Học sinh chọn bài thi khoa học xã hội vẫn có xu hướng tăng
Theo thăm dò của các trường THPT tại TP.HCM, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, số lượng học sinh lựa chọn bài thi khoa học xã hội vẫn tiếp tục tăng.
Sau khi thi học kỳ 2, học sinh lớp 12 sẽ chuẩn bị bước vào giai đoạn ôn tập nước rút cho kỳ thi tốt nghiệp THPT – ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, ngày 27.4 mới chính thức là thời điểm nộp hồ sơ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, nhưng để xây dựng kế hoạch ôn tập, hầu hết các trường đã gần như hoàn tất công đoạn thăm dò, thống kê việc lựa chọn bài thi của học sinh (HS).
Cho đến thời điểm này số lượng HS chọn bài thi khoa học xã hội (KHXH) vẫn trên đà tăng.
Tỷ lệ học sinh chọn bài thi khoa học xã hội tăng
Ông Phạm Phương Bình, Hiệu phó Trường THPT Nguyễn Hữu Huân (TP.Thủ Đức, TP.HCM), thông tin trường có 201 HS chọn bài thi KHXH và 417 HS chọn bài thi khoa học tự nhiên (KHTN). Như vậy, tỷ lệ HS chọn bài thi khối xã hội chiếm khoảng 33,3%. Trong khi đó, năm học trước số HS có lựa chọn này chiếm chưa đến 30%. So sánh với những năm học gần đây, xu hướng chọn bài thi KHXH mỗi năm mỗi tăng, trung bình khoảng 20 HS/năm.
Theo ông Bình, nhóm HS chọn bài thi KHXH thường đã có kết quả trúng tuyển bằng phương thức học bạ, có kết quả cao trong kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia nên chọn bài thi “nhẹ nhàng” để hoàn tất điều kiện đủ trong xét tuyển ĐH. Bên cạnh đó, ông Bình cho hay trong số 201 HS nói trên thì có 150 HS chọn các môn khối D là tổ hợp xét tuyển ĐH nên lựa chọn môn thi lịch sử, địa lý và giáo dục công dân để tăng khả năng đậu tốt nghiệp.
Còn tại Trường THPT Đào Sơn Tây (TP.Thủ Đức), ngay từ đầu năm học, sau khi thăm dò định hướng để phân bổ lớp thì trong tổng số 13 lớp 12 có 5 lớp chọn bài thi KHXH, 8 lớp chọn bài thi tự nhiên. Tuy nhiên, đến thời điểm này, lãnh đạo nhà trường cho hay có khoảng 10 HS “rục rịch” chuyển sang chọn bài thi KHXH.
Tương tự, tại Trường THPT Diên Hồng (Q.10), nếu năm 2020 có 2/8 lớp 12 HS chọn bài thi KHXH thì năm nay tăng lên thành 3 lớp. Ông Ngô Lập Thu, Hiệu trưởng nhà trường, thông tin thường những HS chọn bài xã hội có định hướng tốt nghiệp THPT nên lựa chọn một cách nhẹ nhàng.
Video đang HOT
Chuẩn bị ôn tập, mỗi trường mỗi kiểu
Cũng bắt đầu từ thời điểm này, HS lớp 12 bước vào giai đoạn nước rút với việc chuẩn bị cho kiểm tra học kỳ 2 và ôn thi THPT.
Để giúp HS củng cố kiến thức, Trường THPT Nguyễn Hữu Huân triển khai vừa học chương trình mới vừa tiến hành củng cố ôn tập. Trong đó bám sát cấu trúc đề thi tham khảo để ôn tập bao gồm cả kiến thức lớp 10 và 11. Sau khi HS kiểm tra học kỳ 2 sẽ tiến hành tách lớp và phân nhóm theo năng lực – tổ hợp đăng ký thi.
Tuy nhiên ông Phạm Phương Bình cũng nói do HS của trường đầu vào khá cao, lại có khả năng tự học nên sau khi kiểm tra học kỳ 2, nhà trường chỉ tổ chức học tập trung một buổi, thời gian còn lại các em tự ôn tập tại nhà.
“Bên cạnh đó trường sẽ tiến hành rà soát nguyện vọng ngành nghề với phương án sử dụng các tổ hợp xét tuyển bằng cách trao đổi thông tin giữa phụ huynh, nguyện vọng HS với năng lực học tập cũng như hướng nghiệp để giúp các em chọn nghề chính xác nhất”, lãnh đạo trường thông tin.
Theo chia sẻ của lãnh đạo các trường THPT, mặt bằng năng lực học tập của mỗi trường mỗi khác nên việc tổ chức ôn tập cũng có những “chiêu” áp dụng khác nhau. Nếu HS có ý thức tự học chưa cao thì cần phải tổ chức học tập chứ không dám “buông”. Trước hết, nhà trường tổ chức bài kiểm tra học kỳ 2 theo hình thức đề thi của kỳ thi THPT, trong đó cấu trúc đề kiểm tra sẽ bám sát cấu trúc đề thi tham khảo với thời gian làm bài và quy chế như kỳ thi tốt nghiệp.
Bên cạnh đó, bà Hoàng Thị Hảo, Hiệu trưởng Trường THPT Đào Sơn Tây, chia sẻ do đầu vào lớp 10 còn hạn chế nên nhà trường cùng phụ huynh thống nhất sau khi kết thúc năm học vào khoảng cuối tháng 5 thì triển khai ngay kế hoạch ôn thi THPT. Nhà trường tổ chức học bán trú từ thứ hai đến thứ bảy với thời khóa biểu 6 môn thi, trong đó 3 môn bắt buộc toán, ngữ văn, ngoại ngữ, mỗi môn học từ 8 đến 10 tiết/tuần. Từ kết quả bài kiểm tra học kỳ, nhà trường phân loại HS theo trình độ, giáo viên hệ thống lại kiến thức, tăng cường nội dung ôn tập theo định hướng đề tham khảo.
Còn ông Ngô Lập Thu cho biết nhà trường họp bàn với phụ huynh để cùng hỗ trợ HS lớp 12 chuẩn bị ôn luyện một cách tốt nhất. Do trình độ HS tương đương nhau nên Trường THPT Diên Hồng cho HS vẫn học theo lớp chính khóa và học tập trung một buổi tại trường. Ngoài thời gian này, phụ huynh và nhà trường sẽ cùng phối hợp để HS luyện các dạng bài tập, nâng cao ý thức ôn tập.
Ôn thi tốt nghiệp THPT: Tăng tốc bù đắp, củng cố kiến thức
Tuy thời gian học sinh dừng đến trường vì dịch bệnh không ảnh hưởng đến kế hoạch giáo dục, nhưng để bảo đảm chất lượng, các nhà trường chủ động bù lấp, củng cố kiến thức cho học sinh.
Học sinh lớp 12B Trường THPT Quan Lạn trong giờ học.
Sàng lọc, bồi dưỡng học sinh
Với học sinh lớp 12, song song với việc hoàn thiện kiến thức trên lớp, các trường đẩy mạnh ôn tập toàn diện, phục vụ cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT với tư thế chủ động nhập cuộc.
Trường THPT Quan Lạn, xã Quan Lạn, (Vân Đồn, Quảng Ninh) có 392 học sinh, trong đó có 181 học sinh bậc THPT với 68 học sinh lớp 12. So với các trường THPT trên địa bàn huyện, những năm gần đây chất lượng giáo dục của nhà trường chưa đạt kỳ vọng đặt ra.
Đặc trưng xã đảo, nhiều học sinh không "mặn mà" với việc cắp sách tới trường. Vì thế việc ổn định tâm lý học trò, từng bước vực chất lượng giáo dục của nhà trường là điều thầy Nguyễn Văn Hà - Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường THPT Quan Lạn cũng như giáo viên của nhà trường trăn trở.
Thầy Hà bày tỏ: Sau đợt nghỉ học phòng dịch, học sinh trở lại trường cũng là lúc thầy cô "lên giây cót tinh thần" cho các em để bước vào guồng học tập. "Vốn là trường hải đảo, điều kiện còn hạn chế nên nhiều em không có thiết bị, mạng Internet để học trực tuyến. 2 tuần đầu đến trường, các thầy cô giáo tập trung củng cố kiến thức cho các em, đặc biệt các môn: Toán, Ngữ văn và tiếng Anh", thầy Hà trao đổi.
Nhà trường có khoảng 30% học sinh khá, giỏi. Việc tách lớp, ôn tập theo lực học khó khả thi. Giải pháp được nhà trường lựa chọn là rà soát, lên kế hoạch kèm cặp từng học sinh, đặc biệt bố trí cho bạn khá, giỏi kèm bạn học yếu hơn. Với lớp 12, đa phần các em chọn thi tổ hợp môn Khoa học xã hội, chỉ có 3 học sinh đăng ký thi tổ hợp Khoa học tự nhiên. Với học sinh thi tổ hợp Khoa học tự nhiên, trường bố trí giáo viên ôn tập riêng theo hình thức trực tuyến.
Cô Nguyễn Huyền Ngọc - GV chủ nhiệm lớp 12B chia sẻ: Sau khi học sinh đi học trở lại, buổi sáng, tôi hệ thống kiến thức. Buổi chiều, cô trò cùng nhau ôn tập. Để bảo đảm chất lượng giáo dục, ngay đầu năm cô Ngọc lên kế hoạch bồi dưỡng, phụ đạo cho học sinh. Đến nay, môn Ngữ văn do cô phụ trách đã ôn được 20 tiết.
Em Vũ Thị Thanh Hà - học sinh lớp 12B cho hay: Thời gian học online cùng thầy cô, chúng em vẫn nắm được kiến thức cơ bản. Tuy nhiên, để hiểu sâu và vận dụng tốt kiến thức đã học vào làm bài tập cần thời gian củng cố lại. Vì thế, việc ôn tập song hành với nối mạch kiến thức rất cần thiết.
Học sinh lớp 12 Trường THPT Cát Bà tham gia hoạt động trải nghiệm, giáo dục nghề nghiệp tại khách sạn trên địa bàn.
Chủ động bắt nhịp
Năm học này, Trường THPT Cát Bà (Cát Hải, Hải Phòng) có 463 học sinh, trong đó có 167 học sinh lớp 12. Để củng cố kiến thức cho học sinh các khối lớp, nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục, ôn tập kiến thức cho học sinh khi đi học trở lại.
Thời gian nghỉ học phòng dịch Covid-19 chỉ kéo dài 2 tuần nên không ảnh hưởng nhiều đến kế hoạch giáo dục của trường, vì thế việc củng cố kiến thức không mất nhiều thời gian. Để kịp tiến độ khảo sát học sinh giữa kỳ II, nhà trường chủ động bù lấp để các em có đủ kiến thức ôn tập và làm bài.
Sau khi có kết quả thi giữa học kỳ, nhà trường đánh giá, phân loại học sinh và ôn lại kiến thức với những học sinh yếu. Học sinh lớp 12 được học ôn các môn chính để thi tốt nghiệp, đồng thời sau khi kết thúc chương trình trên lớp là lúc "tăng tốc" để bắt kịp kỳ thi THPT. Trong quá trình ôn tập, đặc biệt sau khi có đề minh họa, nhà trường sẽ tổ chức cho học sinh thi thử 2 - 3 lần.
Thầy Nguyễn Trung Thành - Hiệu trưởng Trường THPT Cát Bà nhận định: Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2021 cơ bản ổn định nên kế hoạch giáo dục của nhà trường không bị xáo trộn. Quá trình học và ôn, nhà trường sẽ cho học sinh lớp 12 thi thử và cọ xát với các dạng đề.
Là một trong những trường THPT nằm trong tốp đầu của TP Hải Phòng, ngay đầu năm học, Trường THPT Kiến An, quận Kiến An có kế hoạch giáo dục và mục tiêu rõ ràng cho từng khối lớp, đặc biệt khối lớp 12. Với các môn không thi tốt nghiệp THPT, trường yêu cầu các tổ, nhóm bộ môn rà soát nội dung chương trình, lên kế hoạch dạy bù để hoàn thành chương trình, tổ chức ôn tập và kiểm tra học kỳ II và hoàn thành điểm tổng kết trước 25/4. Với các môn chính, trường ôn tập, kiểm tra chung đề giữa kỳ II; hoàn thành điểm thành phần trước 30/3. Sau khi thi chung đề học kỳ II, các lớp sẽ hoàn thành điểm trước 1/5.
Cô Cao Thị Vân - Phó Hiệu trưởng Trường THPT Kiến An cho hay: Thời gian học sinh lớp 12 ôn tập trung tại trường theo 2 giai đoạn gồm 8 tuần. Từ 3/5 - 29/5, tăng tiết các môn thi tốt nghiệp THPT. Trong 4 tuần tiếp theo, xếp thời khóa biểu ôn thi tốt nghiệp THPT ban và 3 môn thi chung: Toán, Văn, Anh.Giáo viên biên soạn hệ thống câu hỏi và bài tập, đồng thời hướng dẫn, gợi ý trả lời, đáp án theo hướng dẫn của các môn học; chuẩn bị nội dung ôn tập phù hợp với từng học sinh, cụ thể. Các thầy cô cũng hướng dẫn trò cách làm đề cương tóm tắt và hệ thống hóa kiến thức theo từng chủ đề.
Việc phân loại học sinh theo khả năng nhận thức, tập trung nhiều hơn cho những học sinh học lực yếu kém được thầy cô chú trọng. Ngoài ôn tập trên lớp, giáo viên cử học sinh khá giỏi hỗ trợ thêm bạn học lực còn yếu. Điều này nhằm giúp học sinh chuẩn bị tâm thế và kiến thức tốt nhất, sẵn sàng cho một kỳ thi thắng lợi. - Cô Cao Thị Vân
Kỳ thi tốt nghiệp THPT: Ôn luyện theo năng lực, nguyện vọng của học sinh Cùng với việc dạy và học để kết thúc chương trình năm học, các trường THPT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc còn tập trung hướng dẫn học sinh ôn tập, ổn định tâm lý trước kỳ thi quan trọng sắp tới. Học sinh Trường THPT Nguyễn Viết Xuân (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) trong giờ ôn tập Chủ động và linh hoạt Sở...