Học sinh cần chủ động tự hướng nghiệp
Thời lượng dành cho công tác tư vấn hướng nghiệp trong trường phổ thông còn hạn chế. Số lần chuyên gia đến trực tiếp tại trường để tư vấn không nhiều.
Vì thế, học sinh vẫn còn “khát” thông tin tư vấn hướng nghiệp. Do đó, để tìm được hướng đi đúng cho tương lai, bản thân học sinh cần phải tự chủ động.
Học sinh Trường THPT Vĩnh Cửu đặt câu hỏi với chuyên gia trong buổi tư vấn hướng nghiệp tổ chức tại trường ngày 11-11-2020. Ảnh: Hải Yến
* Nhiều học sinh còn bị động
Ngày 11-11, chương trình tư vấn hướng nghiệp Cùng bạn chọn nghề cho tương lai do Báo Giáo dục TP.HCM phối hợp với Sở GD-ĐT tổ chức đã đến với hơn 500 học sinh của Trường THPT Vĩnh Cửu (H.Vĩnh Cửu). Trong khoảng 90 phút của chương trình, học sinh đã được nghe chuyên gia trong đoàn cung cấp thông tin về dự báo nguồn nhân lực; những yêu cầu về tuyển dụng, thị trường lao động; hướng dẫn học sinh các kỹ năng chọn nghề, chọn trường. Cùng với đó, chuyên gia của chương trình cũng giới thiệu sơ lược về những kỹ năng tiếp cận, khám phá, lựa chọn và phát triển nghề nghiệp bản thân phù hợp với sở thích, năng lực, điều kiện kinh tế gia đình…
Theo sát học sinh trong công tác hướng nghiệp, cô Bùi Thị Ngọc Nga, Phó hiệu trưởng nhà trường cho hay, đến thời điểm hiện tại, phần lớn học sinh lớp 12 của trường vẫn chưa có sự lựa chọn về ngành nghề cho tương lai. Hiện tại, các em mới chỉ xác định tổ hợp các môn thi tốt nghiệp THPT để tập trung học. Việc lựa chọn ngành nghề phải đợi đến gần ngày đăng ký hồ sơ dự thi các em mới tìm hiểu. Theo cô Nga, vẫn còn rất nhiều học sinh bị động trong việc tìm hiểu, định hướng, lựa chọn ngành nghề cho tương lai.
Thầy Nguyễn Quang Thái, Hiệu trưởng Trường TH-THCS-THPT Đinh Tiên Hoàng (TP. Biên Hòa) cho biết để giúp học sinh có định hướng lựa chọn ngành nghề sau khi tốt nghiệp THPT, nhà trường đã chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm khối 11 phải làm việc kỹ với phụ huynh và học sinh về công tác hướng nghiệp. Nhờ đó, khi lên lớp 12, nhiều em đã có sự lựa chọn hướng đi cho riêng mình.
Thầy Thái chia sẻ: “Vài năm trở lại đây, lượng học sinh quyết định tham gia học nghề ngày càng tăng. Điều này có phần đóng góp ý kiến của phụ huynh. Bởi họ đã thay đổi nhìn nhận về cơ hội việc làm, cơ hội thăng tiến… giữa người tốt nghiệp trường nghề và người tốt nghiệp đại học. Theo đó, việc học nghề giúp con cái họ tiết kiệm được thời gian và dễ có việc làm sau khi tốt nghiệp”.
Tuy nhiên, theo thầy Thái, dù nhà trường đã chủ động trong công tác hướng nghiệp nhưng vẫn không tránh khỏi tình trạng một số học sinh chưa có định hướng nào dù đã đi được gần hết học kỳ 1 của lớp 12.
Video đang HOT
* Muốn chọn đúng nghề phải hiểu rõ về chính mình
Theo TS Đào Lê Hòa An, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng khoa học tâm lý và hướng nghiệp 4.0 JobWay (TP.HCM), học sinh còn bị động trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai là một thực tế. Điều này do nhiều nguyên nhân, trong đó, nguyên nhân lớn nhất chính là học sinh đang phải miệt mài “chạy đua” với điểm số, với việc hoàn thành các môn văn hóa trong trường phổ thông. Để có kết quả học tập tốt, ngoài giờ học chính khóa, nhiều học sinh phải “chạy show” đi học thêm nhiều ca. Lịch học dày đặc nên các em ít có thời gian tìm hiểu hướng đi sau tốt nghiệp THPT. “Bị cuốn vào guồng học như thế cho đến thời điểm phải đưa ra sự chọn lựa thì các em không còn nhiều thời gian để tìm hiểu nữa” – ông An cho hay.
Quan tâm “phân khúc” giáo dục nghề nghiệp
Mặc dù thị trường lao động hiện nay đang cần nhiều lao động qua đào tạo nghề, nhất là những nghề phù hợp với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nhưng tâm lý của đa số phụ huynh và học sinh vẫn còn xem trọng việc học đại học hơn. Điều này đã ảnh hưởng đến định hướng của học sinh trong quá trình chọn ngành, chọn nghề.
Theo Tổng cục Thống kê, cứ 1 học sinh học đại học thì có 0,46 học sinh học nghề. Trong khi đó, theo thống kê của Bộ LĐ-TBXH, hằng năm có khoảng 250 ngàn sinh viên tốt nghiệp đại học không xin được việc làm.
Về phía nhà trường, hiện tại, thời lượng dành cho các hoạt động tư vấn hướng nghiệp không nhiều. Giáo viên của trường lại không có đầy đủ thông tin, kỹ năng, chuyên môn để làm công tác hướng nghiệp. Các chương trình hướng nghiệp do nhà trường phối hợp với các đơn vị khác tổ chức lại bị hạn chế về thời gian.
“Ví dụ những chương trình mà tôi tham gia tư vấn chỉ tiến hành trong khoảng thời gian khoảng 90 phút. Mỗi năm, một trường có khoảng 3 lần tổ chức như thế. Tổng thời gian chỉ 5 tiếng cho việc chia sẻ các thông tin hướng nghiệp là ít. Mỗi đợt tư vấn, ngoài thời gian dành cho chuyên gia chia sẻ, học sinh chỉ có thể hỏi được 5, 6 câu hỏi thì không thể giải quyết được nhu cầu tìm hiểu của các em” – ông An nói thêm.
Khó khăn là thế, nhưng nếu muốn học sinh vẫn có thể chủ động để tự tìm hiểu, hướng nghiệp cho chính mình. Ngày nay, các thông tin liên quan đến hướng nghiệp được chia sẻ rất nhiều trên không gian mạng. Vì vậy, chỉ cần có “từ khóa” và chịu khó tìm kiếm thông tin, học sinh sẽ có rất nhiều kênh để tham khảo.
Từ kinh nghiệm của mình, TS Đào Lê Hòa An gợi ý một số “từ khóa” mà học sinh nên sử dụng khi tìm kiếm thông tin về hướng nghiệp như: trắc nghiệm khám phá bản thân, trắc nghiệm tính cách nghề nghiệp, mô tả công việc ngành/nghề tên nghề… Học sinh cũng có thể gặp những người đang trực tiếp làm việc để hỏi về tính chất, yêu cầu của công việc. Ngoài ra, học sinh có thể thông qua các hội nhóm của sinh viên các trường đại học, cao đẳng để kết nối, tìm hiểu thông tin…
TS An chia sẻ: “Nhiều học sinh nghĩ rằng học giỏi các môn văn hóa (tương ứng tổ hợp xét tuyển) thì sẽ học giỏi ngành nghề. Điều này là chưa chính xác. Yếu tố quan trọng cần xét đến khi chọn ngành nghề cho tương lai không phải hoàn toàn dựa vào điểm số các môn học mà còn dựa vào khả năng, năng khiếu, tố chất của học sinh… Đáng tiếc là nhiều học sinh lại chưa hiểu rõ về khả năng của chính mình. Điểm số cao để làm gì khi không biết mình đi đâu về đâu”.
Bảy lợi ích của viết tay
Càng ngày càng ít trường học dạy học sinh cách viết bằng tay, đặc biệt là tốc ký, trong khi nó có những lợi ích mà đánh máy không thể thay thế.
1. Viết tay tăng khả năng học tập
Một nghiên cứu bởi Hiệp hội Tâm lý học Mỹ chỉ ra rằng ghi chép bài học bằng tay tăng khả năng hiểu bài của học sinh. Các em thường phải xử lý thông tin một cách phức tạp hơn, thông qua bước tóm tắt nội dung bài học, trước khi ghi lại thông tin vào vở. Trong khi đó, học sinh sử dụng máy tính thường chỉ đơn thuần chép lại toàn bộ nội dung một cách máy móc.
2. Viết tay giúp não bộ phát triển
Theo báo cáo của tạp chí Psychology Today, viết tay giúp phát triển não bộ, do sử dụng đồng thời các chức năng cảm giác, kiểm soát cử chỉ và suy nghĩ của não bộ. Hình ảnh chụp não của học sinh cho thấy việc viết tay kích hoạt nhiều cơ quan chức năng hơn so với đánh máy, tăng cường mức hộ hoạt động và phát triển của não.
3. Viết tay giúp tăng khả năng sáng tác và tư duy ngôn ngữ
Nghiên cứu của Đại học Washington, Mỹ, chỉ ra rằng học sinh viết tay thường có những tiểu luận dài và chi tiết hơn so với những em đánh máy bài luận. Học sinh viết tay cũng có tốc độ viết luận nhanh hơn và viết ra nhiều câu với ngữ pháp tốt hơn so với các em đánh máy.
Ảnh: WikiHow.
4. Viết tay giúp cải thiện chứng khó đọc
Viết tay là liệu pháp trị liệu quan trọng trong việc hỗ trợ học sinh mắc chứng khó đọc của Deborah Spear, nhà trị liệu về các vấn đề liên quan đến giáo dục ở Great Falls, Montana, Mỹ. Bởi vì tất cả chữ cái khi học tốc ký đều được viết từ chân dòng kẻ, và với việc di chuyển mềm mại từ trái qua phải, phương pháp tốc ký sẽ dễ theo dõi, dễ tiếp thu hơn cho các trẻ mắc chứng khó đọc.
5. Viết tay giúp kích thích não bộ ở người lớn tuổi
Với việc sử dụng nhiều phần của não bộ, việc viết tay là bài tập hiệu quả giúp kích thích não bộ của người lớn tuổi khỏi quá trình lão hóa. Khi được kích thích nhiều hơn, não bộ của người lớn tuổi có thể lưu giữ được nhiều chức năng hơn trong thời gian dài hơn.
6. Viết tay giúp bạn đạt được mục tiêu hiệu quả hơn
Trong một phỏng vấn với tạp chí Forbes, tiến sĩ Jordan Peterson chia sẻ việc viết tay giúp mọi người xử lý thông tin một cách kỹ càng hơn, giúp khơi gợi nhiều trải nghiệm từ quá khứ, và định hướng tư duy, nhận thức, hành động, cảm xúc ở hiện tại tốt hơn. Những ảnh hưởng này giúp bạn hiểu rõ hơn ý nghĩa, mục tiêu của bạn trong tương lai, khiến bạn đạt được các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả hơn.
7. Viết tay giúp bạn thư giãn
Theo tiến sĩ Marc Seifer, chuyên gia về trị liệu bằng phương pháp viết tay, việc viết tay có những ảnh hưởng lớn đến tâm trạng của người viết. Việc cầm bút viết về sự bình yên của bản thân nhiều lần mỗi ngày thực sự khiến người viết cảm thấy bình yên hơn. Qua đó, người viết tay sẽ có tâm trạng ổn định hơn và tích cực hơn trong tương lai dài.
Việc viết tay cần sự tập trung và chủ động hơn rất nhiều so với đánh máy tính. Kể cả khi đánh máy có nhiều lợi thế riêng, việc viết tay đem lại những dấu ấn cá nhân hóa riêng cho từng văn bản.
Và hơn nữa, chẳng ai có thể phủ nhận sự hạnh phúc khi nhận được lá thư tay dành tặng riêng mình, minh chứng rõ ràng về mối quan hệ cá nhân sâu sắc giữa người viết và người nhận.
Một ngày ở ngôi trường có 80% học sinh nghiện game Ở ngôi trường có 80% học sinh nghiện game online, những học sinh từng thâu đêm ngồi bên màn hình máy tính đã "lột xác" thành những người tự tin, tự lập với bao hoài bão thay vì thế giới ảo nhiều cạm bẫy. Các em học sinh trường THCS - THPT Phùng Hưng (quận 12, TPHCM). Ảnh: Anh Nhàn Công cuộc cai...