sinh có thể dùng điện thoại với mục đích khác.
"Cho nên em nghĩ, học sinh được phép sử dung điện thoại trên trường nhưng chỉ nên trong giờ ra chơi thôi. Chứ sử dụng vào trong tiết học dễ làm mất hứng giảng bài của thầy cô. Thử nghĩ xem khi cả lớp chăm chú học và có vài người ngồi chơi điện thoại thì giáo viên nhìn cũng chán, ảnh hưởng đến sự tập trung của bạn khác"- Vinh nêu quan điểm.
Em Vũ Đức Vinh
Mặt khác, theo Vinh, thông tin mạng hiện nay thì quá nhiều, vì thế, mỗi người phải biết chọn lọc. Lên mạng mà tin hết 100% thì mình thiệt thôi.
"Thông tin tràn lan giúp mình có đa chiều để suy nghĩ. Tuy nhiên, trong đấy cũng có không ít thông tin xấu"- Vinh cho hay.
Mới đây, Bộ GD&ĐT ban hành thông tư 32 về điều lệ trường THCS, THPT có quy định "Học sinh được sử dụng điện thoại trong giờ học, nhưng chỉ phục vụ học tập, với sự đồng ý của giáo viên". Quy định này được nhiều học sinh cũng như các thầy cô giáo quan tâm.
Thông tin này đã thu hút được sự quan tâm cũng như ý kiến trái chiều các nhà giáo dục cũng như các thầy cô giáo, học sinh thì cảm thấy hào hứng với quy định mới này. Mặt khác, dư luận xã hội lo ngại về vấn đề kiểm soát việc sử dụng điện thoại trong giờ học.
Điện thoại trong lớp học: Thách thức của chính người lớn Việc cho phép sử dụng điện thoại trong lớp học không phải là thách thức với trẻ mà chính là một thách thức với người lớn, với giáo viên và phụ huynh. Báo TG&VN trích đăng ý kiến của hai phụ huynh về những băn khoăn khi giao chiếc smart phone cho con. Biên kịch Hà Anh Thu: Biết tận dụng điện thoại...