Học phí ĐH công lập sẽ ngang ngửa tư thục?
Học phí nhiều trường đại học công lập tự chủ sẽ ở mức rất cao trong năm học 2020 – 2021, dẫn tới sự chênh lệch học phí công – tư trong giáo dục đại học sẽ không còn nhiều.
Sinh viên đóng học phí tại một trường ĐH ở TP.HCM – HÀ ÁNH
Trường công: Cao nhất gần 90 triệu đồng/năm!
Một trong những thông tin các trường đại học (ĐH) bắt buộc phải công khai trong đề án tuyển sinh là mức học phí (HP) dự kiến áp dụng cho sinh viên trúng tuyển khóa mới năm 2020. Theo đó, HP ở các trường công lập đang có các mức thu khác nhau tùy theo loại hình trường và các chương trình đào tạo.
Với những trường chưa thực hiện tự chủ tài chính, HP được thực hiện theo Nghị định 86/2015 của Chính phủ và luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục ĐH 2018. Mức trần HP cho trường chưa tự đảm bảo kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư áp dụng năm học 2020 – 2021 từ 9,8 – 14,3 triệu đồng/sinh viên (năm học 10 tháng). Hiện vẫn nhiều trường công bố sẽ thu HP theo mức này như: Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM (ngành ngoài sư phạm)…
Tuy nhiên, ngay trong các trường công chưa thực hiện tự chủ cũng có nhiều mức thu khác nhau tùy chương trình đào tạo. Chẳng hạn, HP năm 2019 – 2020 Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM có sự chênh lệch nhiều giữa các chương trình đào tạo. Trong khi chương trình chính quy chuẩn thu trên 4,4 triệu đồng/học kỳ thì chương trình chất lượng cao gấp 4 lần, chương trình chính quy quốc tế song bằng gấp 5 đến gần 10 lần tùy giai đoạn.
Đáng chú ý là HP tăng mạnh ở nhiều trường tự đảm bảo chi thường xuyên và đáp ứng điều kiện tự chủ theo luật mới. Các trường tự chủ này xác định mức thu HP trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật và lộ trình tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo.
Chẳng hạn, Trường ĐH Y Dược TP.HCM dự kiến mức thu từ 30 – 70 triệu đồng/năm tùy khối ngành cho sinh viên trúng tuyển khóa 2020. Khoa Y (ĐH Quốc gia TP.HCM) cũng công bố HP năm nay từ 60 – 88 triệu đồng/năm (khoa hiện chỉ đào tạo các chương trình chất lượng cao).
Ngoài những trường bắt đầu thực hiện tự chủ trong năm nay tăng HP, ở hơn 20 trường ĐH đã thực hiện cơ chế thí điểm tự chủ từ nhiều năm trước cũng thu HP cao. Tại Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, HP ĐH hệ đại trà từ 17,5 – 19,5 triệu đồng/năm; chất lượng cao tiếng Việt 28 – 30 triệu đồng/năm; chất lượng cao tiếng Anh 32 triệu đồng/năm; chất lượng cao Việt – Nhật 32 triệu đồng/năm. Riêng ngành robot và trí tuệ nhân tạo có 20/50 sinh viên được miễn HP, số còn lại đóng 24 triệu đồng/năm.
Video đang HOT
Trường ĐH Luật TP.HCM công bố HP dự kiến 18 triệu đồng/năm (lớp đại trà), 36 triệu đồng/năm (lớp Anh văn pháp lý), 45 – 49,5 triệu đồng/năm (các lớp chất lượng cao). Trường ĐH Quốc tế TP.HCM dự kiến HP sinh viên chính quy 43,5 triệu đồng và lộ trình tăng HP tối đa từng năm 10%.
Nhiều trường ĐH công lập khác cũng đang thực hiện thu HP theo loại hình trường tự chủ như: Công nghiệp TP.HCM, Mở TP.HCM, Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, Tài chính – Marketing, Kinh tế TP.HCM, Kinh tế quốc dân…
Trường tư: Trên 30 đến hàng trăm triệu đồng/năm
Theo thông tin HP của các trường tư thục, nhiều ngành HP được thu ở mức cao lên tới trên trăm triệu đồng/năm học.
Theo công bố trên website Trường ĐH quốc tế Hồng Bàng, năm học 2020 sinh viên mới nhập học có HP trung bình ngành cao nhất là răng – hàm – mặt 165 triệu đồng/năm (chương trình cử nhân). Với chương trình tiếng Anh, ngành răng – hàm – mặt thu 198 triệu đồng/năm, ngành y khoa 165 triệu đồng/năm…
Tương tự, Trường ĐH Tân Tạo thu 150 triệu đồng HP ngành y khoa và không tăng trong 6 năm đào tạo; các ngành còn lại dự kiến 40 triệu đồng/năm. Trường ĐH Công nghệ TP.HCM HP ngành dược 40 – 45 triệu đồng/năm. Trường ĐH quốc tế Sài Gòn, năm 2019 thu trên 47 – 54 triệu đồng/năm học với chương trình giảng dạy tiếng Việt và trên 122 – 133 triệu đồng/năm với chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh tùy ngành.
Nếu trước đây HP các trường ĐH công lập thấp so với các trường tư thục, thì nay mức thu của nhiều trường tư thục cũng chỉ ngang ngửa trường công lập tự chủ hoặc chương trình chất lượng cao.
Trong đề án tuyển sinh 2020, Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM công bố mức HP bình quân 30 triệu đồng/học kỳ, sinh viên sẽ học trong 8 học kỳ. Trường ĐH Văn Lang cũng công bố mức HP dự kiến khóa sinh viên nhập học năm 2020 từ 17 – 22 triệu đồng/học kỳ tùy ngành. Trường ĐH Hoa Sen công bố trên website HP học kỳ 1 áp dụng cho bậc ĐH hệ chính quy năm 2020 dao động từ gần 26 – trên 39 triệu đồng/học kỳ tùy theo ngành…
Học phí đang… chờ tăng
Theo PGS-TS Vũ Đức Lung, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM, trường đang chờ ĐH Quốc gia TP.HCM quyết định trong cuộc họp hội đồng vào tháng 7 tới. Nếu thực hiện, HP mới chỉ áp dụng với sinh viên khóa 2020. “Khi thực hiện đề án tự chủ trường sẽ không còn nhận tiền ngân sách nhà nước 12 tỉ đồng/năm. Trong khi với mức HP đại trà 20 triệu đồng/năm, nguồn thu HP chỉ tăng hơn chưa tới 4 tỉ đồng so với trước đó. Dù vậy, trường vẫn xác định lộ trình tăng HP từng bước để phù hợp với người học”, ông Lung cho hay.
Mức thu học phí đại học công lập: Cơ quan nào quản lý, giám sát?
Việc Trường đại học Y dược TP.HCM thông báo mức thu học phí năm học tới có ngành gấp 4 - 5 lần mức thu cũ khiến dư luận băn khoăn: cơ quan nào quản lý, giám sát mức thu học phí đại học công lập?
Sinh viên Trường đại học Y dược TP.HCM - ẢNH HÀ ÁNH
Trao đổi với báo chí, đại diện Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ GD-ĐT, cho biết quy định về chính sách học phí các cấp học (mầm non, phổ thông, đại học) được thể hiện trong nhiều văn bản pháp quy, gồm Nghị định 86/2015/NĐ-CP, Nghị định số 127/2018/NĐ-CP và luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục đại học 2018.
Trường chưa tự chủ thu học phí theo Nghị định 86
Trong các văn bản trên, thẩm quyền trách nhiệm, ban hành mức thu học phí và trách nhiệm kiểm tra giám sát đã được quy định rõ.
Cụ thể, đối với các cơ sở giáo dục đại học (gọi chung là trường đại học) công lập, cơ quan chủ quản (bộ, ngành, địa phương) trực tiếp có trách nhiệm thẩm định, quyết định, phê duyệt, thống nhất phương án phân loại mức độ tự chủ về tài chính của trường đại học trực thuộc, bao gồm cả phương án thu - chi tài chính, cả việc đảm bảo mức thu học phí mà luật Giáo dục và Nghị định 86 đã quy định.
Đồng thời, cơ quan chủ quản có trách nhiệm kiểm tra, giám sát các trường đại học trực thuộc trong việc thực hiện chính sách học phí theo quy định.
Trường đại học công lập chưa đáp ứng điều kiện tự chủ thì tiếp tục thực hiện cơ chế thu, quản lý học phí theo quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP. Trong đó, quy định trần mức tăng học phí hàng năm từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020 - 2021 tăng bình quân 8 - 10%/năm. Các trường được xác định mức tăng học phí hàng năm, nhưng không được vượt trần Nghị định 86.
Mức thu cụ thể cho từng lĩnh vực đào tạo như sau:
UBND cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý các trường đại học công lập trực thuộc tỉnh. UBND cấp tỉnh trình hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức thu học phí của các trường đại học công lập thuộc phạm vi quản lý nhà nước của tỉnh.
Cơ quan nào giám sát về chính sách học phí của trường tự chủ?
Với các trường đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, đồng thời đáp ứng điều kiện tự chủ (luật Giáo dục đại học đã quy định) thì được tự chủ xác định mức thu học phí trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật và lộ trình tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo.
Văn bản giúp các trường tự chủ xác định mức thu học phí là Thông tư số 14/2019/TT-BGĐT về hướng dẫn xây dựng, thẩm định, ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật và phương pháp xây dựng giá dịch vụ giáo dục đào tạo áp dụng trong lĩnh vực giáo dục đào tạo.
Trong quá trình thực hiện tự chủ, trường đại học cần xây dựng và ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật dựa trên định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ quan chủ quản ban hành và các quy định, hướng dẫn hiện hành, phù hợp với chất lượng đào tạo. Từ đó, ban hành mức thu học phí phù hợp với lộ trình tính giá dịch vụ giáo dục đào tạo tương xứng với chất lượng đào tạo.
Đặc biệt, các trường đại học có trách nhiệm công khai, minh bạch và cam kết chất lượng. Có trách nhiệm giải trình với xã hội và các cơ quan quản lý nhà nước về việc xây dựng mức học phí tương xứng với chất lượng đầu ra cam kết và lộ trình tăng học phí phù hợp với chất lượng được kiểm định chương trình đào tạo.
Cơ quan chủ quản trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý, giám sát việc thực hiện chính sách học phí của các trường đại học được giao chủ quản, xử lý sai phạm theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm giải trình với xã hội, với người học về các chức năng được giao.
Vẫn đề xuất giữ quy định có trần học phí
Trong thời gian qua, Bộ GD-ĐT đã trình phê duyệt các văn bản làm cơ sở pháp lý để các trường thực hiện tự chủ. Đồng thời, trực tiếp quản lý, giám sát tình hình thực hiện chính sách học phí và cơ chế tự chủ của các trường đại học trực thuộc Bộ GD-ĐT.
Gần đây, khi báo chí phản ánh Trường đại học Y dược TP.HCM đã ban hành, thông báo mức thu học phí chưa hợp lý, không phù hợp với quy định, Bộ GD-ĐT đã có văn bản đề nghị Bộ Y tế (cơ quan chủ quản của Trường đại học Y dược TP.HCM) kiểm tra, xác minh thông tin về mức thu học phí của trường này, phối hợp với Bộ GD-ĐT để trả lời công khai cho người học và toàn xã hội.
Đại diện Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ GD-ĐT, cho biết trong thời gian tới, bộ này sẽ đề xuất việc đưa quy định cụ thể khung và trần học phí phù hợp với các chuẩn kiểm định và chất lượng đầu ra của các cơ sở đào tạo vào dự thảo nghị định thay thế Nghị định số 86/2015/NĐ-CP, để trình Chính phủ xem xét, ban hành.
Học phí ĐH công tăng sốc: Lo ra trường thu hồi vốn? GS.TS Phạm Gia Khải lo ngại, học phí quá cao có thể khiến giảng đường đại học chỉ dành cho người giàu, còn thí sinh nghèo bị loại khỏi cuộc chơi. Việc nhiều trường đại học công lập công bố mức học phí áp dụng cho khóa tuyển sinh năm 2020 tăng mạnh so với trước đang khiến nhiều thí sinh và phụ...