Học sinh ăn tạm, ngủ thiếu, phờ phạc vì học thêm… online
Ngoài các tiết học online chính khóa, nhiều trẻ còn “mệt phờ” khi phải chạy theo lịch học thêm 6 buổi/tuần, thậm chí cả Chủ nhật theo hình thức trực tuyến.
Lịch học thêm kín mít nên việc vừa làm bài vừa ăn cơm, ngủ 4-5 tiếng với học sinh là chuyện bình thường. (Ảnh minh họa)
“Ôm” máy tính cả ngày vì học thêm online
Con trai đang học lớp 9, phụ huynh Vũ Thùy Linh (Cầu Giấy, Hà Nội) hướng con thi vào Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên. Để chuẩn bị cho kỳ thi chuyển cấp vào năm tới, sau một tuần khi năm học 2021-2022 bắt đầu, ngoài lịch học trên lớp với 4 tiết buổi sáng và 2 tiết buổi chiều, mỗi tiết kéo dài 45 phút, chị còn cho con học thêm Toán, tiếng Anh và Ngữ Văn, với tổng số 6 buổi học thêm/tuần. Cả việc học thêm và học chính khóa đều được triển khai theo hình thức trực tuyến.
Chưa hết, vị phụ huynh này còn cất công lên một số diễn đàn học tốt, lấy các bộ đề thi vào lớp 10, in ra để những ngày ít bài vở, con sẽ tranh thủ làm, coi như một cách trau dồi và rèn luyện kiến thức.
“Lịch học thêm dày đặc nên con phải thường xuyên ngồi trước máy tính. Thương lắm, nhưng cuối cấp rồi, chỉ học trên trường là chưa đủ. Chưa kể, đỗ trường chuyên là một mục tiêu lớn, do đó cả con và bố mẹ phải cố gắng, tranh thủ từng phút, từng giây”, chị Linh bày tỏ.
Sợ việc học của con bị gián đoạn, phụ huynh Thu Huyền (Đống Đa, Hà Nội) đăng ký cho con gái (lớp 4) học thêm lớp Toán, Tiếng Việt và vẽ. Môn Toán và Tiếng Việt học thêm đều online và kéo dài 2 tiếng, chỉ có lớp vẽ là học trực tiếp vào chiều Chủ nhật tại nhà thầy giáo ở chung cư đối diện.
Cả tuần, con gái chị Huyền không có ngày nghỉ trọn vẹn. Buổi sáng, 8h cô giáo ở trường bắt đầu điểm danh, có hôm đến 11h45 lớp học trực tuyến mới kết thúc.
Ăn trưa xong, con vội vàng chợp mắt trước khi vào ca học thêm lúc 14h. Buổi tối, con phải dành ra ít nhất 2 tiếng đồng hồ để giải quyết bài tập ở lớp chính khóa và lớp học thêm. Nhiều hôm, lượng bài vở dồn dập liên tục khiến cô bé làm không kịp.
Con học, mẹ cũng phải vất vả theo. Chị Huyền tâm sự, ngày nào hai mẹ con cũng phải “đánh vật” với máy tính, hết học chính, lại tới học thêm, buổi tối “chong đèn” làm bài tập cho xong rồi Chủ nhật đưa con đi học vẽ.
Nhưng theo phụ huynh này, việc trẻ phải ngồi hàng giờ trước máy tính, chạy theo các lớp học thêm cũng không dễ dàng gì.
Video đang HOT
“Con hay kêu mệt, tỏ ra uể oải, đặc biệt tại các buổi học thêm môn Toán. Con kêu không thích Toán vì môn này khó, con đuổi không kịp với các bạn.
Tuy nhiên, tôi vẫn yêu cầu con ngồi vào bàn học nghiêm túc, bởi học online chính khóa là chưa đủ vì lớp học thường xuyên bị gián đoạn do nghẽn đường truyền, học sinh ồn ào… Nếu không học thêm, con sẽ bị hổng kiến thức, ảnh hưởng tới năm học này và rất nhiều năm học về sau” – chị Huyền chia sẻ.
Các lớp học thêm cũng chuyển sang hình thức online khiến Đoàn Như Đạt, học sinh lớp 12 tại Gia Lai phải ngồi trước máy tính gần như liên tục mỗi ngày.
Để phục vụ cho kỳ thi đại học, từ năm lớp 11, gia đình đã đăng ký cho Đạt học thêm Toán, Văn, Anh. Năm trước, học thêm là trực tiếp tại nhà giáo viên. Năm nay, do dịch bệnh nên thầy cô đã chuyển sang dạy thêm trực tuyến.
“Các ngày trong tuần, ngoài 2 buổi sáng – chiều học chính khóa, các buổi tối, từ 19-21h, em phải ngồi trước máy tính để học thêm. Học thêm là học những kiến thức nâng cao nên việc giảng “chay” qua màn hình khiến em chán nản vì thấy khó hiểu.
Bài tập trên lớp đã nhiều, khi học thêm, lượng bài về nhà còn gấp đôi, gấp ba. Nhiều hôm thầy môn Toán giao cho chúng em hai trang A4 toàn là bài tập về phương trình, hàm số, hình học… và yêu cầu nộp lại vào buổi học hôm sau.
Lịch học thêm kín mít nên việc vừa làm bài vừa ăn cơm, ngủ 4-5 tiếng một ngày với em là chuyện thường tình”.
Thành chia sẻ, phải ngồi học và làm bài liên tục khiến em cảm thấy nhức đầu và mỏi mắt. Đôi khi, em muốn giải tỏa bằng việc chơi game, xem ti vi… nhưng bố mẹ lại cho rằng em bỏ bê học hành, ngay lập tức chỉ trích và giám sát. “Em hy vọng sớm được trở lại trường, vì giờ đây, có những lúc em cảm thấy không thể “thở nổi” với chiếc máy tính”.
“Trả” cơ hội tự học lại cho trẻ
Thầy Trần Văn Hải (giáo viên Ngữ Văn cấp 3 tại Thường Tín, Hà Nội) cho biết, học sinh mệt mỏi, phụ huynh “quay cuồng” mỗi khi học trực tuyến là chuyện không hiếm gặp.
Ngay từ khi bước vào năm học mới, nhiều ông bố, bà mẹ vội vàng xếp cho con một lịch học thêm kín mít, đặc biệt với những gia đình có con học cuối cấp. Họ áp lực về điểm số, chất lượng kiến thức, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh, phải triển khai hình thức học từ xa. “Tuy chất lượng không thể bằng học trực tiếp nhưng phụ huynh vẫn tự an ủi, thà để con theo học các lớp học thêm trực tuyến còn hơn các con chơi dài, hổng kiến thức” – thầy Hải chia sẻ.
Theo nhà giáo này, học thêm sẽ giúp các con củng cố, nâng cao nền tảng tư duy, tuy nhiên, nếu không sắp xếp và phân bổ một cách hợp lý, học thêm sẽ gây “tác dụng phụ”.
“Con học yếu môn nào, cha mẹ cho học thêm để củng cố kiến thức là điều hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, học theo phong trào, không học sợ con bị hụt hơi, tự nguyện đăng ký học thêm chỉ vì sợ con bị “bỏ rơi” thì vô tình cha mẹ đang hại trẻ.
Trong bối cảnh dịch bệnh, trẻ không có cơ hội để ra ngoài vui chơi, việc học “online chồng online” sẽ dễ đẩy con vào khủng hoảng, từ đó gây chán nản, mất tập trung, vừa phí công học của con, lại tốn nhiều khoản tiền của bố mẹ.
Thay vì đăng ký tràn lan các lớp học thêm online, phụ huynh hãy cân nhắc kỹ trẻ cần trau dồi kiến thức ở môn học nào, sau đó tính toán số buổi học để cho con thời gian nghỉ ngơi, tự học ở nhà thay vì phải “học thầy” suốt ngày đêm”.
Ở một góc độ khác, phụ huynh Hải Anh (Hải Phòng) cho rằng, ép học thêm chính là một cách mà các ông bố, bà mẹ tước mất cơ hội tự học của con em, đồng thời thể hiện sự phụ thuộc quá đà vào thầy cô.
Do đó, ngoài chương trình trên lớp, phụ huynh có thể tìm thêm bài tập và dành thời gian đồng hành cùng con thay vì phụ thuộc vào học thêm. Điều này vừa giúp con rèn tính tự lập, vừa trau dồi, củng cố kiến thức, lại giúp gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong gia đình.
“Học online chính khóa 4-5 tiếng/ngày đã quá mệt mỏi, chúng ta không nên khiến trẻ “bơ phờ” bởi các giờ học thêm nữa. Nhiều đứa trẻ vẫn có kết quả tốt dù chẳng học thêm bao giờ, do chúng được rèn khả năng tự học.
Trong điều kiện dịch bệnh, ngoài chất lượng học tập, sức khỏe của con cũng là điều bố mẹ cần lưu tâm. Phụ huynh chúng ta nên cân nhắc giảm thời gian tương tác với máy tính và cường độ học bằng cách khuyến khích con có các hoạt động lành mạnh như thể dục, tưới cây, đọc sách…”.
Học sinh 'ôm' máy tính cả ngày vì học thêm online
Chị Huyền không dám cho con nghỉ lớp nào trong bốn lớp online hiện tại vì lo đứt mạch học, con không theo kịp các bạn.
8h sáng thứ bảy, Phạm Mai Anh, học sinh một trường tiểu học ở quận Hà Đông, ngồi vào bàn học, bật máy tính, đăng nhập lớp học thêm qua Zoom của cô giáo chủ nhiệm. Gần 22h hôm trước, Mai Anh mới kết thúc buổi học online theo thời khóa biểu ở trường nên hôm sau phải dậy sớm, bé vẫn ngái ngủ. Một tuần sau khi năm học mới bắt đầu, các lớp học thêm của Mai Anh cũng khởi động.
Lớp gần 60 học sinh được chia thành các ca để phù hợp với thời gian của phụ huynh. Buổi học kéo dài từ 8h đến 11h với phần củng cố kiến thức tối hôm trước và làm bài tập. Thỉnh thoảng một số học sinh trong lớp mở mic hỏi: "Cô ơi khi nào hết giờ" vì muốn ra chơi. Mai Anh ngồi trước màn hình nhưng không tập trung, đôi lúc nằm xuống bàn kêu mệt và chán. Nghe cô giáo gọi phát biểu, bé tắt mic, ngồi im.
"Con chán, không muốn học", cô bé gắt lên khi bị mẹ hỏi.
Hết giờ học buổi sáng, Mai Anh ăn trưa và nghỉ ngơi một chút trước khi vào ca tiếng Anh lúc 14h30. Chiều hôm sau, cũng vào khung giờ này, bé tiếp tục học tiếng Anh. Một tuần, ngoài sáu buổi tối học online trên lớp, Mai Anh còn có ba ca học thêm. Bài tập trên lớp và học thêm dồn dập khiến cô bé làm không kịp.
Học sinh tiểu học ôn tập online trước khi thi học kỳ II. Ảnh: Bình Minh
Chị Nguyễn Thị Ngân, mẹ bé Mai Anh, cho biết trước dịch, ngoài giờ học trên trường, cuối tuần con học tiếng Anh, vẽ và học ở nhà cô. Do dịch bệnh không đi học trực tiếp được, chị đành cắt lớp vẽ, chỉ duy trì lớp tiếng Anh đã theo từ lâu.
Chung tâm lý sợ việc học của con bị gián đoạn, chị Bùi Khánh Huyền, ở quận Đống Đa, đăng ký cho con gái Khánh Ngân, lớp 4, lớp Toán nâng cao, Văn, tiếng Anh và piano. Các lớp học thêm đều online và kéo dài 2 tiếng, chỉ có lớp piano học trực tiếp ở nhà thầy giáo cạnh nhà. Cô bé không có ngày nghỉ trọn vẹn, có hôm ca học kết thúc lúc 20h. Ban ngày theo các lớp, Khánh Ngân dành buổi tối để hoàn thành bài tập cả học chính và học thêm.
"Những hôm đầu học con thấy buồn ngủ nhưng giờ đỡ hơn, chỉ hơi mỏi mắt", Khánh Ngân cho hay.
Chị Huyền cho biết lịch học hiện tại hầu như không đổi so với trước dịch, thậm chí đã "nhẹ hơn". Theo chị, trong tình hình chưa thể đến trường như hiện nay, việc duy trì các lớp học thêm online như hiện tại giúp con không quên kiến thức và tránh thụt lùi so với bạn bè.
Dù thời lượng học thêm của các em không đổi, thậm chí đã giảm bớt đi, việc chuyển các lớp học thêm từ trực tiếp sang online đã làm gia tăng đáng kể thời gian tiếp xúc máy tính của học sinh , trong bối cảnh các lớp học chính khóa cũng đang được triển khai trực tuyến. Việc này được các chuyên gia cảnh báo sẽ tác động không tốt đến sức khỏe tinh thần và hiệu quả học tập.
Thạc sĩ Lã Linh Nga, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học Tâm lý - Giáo dục (PPRAC), cho rằng phụ huynh nên cân nhắc đến sự ảnh hưởng của việc học online quá nhiều tới sức khỏe, tinh thần của trẻ. Ngoài chương trình trên lớp, bố mẹ có thể giao bài tập và dành thời gian đồng hành cùng con thay vì phụ thuộc vào việc học thêm.
Chị Nga cho hay việc tiếp xúc với máy tính và học online trong thời gian dài ảnh hưởng nhiều tới tâm lý, cảm xúc và hành vi của trẻ. Trẻ gặp hạn chế trong việc tiếp thu kiến thức, từ đó gây ra chán nản, mất tập trung. Nhiều em tìm đến những thứ hứng thú hơn như chơi game, đọc truyện hay chat trong giờ.
"Khi bị bố mẹ, thầy cô phát hiện và nhắc nhở, đầu tiên con hứa không tái phạm nhưng không thực hiện được. Bị nhắc nhiều, con quay ra thách thức", chuyên gia tâm lý nói.
Thạc sĩ Nga cũng chia sẻ những tình huống chị gặp từ các phụ huynh cần đến sự tư vấn. Một người mẹ từng tìm đến chị, than phiền rằng mình bị sốc khi cậu con trai lớp 8 bỗng trở nên lì lợm, nói "bà đi mà học" với mẹ. Người mẹ đã khóc. Cậu bé chán vì phải học nhiều, lại bị nhắc nhở do thường xuyên chơi game trong giờ học nên sinh ra cáu gắt, có những hành vi được cho là hỗn hào.
Thạc sĩ Nga khuyên phụ huynh cân nhắc giảm thời gian tương tác với máy tính và cường độ học cho con. Thay vì dùng máy tính nhiều, bố mẹ nên khuyến khích con có các hoạt động khám phá, trải nghiệm và đọc sách.
Phụ huynh tố con bị ép học thêm, Hiệu trưởng THCS Kim Nỗ nói đây là việc nhỏ "Nếu học trực tiếp, học sinh đi học ầm ầm trưởng thôn họ báo lên tôi biết ngay, còn học trực tuyến thì nắm làm sao được", Hiệu trưởng trường THCS Kim Nỗ nói. Hiệu trưởng nói "đây là việc nhỏ, không biết có chuyện dạy thêm" Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam về việc dạy...