Học sinh dân tộc thiểu số sẽ được học tiếng mẹ đẻ từ lớp 1 đến lớp 12

Theo dõi VGT trên

“Bộ GD&ĐT đã ban hành 8 chương trình dành cho dân tộc thiểu số, trong đó có tiếng Khmer. Theo chương trình mới nhất, từ năm học 2020-2021 trở đi, các em sẽ được học tiếng mẹ đẻ từ lớp 1 đến lớp 12″.

Học sinh dân tộc thiểu số sẽ được học tiếng mẹ đẻ từ lớp 1 đến lớp 12 - Hình 1

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh gặp mặt giáo viên tiêu biểu người dân tộc thiểu số tham gia chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2020.

Chiều ngày 16/11, tại trụ sở Bộ Giáo dục & Đào tạo (Hà Nội) diễn ra buổi gặp mặt “Giáo viên tiêu biểu người dân tộc thiểu số tham gia chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2020″. Chủ trì buổi gặp mặt là Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh và Bí thư Trung ương Đoàn TNCS HCM Nguyễn Ngọc Lương.

Tại buổi gặp mặt, các giáo viên (GV) bày tỏ thực trạng và nguyện vọng được các cấp, các ngành quân tâm, giúp đỡ công tác giáo dục tại những địa phương khó khăn, đa phần học sinh là con em dân tộc thiểu số.

Cô giáo Lê Thị Thu Trang (GV Ngữ văn tại Phú Yên) chia sẻ: Thực tế hiện nay, đa phần học sinh người dân tộc thiếu số tại địa phương ít biết chơi các loại nhạc cụ, ít biết về văn hóa cồng chiêng, những đặc trưng văn hóa của dân tộc mình… Theo cô Trang, cần có các chương trình ngoại khoá, các hoạt động giáo dục để các em.

Thầy K’Dĩnh (GV dạy Tiểu học ở Bình Thuận) trăn trở: Đồng bào dân tộc thiểu số ở Bình Thuận có điều kiện sống, cơ sở vật chất và giáo dục đều còn nhiều khó khăn.

Thực trạng là học sinh nơi đây chỉ học hết Tiểu học, sang đến cấp 2 nhiều em bỏ học. Phụ huynh gần như “khoán trắng” cho GV, để mặc con em “thích đi học thì học, không thích học thì thôi”.

Vì vậy, thầy K’Dĩnh mong muốn rằng có chương trình hướng nghiệp phù hợp, giúp các em yên tâm học tập.

Học sinh dân tộc thiểu số sẽ được học tiếng mẹ đẻ từ lớp 1 đến lớp 12 - Hình 2

Giáo viên dân tộc thiểu số bày tỏ tâm tư, nguyện vọng với lãnh đạo Bộ GD&ĐT.

Là một GV mầm non, cô Vàng Ha De (dân tộc La Hủ, tỉnh Lai Châu) gặp khó trong việc vận động học sinh tới trường, tới lớp. “Nhiều khi phụ huynh nói rằng các cháu còn nhỏ, các cháu chưa cần phải học. Việc học của học sinh được giao phó cho các thầy cô. Thầy cô phải đến tận nhà đón học sinh đi học”, cô A De nói.

Video đang HOT

Bên cạnh đó, cô Ha De cũng có chung mối quan tâm về việc văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số bị mai một. Cô mong rằng chương trình giáo dục của các em học sinh dân tộc thiểu số có thêm những tiết học, bài giảng gắn với văn hóa truyền thống địa phương.

Thầy giáo Thạch Sa Quên (dân tộc Khmer, tỉnh Trà Vinh) cho biết, hiện nay bộ môn tiếng Khmer tại các vùng có người dân tộc Khmer chỉ dành 2-3 tiết học một tuần ở bậc Tiếu học, khi các em lên tới cấp 2 thì không còn chương trình dạy học bằng tiếng Khmer nữa, dẫn tới học sinh không biết hoặc mai một dần tiếng mẹ đẻ.

Mong muốn của thầy giáo Quên là phổ biến bộ môn tiếng Khmer ra toàn tỉnh. Bên cạnh đó, thầy mong muốn chú trọng phát triển văn hóa Khmer, tăng cường trình độ văn hóa, trình độ tay nghề cho người dân.

Sau khi lắng nghe ý kiến của các thầy cô giáo, ông Lê Như Xuyên, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Dân tộc giải đáp nhiều vấn đề.

Về vấn đề bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc thiểu số, Phó Vụ trưởng dẫn Thông tư 32 về Chương trình Giáo dục phổ thông mới, trong đó có phần về phát triển giáo dục địa phương.

Vấn đề này, Bộ GD&ĐT đã giao cho các địa phương, đưa vào như thế nào, thực hiện ra sao là phụ thuộc vào điều kiện của từng địa phương; cùng với đó là điều kiện của mỗi nhà trường, sự sáng tạo của các thầy cô giáo làm sao thích hợp nhất với nhu cầu và thực tiễn tại chỗ.

Về vấn đề dinh dưỡng cho t.rẻ e.m dân tộc thiểu số, Phó Vụ trưởng dẫn Nghị định 105 (ban hành 08/09/2020), trong đó quy định t.rẻ e.m mẫu giáo ở những vùng đặc biệt khó khăn được hỗ trợ bữa ăn trưa.

Trả lời vấn đề dạy và học ngôn ngữ tiếng dân tộc thiểu số, Phó Vụ trưởng Lê Như Xuyên cho hay: “Bộ GD&ĐT đã ban hành 8 chương trình dành cho dân tộc thiểu số, trong đó có tiếng Khmer.

Theo chương trình mới nhất, từ năm học 2020-2021 trở đi, các em sẽ được học tiếng mẹ đẻ từ lớp 1 đến lớp 12. Với học sinh Tiểu học là 2 tiết học/tuần, học sinh THCS và THPT là 3 tiết học/tuần.

Do vậy, các thầy cô giáo có thể yên tâm là học sinh dân tộc thiểu số được học tiếng mẹ đẻ tới hết chương trình giáo dục phổ thông”.

Học sinh dân tộc thiểu số sẽ được học tiếng mẹ đẻ từ lớp 1 đến lớp 12 - Hình 3

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh (bên phải ảnh) tuyên dương 63 thầy cô giáo người dân tộc thiểu số.

Tại buổi gặp mặt, Thứ trưởng Ngô Thị Minh tuyên dương 63 thầy cô giáo là những tấm gương rất tiêu biểu của các nhà giáo ở các tỉnh thành, có nhiều thành tích và động viên sự nỗ lực, cố gắng của các thầy cô giáo.

Thứ trưởng nhận định rằng trách nhiệm của thầy cô giáo là rất lớn, bên cạnh đó gia đình học sinh cũng có trách nhiệm để giúp đỡ con em đến trường, có tri thức, có ước mơ, việc làm và thu nhập.

“Có nhiều rào cản nhưng rào cản đó chúng ta không khuất phục mà phải vượt qua vì học sinh”, Thứ trưởng Ngô Thị Minh nói.

Mặt khác, Thứ trưởng cũng khen ngợi chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” đã tôn vinh hơn 200 tấm gương GV tiêu biểu, ghi nhận đóng góp của các thầy cô giáo trong sự nghiệp “trồng người”.

Kết thúc buổi gặp mặt, Thứ trưởng Ngô Thị Minh trao tặng bằng khen của Bộ GD&ĐT đến 63 thầy cô giáo.

Học sinh dân tộc thiểu số sẽ được học tiếng mẹ đẻ từ lớp 1 đến lớp 12 - Hình 4

Trao bằng khen cho 63 thầy cô giáo người dân tộc thiểu số có thành tích xuất sắc.

Sáng ngày 16/11, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam gặp mặt 63 gương giáo viên dân tộc thiểu số được tuyên dương trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2020.

Tại buổi gặp, các giáo viên đã chia sẻ quá trình công tác và những tâm tư, nguyện vọng với Phó Thủ tướng.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định sẽ vận động các cấp, các ngành và toàn xã hội chung tay hỗ trợ, cải thiện điều kiện cơ sở vật chất, đời sống sinh hoạt, tinh thần của giáo viên vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số trong các vấn đề cụ thể như cơ sở vật chất của trường lớp; điện, nước, sóng điện thoại; bữa ăn đủ dinh dưỡng; nhà vệ sinh; giáo cụ, đồ dùng học tập…

Sôi nổi hoạt động ngoại khoá trường học

Bên cạnh việc giảng dạy chính khoá, những năm qua, các trường học của huyện Đầm Hà cũng rất chú trọng đến việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá, nhằm phát huy được năng lực toàn diện, kỹ năng sống cho học sinh.

Sôi nổi hoạt động ngoại khoá trường học - Hình 1

Trường Mầm non Quảng Lợi, xã Quảng Tân, huyện Đầm Hà tổ chức hội thi ngày hội gia đình hạnh phúc.

Tại Trường Tiểu học Quảng Lâm, xã Quảng Lâm, huyện Đầm Hà, hoạt động ngoại khóa rất được Ban giám hiệu nhà trường chú trọng thực hiện. Sau nhiều năm triển khai, hoạt động này đã đi vào nền nếp.

Cô giáo Trần Thị Hiền, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Quảng Lâm chia sẻ: Quảng Lâm là một xã vùng cao, học sinh dân tộc thiểu số chiếm 98%. Ban đầu, việc tổ chức hoạt động ngoại khóa cũng gặp không ít khó khăn vì học sinh vùng cao còn nhút nhát, rụt rè. Tuy nhiên, sau khi tổ chức thường xuyên, với sự vào cuộc của các thầy cô cùng tham gia với học sinh giúp các em thêm tự tin, mạnh dạn thực hiện nên hoạt động này đã đi vào nền nếp, nhiều em vui mừng, thích thú tham gia.

Một số hoạt động nổi bật mà Trường đã thực hiện là: Giao lưu bóng chuyền, cắm trại, đêm hội trăng rằm, quyên góp ủng hộ đồng bào Miền Trung, hoạt động thiện nguyện "Nhịp cầu cộng đồng"...

Nhờ tích cực tổ chức các hoạt động ngoại khoá, nên học sinh mạnh dạn, tự tin hơn trong các hoạt động của nhà trường và được sự quan tâm phối hợp của phụ huynh thường xuyên hơn. Cũng từ hoạt động ngoại khoá, Trường đã phát hiện, bồi dưỡng nhiều hoc sinh nổi trội toàn diện cả về học tập lẫn rèn luyện. Đó là các học sinh: Tằng Thị Oanh lớp 3B, Chíu Thị Hoài lớp 4B, Chìu Văn Huy lớp 5B, Làu Lệ Quyên lớp 5A...

Sôi nổi hoạt động ngoại khoá trường học - Hình 2

Trường Tiểu học Quảng Lâm, xã Quảng Lâm, huyện Đầm Hà tổ chức hội trại cho học sinh.

Không chỉ Trường Tiểu học Quảng Lâm, trên địa bàn huyện còn có rất nhiều trường học chú trọng đến các hoạt động ngoại khoá. Điển hình: Mầm non Quảng Lợi, Mầm non Quảng Lâm, Trường Tiểu học Quảng An; Tiểu học Quảng Tân, THCS Quảng Tân...

Cô giáo Đinh Thị Nhàn, Hiệu trưởng Trường Mầm non Quảng Lợi, xã Quảng Tân, huyện Đầm Hà cho biết: "Trường luôn muốn tạo một môi trường thân thiện với nhiều hoạt động ngoại khóa để trẻ hứng thú khi đến trường. Khi tham gia các hoạt động ngoại khóa, trẻ sẽ vận động cơ thể một cách toàn diện, từ đó giúp phát triển thể chất và nâng cao sức đề kháng cao.

Theo Phòng GD&ĐT huyện Đầm Hà, việc tổ chức hoạt động ngoại khóa được các trường thực hiện khá linh hoạt, tuỳ vào điều kiện của từng trường, từng môn học, từng xã, từng cấp học. Ví dụ như với môn tiếng Anh, Phòng khuyến khích các trường xây dựng và nâng cao hiệu quả câu lạc bộ tiếng Anh trong các trường học cho giáo viên và học sinh; tổ chức các câu lạc bộ tiếng Anh theo từng trường, cụm trường để giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm trong việc học tiếng Anh gắn với các hoạt động ngoại khóa để tạo môi trường cho học sinh, giáo viên sử dụng và thực hành tiếng Anh, từng bước xây dựng môi trường học tập và giao tiếp tiếng Anh trong các nhà trường.

Đối với cấp mầm non, các trường chú trọng tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động giáo dục thể chất nhằm nâng cao thể lực và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ; xây dựng môi trường giáo dục an toàn, môi trường "học bằng chơi" cho trẻ tại các trường, lớp mầm non, đảm bảo tuyệt đối an toàn về thể chất và tinh thần cho trẻ.

Hay như với giáo dục phổ thông, Phòng GD&ĐT huyện cũng chỉ đạo các trường chú trọng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, bồi dưỡng trách nhiệm công dân, ý thức xây dựng văn hóa, con người Đầm Hà "Đoàn kết, sáng tạo, tự tin, thân thiện".

Biên soạn, đưa nội dung lịch sử địa phương vào trong các nhà trường nhằm giáo dục truyền thống, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, niềm tự hào là công dân Đầm Hà. Cùng với đó là triển khai chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong tất cả các trường tiểu học, THCS. Đặc biệt chú trọng giáo dục ý thức tôn trọng, cách ứng xử lịch sự, nhã nhặn, nhiệt tình, thân thiện, lồng ghép trong các chương trình, môn học và các hoạt động ngoại khóa.

Có thể thấy, hoạt động ngoại khóa đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho các nhà trường trên địa bàn huyện Đầm Hà, từ đó, thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Thu giữ 97 miếng vàng, bộ sưu tập 13 đồng hồ, 134 sổ tiết kiệm của cựu bí thư Bến Tre Lê Đức Thọ
12:43:16 19/09/2024
Sao Hoa ngữ 19/9: Huỳnh Hiểu Minh tái hôn, Đường Yên đọ sắc Song Hye Kyo
10:33:04 19/09/2024
Mỹ nam đẹp đến mức khiến vợ thành kẻ thù số 1 của cả đất nước
12:58:30 19/09/2024
Lần đầu tiên Bi Rain khoe ảnh với Kim Tae Hee lên trang cá nhân sau 7 năm kết hôn
12:28:48 19/09/2024
Nhan sắc giả dối của Triệu Lộ Tư
13:02:48 19/09/2024
Bão số 4 đổ bộ vào Quảng Bình - Quảng Trị chiều nay, mưa rất lớn ở 4 tỉnh
12:30:34 19/09/2024
Đạt G và Cindy Lư kết hôn?
11:53:20 19/09/2024
HOT: 1 nữ diễn viên Vbiz và đại gia sắp đón con đầu lòng
14:05:05 19/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

5 phim Hàn đẹp đến từng khung hình: Siêu phẩm của Kim Soo Hyun khiến ai nhìn cũng ngẩn ngơ

Phim châu á

16:28:09 19/09/2024
Dưới đây là 5 bộ phim Hàn Quốc đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả bởi sự đầu tư và vận dụng góc quay điện ảnh tài tình , hứa hẹn sẽ không làm người xem thất vọng.

Vợ chồng Lý Hải xin lỗi vụ kêu gọi từ thiện

Sao việt

16:23:32 19/09/2024
Minh Hà và Lý Hải đã lên tiếng giải đáp hết những thắc mắc của cư dân mạng về việc kêu gọi đóng góp cho bà con miền Bắc.

Hôm nay nấu gì: Cơm tối đậm đà toàn các món bình dân nhưng siêu ngon

Ẩm thực

16:19:57 19/09/2024
Thực đơn cơm tối đậm đà toàn các món bình dân nhưng siêu ngon. Bữa cơm nhà toàn các món đơn giản mà trôi cơm bất ngờ.

Chủ tịch Xuyên Việt Oil "qua mặt" hai Bộ để chiếm đoạt hơn 1.244 tỷ đồng

Pháp luật

16:11:01 19/09/2024
Trong vụ án tại Công ty Xuyên Việt Oil, Viện KSND tối cáo xác định, bị can Hạnh đã chiếm dụng quỹ BOG để sử dụng cho mục đích cá nhân và mang đi hối lộ nhiều người có chức vụ, quyền hạn.

Thiên Bình gặp được người tâm đầu ý hợp, Nhân Mã tràn đầy năng lượng ngày 19/9

Trắc nghiệm

15:34:53 19/09/2024
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 19/9 dự đoán vận trình sự nghiệp, tài lộc, tình duyên giúp bạn chủ động ứng phó vận xui hay may mắn đến với mình.

Tổng Thư ký LHQ kêu gọi thông qua Hiệp ước Tương lai để giải quyết thách thức toàn cầu

Thế giới

15:32:45 19/09/2024
Phát biểu tại một cuộc họp báo ngày 18/9, ông Guterres nhấn mạnh các cuộc thảo luận về Hiệp ước Tương lai đã đến giai đoạn quyết định và việc không đạt được đồng thuận giữa 193 quốc gia thành viên sẽ là một bi kịch .

Đi giữa trời rực rỡ - Tập 37: Thái phát hiện có người theo dõi mình

Phim việt

15:04:38 19/09/2024
Vào lúc đang nói chuyện với Quang và Pu trước quán cà phê, linh cảm cho Thái biết có người theo dõi mình. Như các cụ nói, chạy trời không khỏi nắng. Làm sao sống cùng một thành phố không có lúc va phải nhau?

Hiện tượng lạ của chú chó bị lạc trong lũ lụt khi gặp được chủ khiến hàng triệu người tò mò

Netizen

14:53:17 19/09/2024
Mới đây, trên mạng xã hội TikTok chia sẻ nhiều clip ghi lại khoảnh khắc xúc động của một chú chó được chủ đến đón về sau nhiều ngày bị thất lạc do bão.

Long Vũ: Chải là cơ hội quá lớn với tôi

Hậu trường phim

14:49:28 19/09/2024
Chải của Đi giữa trời rực rỡ do diễn viên Long Vũ thủ vai, đã nhận được sự yêu mến về diễn xuất của đông đảo khán giả.

Bóc trần sự tàn khốc phía sau vẻ hào nhoáng của tập đoàn giải trí số 1 Hàn Quốc

Nhạc quốc tế

14:33:57 19/09/2024
Sở hữu những nhóm nhạc hàng đầu thị trường, nhưng HYBE lại đang phí hoài mọi thứ, huỷ hoại Kpop vì những sách lược sai lầm.

Lá tía tô có tác dụng gì với da mặt?

Làm đẹp

14:15:26 19/09/2024
Lá tía tô cũng có thể chữa lành làn da của bạn từ trong ra ngoài. Tía tô có tác dụng làm khô da vì vậy bạn có thể đưa tía tô vào quy trình chăm sóc da của mình nếu bạn thuộc loại da dầu.