Học phí cao, chất lượng ĐH Kinh tế Quốc dân có vượt trội
Mỗi sinh viên phải đóng học phí 17 triệu đồng cho một năm tại ĐH Kinh tế Quốc dân. Nhiều người đặt câu hỏi về chất lượng đào tạo của trường liệu có tương xứng?
Đại diện trường ĐH Kinh tế Quốc dân đã trả lời những băn khoăn về mức thu học phí gây xôn xao trong thời gian gần đây.
10 tháng hết 17 triệu đồng tiền học phí
Những ngày gần đây, nhiều băn khoăn của thí sinh được đặt ra khi trường tăng học phí. Từ năm 2016-2017, mức học phí của ĐH Kinh tế Quốc dân là 530.000 đồng/tín chỉ với nhóm ngành Kiểm toán, Kinh tế đầu tư, Kinh tế quốc tế và Tài chính doanh nghiệp. Với các ngành khác, học phí là 375.000 đồng/tín chỉ.
Theo ước tính của sinh viên, để học một ngành uy tín tại trường, họ phải trả 31 tín chỉ, tương đương với 17 triệu đồng trong 10 tháng.
TS Lê Việt Thủy giải đáp thắc mắc của thí sinh. Ảnh: Việt Hùng.
Trước sự thay đổi này, bạn Nguyễn Văn Vũ đặt câu hỏi: “Với mức học phí cao như hiện nay, liệu chất lượng và quyền lợi của sinh viên cũng như sức cạnh tranh sau khi tốt nghiệp của trường có cao hơn các ngành đào tạo tương tự hay không? Cơ sở vất chất ĐH Kinh tế Quốc dân có hơn các trường khác?”.
Trả lời trên Zing.vn, TS Lê Việt Thủy – Phó phòng Đào tạo nhà trường – cho biết:
Mức học phí của nhà trường nằm trong quy định và không phải cao so với các trường đại học tự chủ khác. Nhà trường luôn đầu tư cho việc xây dựng những chương trình đào tạo chuẩn quốc tế.
Vì vậy, sinh viên ra trường đều có khả năng có tiếng Anh tốt, kỹ năng Tin học, kỹ năng mềm… Khoảng 85% sinh viên ra trường có việc làm ngay trong vòng 6 tháng đầu.
Về cơ sở vật chất, nhà trường đang trong quá trình hoàn thiện tòa nhà trung tâm và sẽ đưa vào sử dụng cuối năm 2017. Đây sẽ là khu giảng đường hiện đại nhất các trường đại học tại Việt Nam.
Học bổng lên đến 50 tỷ đồng
Bạn Chu Minh Phương đặt câu hỏi về việc ĐH Kinh tế Quốc dân hỗ trợ học phí và trao học bổng như thế nào cho sinh viên xuất sắc?
TS Lê Việt Thủy thông tin: Đối với sinh viên có thành tích học xuất sắc, trường có nhiều quỹ học bổng để trao cho các em. Ví dụ, nhà trường có quỹ học bổng 50 tỷ đồng từ các cựu sinh viên, sinh viên xuất sắc sẽ được trao học bổng toàn phần 50 triệu đồng/năm, học bổng bán phần 25 triệu đồng/năm và 2.600 học bổng khuyến khích học tập.
Video đang HOT
Độc giả Phạm Nguyên Tùng đặt câu hỏi: “Em thuộc diện hộ nghèo và mồ côi, như vậy phải làm thủ tục thế nào để có thể miễn giảm học phí?”.
TS Lê Việt Thủy đưa ra giải đáp: “Nếu thí sinh sau khi trúng tuyển thuộc các đối tượng: sinh viên tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế, sinh viên là người dân tộc thiểu số, thuộc hộ nghèo, cận nghèo, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng kinh tế khó khăn… sẽ được nhà trường hướng dẫn thủ tục để được miễn giảm học phí”.
Để hoàn thiện thủ tục, thí sinh cần mang theo giấy tờ chứng nhận hoàn cảnh. Nhà trường sẽ xem xét để miễn giảm học phí hoặc cấp học bổng từ nguồn kinh phí của nhà trường.
Theo Zing
Nghị lực của nữ sinh mang thai với thầy gây xúc động lòng người
Dũng cảm chia sẻ sự bất hạnh của cuộc đời mình trên fanpage của trường Đại học kinh tế quốc dân, cô gái giàu nghị lực phải khiến nhiều người bật khóc.
"Chào các bạn, tôi là một K50. Hôm nay tôi mới đủ can đảm chia sẻ về câu chuyện của cuộc đời mình. Mong những bạn gái, những ai đang lầm đường có thể một lần nhìn lại mà ra quyết định đúng đắn hơn".
Tôi đã từng là một đứa con ngoan, trò giỏi, được thầy cô yêu mến, bạn bè nể phục và bố mẹ thì hết sức chiều chuộng. Tôi ưa nhìn, năng động, lại luôn vui vẻ lạc quan. Từ bé đến lớn tôi luôn được bảo bọc kĩ lưỡng nên chẳng biết đến vất vả là gì. Có lẽ chính vì cuộc sống quá xuôi chèo mát mái ấy mà tôi cứ ảo tưởng cho mình là giỏi giang bản lĩnh lắm.
Sóng gió chỉ đến và thử thách cái bản lĩnh kém cỏi ấy của tô khi tôi bắt đầu lên lớp 9. Gia đình gặp biến cố lớn, bố mẹ và anh chị buộc phải vào Sài Gòn sinh sống, để tôi một mình ở nhà với ông bà một thời gian rồi chuyển vào sau.
Cuộc sống cũng không có gì đáng nói nếu tôi không gặp người đó. Khi ấy anh là thầy giáo trẻ mới chuyển về trường cấp 3 của tôi công tác, phụ trách ngay lớp tôi.
Tôi là lớp trưởng nên thường xuyên trao đổi với thầy về nhiều việc. Tôi quý thầy, coi thầy như người anh lớn của mình. Thầy cũng rất quý tôi, luôn quan tâm chăm sóc cho tôi từng chút một.
Có lẽ sự cô đơn, thiếu vắng tình cảm gia đình của tôi đã khiến thầy mềm lòng chăng? Còn với tôi, choáng ngợp trước sự hiểu biết, thâm trầm cùng sự dày dặn kinh nghiệm trong cuộc sống của thầy. Tôi nhanh chóng nghĩ đó là tình yêu.
Ngày qua tháng lại, sau bao lần thầy xuống nhà tôi kèm tôi học (tôi là thành viên duy nhất trong đội tuyển học sinh giỏi của thầy) thì chuyện gì đến cũng phải đến. Tôi hiểu điều đó có nghĩa là gì, tôi đã trở thành đàn bà ở cái tuổi 16 như thế.
Từ ngày đó trở đi, tôi yêu thầy bằng con tim non nớt và suy nghĩ ngô nghê của một đứa học trò. Cứ nghĩ sau này chỉ vài năm nữa thôi, chúng tôi sẽ có thể ở bên nhau một cách đường đường chính chính.
Tôi không phủ nhận là thời gian đó, mình đã hư hỏng đến như thế nào. Bởi ông bà tôi ở cách đó gần 2 cây, chỉ có mình tôi trông nhà, nên gần như tối nào thầy cũng qua và nói muốn kèm tôi học, nhưng sự thực là làm gì thì có lẽ mọi người đều đoán được.
Tôi như kẻ bị mù chỉ tin vào mình thầy, chỉ nghe lời duy nhất thầy, đáp ứng mọi yêu cầu của thầy, vì nghĩ rằng là tình yêu thì phải thế.
Tất cả chỉ thực sự sụp đổ khi tôi mang thai. 16 tuổi, làm mẹ ở cái tuổi 16 ư? Tôi chưa từng nghĩ đến. Tôi nói chuyện với thầy, mong tìm ra cách giải quyết nào đó, nhưng đáp lại sự mong mỏi của tôi, thầy ráo hoảnh coi như đứa bé đó chẳng liên quan gì đến thầy.
Thầy phân tích cho tôi thấy, tốt nhất là tôi nên lặng lẽ bỏ đứa bé đi, đừng dại dột mà làm rùm beng mọi chuyện. Tôi hiểu những gì thầy nói, tôi biết thầy nói đúng. Ở vùng quê này thì ai tin được một thầy giáo đường hoàng, đạo mạo lại có thể làm cho một con bé (đã từng) rất giỏi giang man bầu cơ chứ?
Ai có thể chấp nhận được một đứa con gái như tôi? Tôi có trách thầy không? Có chứ, nhưng có lẽ tôi trách bản thân mình nhiều hơn. Tôi ngu ngốc và quá non dại, để bây giờ cái giá phải trả là quá đắt cho cái sự kém cỏi đó.
Sau khi nói chuyện với thầy xong, tôi chỉ cười nhạt và không bao giờ có ý định đến tìm thầy một lần nào nữa. Người đàn ông tôi từng nghĩ là tôi yêu, yêu bằng cả trái tim dại dột, u mê của mình, giờ chỉ còn là nỗi chán chường và thất vọng trong tôi.
Lấy hết can đảm, tôi kể với bố mẹ mọi chuyện. Gần như ngay lập tức, bố mẹ tôi bay ra Bắc.
Trái ngược với suy nghĩ của tôi, nhìn thấy tôi, bố mẹ chỉ khóc. Ngay khi nhìn những giọt nước mắt đang lăn dài trên khuôn mặt khắc khổ của bố mẹ, tôi mới ngỡ ngàng nhận ra tôi là đứa con bất hiếu đến nhường nào.
Rất nhanh sau đó, tôi chuyển trường vào Sài Gòn. Tôi ra đi trong lặng lẽ, không kịp chào tạm biệt cả những bạn bè thân, cũng không có cơ hội gặp lại thầy một lần nào nữa.
Thời gian mang bầu Sún (tên con trai tôi) là thời kì tôi đau khổ nhất. Học lớp 11 mà phải đến trường với cái bụng bầu vượt mặt, không phải nói chắc mọi người cũng đoán được phần nào tôi ê chề nhục nhã ra sao. Thật may khi ngôi trường tôi theo học đồng ý chấp nhận tôi, các bạn bè cũng không dò xét nhiều mà đỗi xử với tôi rất đúng mực.
Ở cái thành phố hoa lệ này, có lẽ họ cũng không quá bận tâm về một con bé mang bầu ở cái tuổi trẻ măng như thế. Gia đình tôi luôn khuyên tôi nên tạm nghỉ một năm, đợi sinh xong rồi tinh tiếp. Nhưng tôi sợ rằng khi tôi rời xa trường học, tôi sẽ sụp đổ. Tôi sợ hãi những khoảng thời gian nhàn rỗi của mình vì khi ấy, những kí ức về thầy, về quãng thời gian buông thả ấy cứ hiện lên giày vò và cắn xé tôi.
Tôi thương con tôi, tôi thương gia đình tôi, nên tôi lại càng phải cố gắng hơn gấp bội. Tôi chăm chỉ đi học ở trường, tập thể dục đều đặn, về nhà lại học tiếng Anh, nghe nhạc và cố gắng không để mình rơi vào trạng thái trầm cảm.
Quãng thời gian đó, nếu không có tình yêu của bố mẹ và anh chị, có lẽ tôi đã chẳng thể vượt qua được. Đến cuối năm lớp 11, tôi sinh bé Sún. Nếm trải nỗi đau đớn tột cùng ấy, tôi mới càng thấy trân trọng sinh mạng của mình, trân trọng gia đình và cuộc sống này nhiều hơn.
Thật may mắn, bé Sún lớn lên dù không có tình yêu của bố nhưng cũng rất ngoan ngoãn và kháu khỉnh. Con đáng yêu và rất quấn bà ngoại. Gia đình tôi tuyệt nhiên không bao giờ nhắc đến khoảng thời gian đó nữa, cũng không bao giờ hỏi tôi về thầy, về cha của Sún.
Nỗi vất vả khi làm một người mẹ đơn thân không phải ai cũng có thể hiểu, nhất là khi tôi lại làm mẹ ở cái tuổi quá trẻ như vậy.
Nhưng tôi biết mình không được phép mềm yếu, mình có gia đình bên cạnh, mình phải cứng cỏi lên để có thể chăm sóc được con. Thời gian đó, tôi tạm nghỉ học để ở nhà chăm sóc cho con cứng cáp hơn một chút.
Nhưng cuộc đời chưa chịu dừng lại ở đó, vào một buổi chiều, bố mẹ tôi đi làm về và bị tai nạn giao thông. Họ đột ngột qua đời. Khi đó, tôi đang học cuối năm 12 và bé Sún đã được gần 2 tuổi.
Không thể diễn tả được nỗi đau tột cùng của anh chị em tôi khi đột ngột mất đi 2 người thân yêu nhất ấy. Riêng với tôi và con, nó chẳng khác gì rơi xuống vực sâu mà không cách nào lên được.
Tôi đã làm khổ bố mẹ quá nhiều, chưa bù đắp được một ngày nào mà giờ bố mẹ đã vội ra đi. Bây giờ khi đang ngồi đây và viết những dòng này, tôi vẫn đang khóc. Nhưng không còn là giọt nước mắt yếu đuối của ngày ấy, tôi chỉ muốn cho bố mẹ thấy là tôi đã vượt qua nỗi đau đó như thế nào và sống ra sao, để bố mẹ có thể yên lòng.
Hết năm học lớp 12, tôi một mình đem con ra Bắc, mặc cho lời ngăn cản quyết liêt của anh chị. Nhưng tôi quyết tâm thực hiện mong mỏi của bố khi còn sống, đó là tôi có thể đỗ được vào trường đại học KTQD. Vừa chăm con, vừa ôn thi, đó là khoảng thời gian cơ cực gian khó nhất đối với một đứa con gái vốn chưa bao giờ phải chịu khổ về vật chất như tôi.
Tôi gửi con ở một nhà trẻ tư nhân, sáng đi dạy thêm, chiều đi chạy bàn, tối về nhà lại vùa chăm con vừa ôn thi. Ấy thế mà tôi cũng đỗ, đỗ vào ngành cao điểm nhất trường hẳn hoi. Ngày biết tin mình đỗ đại học, tôi ôm con ngồi khóc suốt cả một đêm. Cuộc sống của mẹ con tôi giờ sẽ đi tiếp về đâu đây?
Phòng trọ nghèo nàn, thiếu thốn đủ mọi mặt. Vậy mà trời thương con tôi vẫn lớn lên kháu khỉnh và khỏe mạnh. Con đáng yêu, nghe lời và sống rất tình cảm. Anh chị tôi thương em, bảo tôi để con cho anh chị nuôi vài năm cho đến khi tôi học xong, nhưng thằng bé quấn mẹ, không thể xa tôi được 1 tuần.
Vậy là tôi vừa đi học, vừa đi làm, vừa chăm con. Nhiều lúc nghèo đến mức tôi chỉ có thể ăn cơm trắng qua ngày, dành tiền mua sữa cho con. Con thiếu thốn, chưa bao giờ biết đến một bộ quần áo đẹp, chưa bao giờ được tôi đưa đi chơi. Vậy mà con không hề đòi. Có lẽ con cũng thương mẹ con vất vả và hiểu hoàn cảnh của mình nên rất yêu tôi. Nhiều đêm nằm ôm con, nghĩ về lời con trẻ thỉnh thoảng lại hỏi "con không có bố hả mẹ?", mà tôi ứa nước mắt.
Tôi cũng mong mỏi cho con một cuộc sống đủ đầy, một gia đình hoàn chỉnh, nhưng có lẽ chưa phải là lúc này. Tôi thương con tôi phải lớn lên dưới mái nhà trọ nghèo nàn chật chội, với sự bận rộn của mẹ, với thiếu thốn đủ đường. Càng thương con, tôi lại càng điên cuồng lao đầu vào học và đi làm.
Vốn tiếng Anh cũng khá nên tôi xin vào làm cho một công ty du lịch, đi tour quanh Hà Nội, nhận tiền típ từ khách du lịch nước ngoài. Tiền lương làm thêm và sự giúp đỡ của anh chị cũng đủ cưu mang mẹ con tôi chật vật đi hết 4 năm dài. 4 năm đó, công việc gì tôi cũng đã từng thử, có đêm chỉ ngủ 2,3 giờ đồng hồ. Từ gia sư, rửa bát thuê, chạy bàn, PG, đến bán hàng, phụ bếp, gì tôi cũng đã từng làm.
Và trong một lần đi gia sư, tôi đã gặp chị. Chị là mẹ của học sinh tôi dạy và cũng là một người mẹ đơn thân. Biết hoàn cảnh của tôi, chị thương lắm. Chị giúp đỡ tôi rất nhiều mà bây giờ tôi vẫn chưa sao trả nghĩa cho chị hết được.
Chị coi tôi như em gái, cho tôi vào làm trong công ty của chị, vô tình lại là nơi phù hợp với ngành nghề tôi đang học. Vậy là mới năm thứ 3 thôi, tôi đã có công việc với đồng lương đủ nuôi con mà không cần nhờ đến anh chị nữa.
Bây giờ, khi đã ra trường được 2 năm, nhờ sự cố gắng của bản thân và sự giúp đỡ của chị, tôi đã là trưởng bộ phận, đã có đủ tiền để nuôi con, thuê cho con một cái nhà tốt hơn, mua cho con hộp sữa tốt hơn.
Vì yêu cầu công việc, tôi cũng chú trọng đến ngoại hình nhiều hơn. Và ít nhất cũng đã trở thành một trưởng bộ phận năng động, trẻ trung, và xinh xắn như mọi người nhận xét.
Khi cuộc sống đang dần ổn định như thế thì tôi lại gặp lại thầy. Thầy xuất hiện trước mắt tôi một cách tình cờ khi thầy đưa cháu trai đến xin việc. Chúng tôi gặp nhau, nhanh chóng nhận ra nhau, rồi cũng nhanh chóng lấy lại vẻ bình thản để đối diện với nhau.
Hận thù trong lòng tôi sớm đã không còn. Tôi chỉ nhìn thầy như một người bạn đã quá lâu không gặp, không chút tò mò về cuộc sống của thầy, cũng không còn bất cứ cảm xúc nào nữa. Và khi đó, tôi biết rằng, tôi đã có đủ dũng khí để gạt lại quá khứ sau lưng mà sống tiếp."
Theo Phunutoday