Học sinh Cần Thơ không có thiết bị sẽ tham gia học trực tuyến tại trường
Các học sinh còn thiếu thiết bị học trực tuyến tại Cần Thơ sẽ được tập trung học tại trường.
Các trường cũng chủ động xây dựng phương án học tập linh hoạt, vệ sinh lại trường lớp, thực hiện quy định 5K để đảm bảo an toàn cho học sinh.
Ảnh minh họa
TP Cần Thơ nới lỏng giãn cách xã hội từ Chỉ thị 16 xuống Chỉ thị 15. Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) TP Cần Thơ đã ban hành hướng dẫn việc tổ chức học trực tuyến tại trường cho học sinh không có trang thiết bị học online.
Cụ thể, Sở GDĐT TP Cần Thơ đề nghị các đơn vị, trường trực thuộc, phòng GDĐT các quận, huyện tổ chức rà soát, bổ sung máy tính, thiết bị và đường truyền internet đảm bảo điều kiện học tập trực tuyến cho học sinh tại địa phương.
Theo đó, Sở GDĐT đề nghị tiếp tục rà soát, lập danh sách học sinh không có điều kiện tham gia học trực tuyến, thông báo đến phụ huynh học sinh, có nhu cầu học trực tuyến tại trường để tham gia trên tinh thần tự nguyện.
Bên cạnh đó, Sở cũng chỉ đạo các đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn các em không có thiết bị tham gia học trực tuyến tại trường, nhưng phải đảm bảo các quy định phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định.
Ông Nguyễn Văn Dũng – Trưởng phòng GDĐT huyện Vĩnh Thạnh cho biết: “Hiện chúng tôi đã tổ chức rà soát và thông tin đến phụ huynh học sinh về việc tổ chức dạy học trực tuyến tại trường cho các em học sinh không đủ điều học trực tuyến tại nhà”.
Video đang HOT
Ông Dũng cho biết, phòng cũng lưu ý các đơn vị tổ chức tổng vệ sinh trường lớp, bố trí vị trí học tập phù hợp… thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch COVID-19, đặc biệt là khuyến cáo 5K, đảm bảo an toàn cho học sinh.
Ông Đặng Bảo Hòa, Hiệu trưởng trường THPT Lưu Hữu Phước (quận Ô Môn) cho biết, hiện nhà trường cũng tổ chức tổng vệ sinh trường lớp và rà soát lại trang thiết bị, phòng máy tính, đường truyền internet và dung dịch khử khuẩn, khẩu trang… sắp xếp lại bàn ghế để đảm bảo giãn cách, an toàn trong công tác tổ chức dạy học.
'Học trực tuyến dù khó còn hơn là dừng học'
Chúng ta không có quyền chọn cái tốt nhất, mà chỉ có thể chọn cái ít tốt bằng. Như vậy, phụ huynh nên giảm bớt sự kỳ vọng về hiệu quả tương đương học tập trực tiếp với học tập từ xa, trực tuyến.
Học sinh ở TP.HCM trong giờ học trực tuyến - Ảnh: NHƯ HÙNG
Tiến sĩ giáo dục học Nguyễn Thị Thu Huyền - nguyên giảng viên khoa tâm lý - giáo dục ĐHSP TP.HCM, phó hiệu trưởng Trường phổ thông Liên cấp quốc tế, sáng lập và điều hành quỹ Sách và trẻ thơ - có một vài chia sẻ về những khó khăn và gợi ý một số giải pháp cho thầy cô, phụ huynh nhanh chóng thích nghi với việc học trực tuyến hiện nay.
* Thưa tiến sĩ, nỗi trăn trở của rất nhiều phụ huynh hiện nay là: việc học online liệu có hiệu quả không? Chị có những chia sẻ gì về vấn đề này?
- Với học sinh phổ thông, hình thức học tập ưu tiên vẫn là học trực tiếp. Điều đó có nghĩa là học tập trực tiếp mang lại hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, trước tình hình đại dịch, hầu hết trường học trên thế giới đều lần lượt bị đóng cửa, nguy cơ thất học hiển hiện trước mắt và để đảm bảo an toàn về sức khỏe, sinh mạng lẫn duy trì việc học thì học tập từ xa, học tập trực tuyến là lựa chọn phù hợp.
Nếu phụ huynh không chọn hình thức này tức là lựa chọn con dừng học. Việc dừng học được UNESCO khuyến cáo: một tháng dừng học thì việc bù đắp sẽ tốn gấp đôi thời gian. Lý do: khi trẻ ngừng học thì kiến thức, kỹ năng không đứng yên mà sẽ bị mai một, khi quay lại học tập thì cần thời gian rèn luyện cái cũ, do đó sẽ tốn gấp đôi thời gian để bắt kịp bạn bè.
Dù biết học tập từ xa, học tập trực tuyến không mang lại hiệu quả bằng học tập trực tiếp với trẻ nhỏ, nhưng so với không học gì thì hình thức từ xa, trực tuyến vẫn tốt hơn.
* Với nền tảng chuyên môn và kinh nghiệm dạy học online nhiều năm qua, chị có những gợi ý gì giúp thầy cô nhanh chóng vượt qua được những khó khăn ban đầu và bắt kịp với yêu cầu học trực tuyến không?
- Trước hết chúng ta đồng ý với nhau rằng chúng ta buộc phải chọn học tập từ xa, học tập trực tuyến nếu muốn duy trì việc học cho trẻ. Do đó, trước các khó khăn, các cơ quan quản lý giáo dục, nhà trường, giáo viên, phụ huynh phải cùng nhau tháo gỡ để mang lại hiệu quả học tập tốt nhất cho trẻ.
Các cơ quan quản lý cần ban hành các văn bản hướng dẫn, các chủ trương khoa học về mặt sư phạm, hỗ trợ về cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin cho các trường học, giáo viên, phụ huynh, đặc biệt là ở các khu vực khó khăn...
Với nhà trường, cần tập huấn cho giáo viên về sư phạm trong dạy học online, huy động các tổ chức xã hội và phụ huynh chung tay để tạo ra các thư viện máy tính, thiết bị học tập trực tuyến để hỗ trợ cho các học sinh không có điều kiện học tập.
TS Nguyễn Thị Thu Huyền - Ảnh: NVCC
Về giáo viên, cần nhất là tư duy cởi mở, sẵn sàng học tập cái mới, tiếp đó là sự nỗ lực trong việc chuẩn bị bài giảng mới, tận dụng ưu điểm của công nghệ thông tin, giảm bớt thời gian gặp trực tiếp học sinh nhưng vẫn đảm bảo các mục tiêu và nội dung học tập cốt lõi.
Giáo viên cũng nên sẵn lòng sắp xếp hỗ trợ, phụ đạo cho học sinh chưa theo kịp bài vở. Có trường hợp học sinh không có thiết bị học vì cha mẹ cầm đi làm thì giáo viên có thể đề xuất phụ đạo riêng 15, 20 phút cá nhân vào cuối ngày cho cá nhân hoặc nhóm nhỏ học sinh.
Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phải tiến hành linh hoạt, không áp lực cho giáo viên lẫn học sinh. Giáo viên chú ý quan sát, đặt câu hỏi để kiểm tra học sinh ngay trong các buổi gặp trực tuyến, hoặc cho phép học sinh nộp bài làm bằng nhiều cách thức khác nhau.
* Phụ huynh có thể làm gì để hỗ trợ việc học online của con?
- Phụ huynh nên ủng hộ và hỗ trợ việc học trực tuyến, học tập từ xa của con. Chúng ta cần xác định rõ: chúng ta không có quyền chọn cái tốt nhất, mà chỉ có thể chọn cái ít tốt bằng. Như vậy, phụ huynh nên giảm bớt sự kỳ vọng về hiệu quả tương đương học tập trực tiếp của học tập từ xa, trực tuyến.
Bản chất của trực tuyến là sự linh hoạt về thời gian, không gian học tập, do đó, ngoài giờ trực tuyến, phụ huynh có thể cho phép con chọn giờ tự học phù hợp lịch sinh hoạt của gia đình. Trách nhiệm chính của phụ huynh là tạo không gian, thời gian thuận lợi, động viên, khuyến khích và giám sát con duy trì việc học đều đặn.
Nếu lúng túng về nội dung học thuật, phụ huynh nên liên hệ với giáo viên để được trợ giúp.
* Theo chị, giá trị và tác động lâu dài của việc học online là gì?
- Học tập từ xa, học tập trực tuyến sẽ là xu hướng trong thế kỷ 21. Đại dịch COVID-19 khiến nhân loại phải thích nghi với hình thức học tập này nhanh hơn và nhiều hơn để khai thác nguồn tri thức tăng lên theo cấp số nhân hằng ngày hằng giờ.
Trẻ em hiện nay đang sống trong thời kỳ số, việc học có thể diễn ra mọi lúc, mọi nơi, bằng nhiều con đường, không phải chỉ duy nhất từ giáo viên như trước kia. Do đó, nếu tận dụng được các ưu thế của học tập trực tuyến, trẻ sẽ có kỹ năng học tập suốt đời.
Giảm thời lượng tiếp xúc thiết bị trong học trực tuyến bằng cơ chế "giao việc" Tinh giản chương trình, linh hoạt phương thức giảng dạy để tăng hứng thú, tránh căng thẳng, giảm thời gian học sinh tiếp xúc thiết bị... là cách được các trường học trên địa bàn TP Hà Nội tích cực thực hiện nhằm nâng cao chất lượng học trực tuyến. Khối 1 học tối đa 15 tiết/tuần Xác định học trực tuyến là...