Học phí trường công chất lượng cao ở Hà Nội cao nhất 5,7 triệu đồng/tháng
22 trường công lập mô hình chất lượng cao hiện có của Hà Nội được phép thu học phí cao nhất từ 5,1 đến 5,7 triệu đồng/tháng.
Ban Văn hóa – Xã hội HĐND TP Hà Nội vừa có báo cáo thẩm tra tờ trình của UBND TP về quy định mức trần học phí đối với các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao trên địa bàn năm học 2021-2022.
Trên cơ sở ý kiến thảo luận, thống nhất của các thành viên, Ban Văn hóa – Xã hội thống nhất với tờ trình của UBND TP đề xuất là giữ nguyên mức trần học phí như năm học 2020-2021.
Cụ thể, đối với trường mầm non là 5,1 triệu đồng/học sinh/tháng.
Đối với trường tiểu học là 5,5 triệu đồng/học sinh/tháng.
Đối với trường THCS là 5,3 triệu đồng/học sinh/tháng.
Đối với trường THPT là 5,7 triệu đồng/học sinh/tháng.
Đến tháng 5/2021, toàn TP Hà Nội có 22 trường đã được công nhận là trường chất lượng cao (trong đó có 16 trường công lập và 6 trường ngoài công lập). Ảnh minh họa: Thanh Hùng
Ban Văn hóa – Xã hội HĐND TP Hà Nội cũng đề nghị UBND TP chỉ đạo các trường công lập chất lượng cao cam kết đảm bảo chất lượng giáo dục tương xứng với mức thu học phí; xác định và công bố công khai mức thu học phí đối với cả phương thức dạy học trực tiếp và trực tuyến đảm bảo phù hợp.
Video đang HOT
Cùng đó, đề nghị UBND TP nghiên cứu quy định lộ trình cụ thể quy chế tự chủ về nhân sự đối với các trường công lập chất lượng cao đảm bảo phù hợp với quy định; điều chỉnh, bổ sung một số tiêu chí trường chất lượng cao.
Trên cơ sở tiếp thu, giải trình của UBND TP Hà Nội, kết quả thảo luận của các đại biểu HĐND tại kỳ họp, Ban Văn hóa – Xã hội cũng đã đề nghị HĐND TP Hà Nội thông qua Nghị quyết quy định mức trần học phí đối với các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao trên địa bàn năm học 2021-2022.
Hiện, đến tháng 5/2021, toàn TP Hà Nội có 22 trường đã được công nhận là trường chất lượng cao (trong đó có 16 trường công lập và 6 trường ngoài công lập).
Tiểu học tư tăng học phí 6%/năm: Cần giải trình rõ
Khi nhìn vào lộ trình này cần thiết phải đặt câu hỏi: 'lộ trình này là lộ trình nào? 6% học phí là của học phí nào?'
Cứ vào đầu năm học câu chuyện học phí lại gây nhiều tranh cãi. Mới đây, nhiều phụ huynh có con học Hệ thống trường chất lượng cao Nguyễn Bỉnh Khiêm (đường Trần Quốc Hoàn, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội) bức xúc vì các khoản thu học phí 'chưa minh bạch' của nhà trường.
Học phí lớp 1 ở Hệ thống trường chất lượng cao Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ảnh: Dân Việt
Theo phản ánh trên tờ Dân Việt, phụ huynh bức xúc vì trong bối cảnh dịch Covid-19, học sinh học online nhưng vẫn phải đóng học phí tới 80% so với học trực tiếp.
Đáng chú ý, trong bảng 'bóc tách' chi tiết các khoản đóng góp nhà trường gửi phụ huynh, có quy định học phí tăng theo lộ trình 6% một năm. Theo chuyên gia, đây mới điểm mờ khiến phụ huynh mất tiền mà không biết.
Cụ thể, với học phí lớp 1 song ngữ có học phí là 7 triệu đồng/tháng. Học phí lớp 1 Hệ chất lượng cao có học phí là 6 triệu đồng/tháng.
'Lộ trình tăng học phí mỗi năm một lần và không quá 6% học phí' , bảng kê của trường ghi rõ.
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho biết, sự bức xúc của phụ huynh liên tới câu chuyện tiền học không đi cùng chất lượng, lời hứa không theo sự cam kết và đặc biệt là có việc nhập nhèm, thiếu minh bạch trong các khoản đóng góp gây mất lòng tin giữa phụ huynh với nhà trường.
Trước hết về việc thu 80% học phí online trong mùa dịch, vị PGS cho rằng mức học phí này có thể giúp nhà trường giảm được những khó khăn trong mùa dịch nhưng chưa mang tính chia sẻ với phụ huynh và học sinh.
'Chúng ta biết có những cây ATM, siêu thị 0 đồng trong mùa dịch; có những hội đoàn, cơ quan, doanh nghiệp sẵn sàng vận chuyển hàng hóa miễn phí hỗ trợ người dân. Đến chủ nhà trọ cũng giảm tiền trọ cho người dân. Đó là những câu chuyện, hình ảnh thiết thực nhất cho thấy sự chia sẻ, đoàn kết, giúp đỡ lần nhau trong mùa dịch.
Vậy lý do gì nhà trường không hỗ trợ học sinh, học sinh không được miễn giảm học phí? Cả xã hội thực hiện giãn cách, khó khăn là như nhau, trong khi học sinh lại học online, chất lượng không bảo đảm, hiệu quả chỉ bằng một phần học trực tiếp thì không có lý do gì được thu học phí cao.
Đồng ý vẫn phải thu học phí nhưng tinh thần chung là phải tính toán cho hợp lý. Mức học phí 80% là quá cao, cần phải xem xét lại', PGS.TS Trần Xuân Nhĩ nhận định.
Từ câu chuyện thu học phí online bằng 80% học phí học trực tiếp, vị chuyên gia nói thẳng các trường học tư đang dựa vào thế 'không thể lùi' mà hành xử kiểu một mình một luật.
Ông phân tích, có nhiều trường tư đã sử dụng các chiêu trò truyền thông đề cao hình ảnh, chất lượng của trường bằng cách tích hợp những ứng dụng thông minh, hay chương trình quốc tế, qua đó tự xây dựng một mức học phí trên trời.
Bên cạnh đó, cũng không có tiêu chí đánh giá, đo lường cụ thể về chất lượng, phương pháp giáo dục mới dẫn tới những bức xúc, lùm xùm giữa phụ huynh và nhà trường.
Trong khi các phụ huynh do tâm lý theo phong trào, sính ngoại đã không cân nhắc, tìm hiểu kỹ lưỡng. Khi theo học mới thấy chất lượng giáo dục không tương xứng với mức tiền đóng góp thì bức xúc cũng đã muộn. Vì học sinh theo học trường tư gần như không có cửa quay lại trường công, do đó, dù bất cập, bức xúc nhưng nhiều phụ huynh vẫn phải chấp nhận cho con theo học. Vì điều này mà năm nào cũng có chuyện tranh cãi liên quan tới vấn đề đóng học phí.
Một điểm quan trọng hơn chính là lộ trình tăng học phí mà trường đề ra, PGS Trần Xuân Nhĩ cho rằng, khi nhìn vào lộ trình này cần thiết phải đặt câu hỏi: 'lộ trình này là lộ trình nào? 6% học phí này là của học phí nào?'
Đặt câu hỏi trên, ông cho biết, nếu với lộ trình của trường Nguyễn Bỉnh Khiêm đưa ra cũng có thể hiểu là: năm đầu tiền học sinh đóng học phí 6 triệu/năm và các năm tiếp theo sẽ là 6 triệu/tháng x 6%.
Nhưng cũng có thể hiểu là: 6 triệu/tháng năm đầu x 6% của năm tiếp theo và những năm tiếp theo sẽ là 6 triệu/tháng x 6% x 6%. Tức là 6% trên tổng học phí của từng năm. Nếu theo cách tính này, hết lộ trình 5 năm tiểu học số tiền phụ huynh phải đóng tăng thêm sẽ là 30% chứ không phải là 6% theo lộ trình.
'Nếu đúng như vậy thì quả là một sự thiếu minh bạch đáng lo ngại. Số tiền phụ huynh phải đóng là rất lớn.
Rất cần phía nhà trường giải trình rõ việc tăng 6% học phí theo năm là vì sao? Và lộ trình tăng từng năm cụ thể như thế nào?', PGS Trần Xuân Nhĩ đề nghị.
Về quan điểm cá nhân, ông cũng nói rõ việc đặt ra lộ trình tăng học phí 6%/năm là không phù hợp.
'Điều kiện ở Việt Nam rất khác so với nhiều nước. Thu nhập bình quân đầu người còn thấp, lộ trình tăng lương cũng theo quy định của pháp luật, không phải muốn tăng là được.
Nếu vậy, việc tăng học phí theo lộ trình quá cao theo năm như vậy sẽ là gánh nặng rất lớn đối với phụ huynh và học sinh.
Tôi chưa từng thấy nước nào lại đặt ra lộ trình tăng học phí như vậy. Giáo dục không phải thị trường buôn bán, không thể đặt ra lộ trình tăng giá như vậy', vị chuyên gia thẳng thắn.
Trong chuyện này, PGS Trần Xuân Nhĩ cho rằng các cơ quan quản lý nhà nước cần phải xem xét, yêu cầu giải trình cho rõ. Bên cạnh đó, ngoài việc đưa ra các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo của các hệ thống trường học tư làm cơ cở xây dựng mức học phí cũng như các khoản đóng góp, cũng cần phải có cơ chế kiểm soát học phí của hệ thống trường tư, không thể để tình trạng trường tư thì muốn làm gì cũng được.
Tổ chức thu các khoản tiền đầu năm học 2021-2022: Giảm "gánh nặng" học phí Hơn 1,5 triệu học sinh thành phố Hà Nội đã bước sang tuần học thứ ba của năm học 2021-2022 theo hình thức trực tuyến. Tuy nhiên, khác với cùng kỳ năm học trước, việc tổ chức thu các khoản tiền đầu năm học này chưa phát sinh các vấn đề "nóng". Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, thành phố Hà...