Học phí 12 trường, khoa thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội: Từ 9,8 60 triệu/ năm
Học phí năm học 2021-2022 dự kiến với sinh viên ĐH Quốc gia Hà Nội từ 9,8 – 60 triệu đồng/năm học/ sinh viên.
Ảnh minh họa
Theo công bố về mức học phí của ĐH Quốc gia Hà Nội, năm học 2021 – 2022, mức học phí dự kiến với sinh viên chính quy các chương trình đào tạo chuẩn là từ 9,8 – 14,3 triệu đồng/ năm/ sinh viên và từ 30 – 60 triệu đồng/ năm/ sinh viên đối với các chương trình đặc thù, chất lượng cao.
Mức học phí của từng khoa/ trường trực thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội như sau:
Theo GS.TS Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo, ĐH Quốc gia Hà Nội, năm 2021, ĐH Quốc gia Hà Nội mở 7 ngành mới, cụ thể:
2 ngành thuộc Khoa Quản trị và Kinh doanh là ngành Quản trị Nhân lực và Nhân tài; ngành Quản trị và An ninh.
2 ngành thuộc Khoa Các khoa học liên ngành là ngành Quản trị thương hiệu và ngành Quản trị tài nguyên và di sản.
Video đang HOT
2 ngành thuộc Khoa Quốc tế là ngành Ngôn ngữ Anh; ngành Tự động hóa và Tin học.
1 ngành thuộc Trường ĐH Việt Nhật là ngành Khoa học và Kỹ thuật máy tính.
Bên cạnh đó, GS Đức cho biết, việc xét tuyển đối với các chương trình đào tạo chất lượng cao hầu hết sẽ sử dụng tổ hợp xét tuyển có môn ngoại ngữ.
Đối với số ít tổ hợp không có môn ngoại ngữ, ngoại ngữ sẽ là môn điều kiện (thí sinh phải đạt điểm ngoại ngữ tối thiểu từ 4.0 trở lên hoặc tương đương) nhằm đảm bảo năng lực ngoại ngữ cần thiết để thí sinh có thể theo học các chương trình này và đáp ứng vị trí việc làm trình độ quốc tế sau khi tốt nghiệp.
Năm 2021, ĐH Quốc gia Hà Nội tuyển sinh 11.250 chỉ tiêu, với 135 ngành, chương trình đào tạo (chuẩn, chất lượng cao, tài năng, tiên tiến) thuộc các lĩnh vực: Khoa học tự nhiên, Khoa học Xã hội và nhân văn, Công nghệ – Kỹ thuật, Kinh tế – Luật, Y – Dược, Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên
ĐH Quốc gia Hà Nội tiếp tục tổ chức cho thí sinh Xác nhận nhập học trực tuyến. Việc này hỗ trợ tối ưu cho thí sinh, giúp hạn chế việc đi lại và tránh được tình trạng thất lạc hồ sơ của thí sinh khi gửi qua bưu điện.
Bên cạnh việc thực hiện tốt công tác tuyển sinh trong nước, Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động trao đổi sinh viên quốc tế, thu hút các thí sinh là người nước ngoài theo học các chương trình đào tạo chất lượng cao, đặc thù tại các trường/khoa.
Kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội có gì?
Năm 2021, ĐH quốc gia Hà Nội quay trở lại tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực để bổ sung vào phương án tuyển sinh. GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo, ĐH quốc gia Hà Nội đã có những chia sẻ ban đầu về kỳ thi này.
Thưa ông, ông có thể cho biết phương thức tổ chức thi đánh giá năng lực năm 2021 của ĐH quốc gia Hà Nội như thế nào về thời gian, địa điểm, cơ sở hạ tầng?
Cách thức tổ chức thi có nhiều cải tiến mới: Năm 2021, dự kiến sẽ tổ chức thi cho 1.000 - 2.000 thí sinh/đợt với khoảng 4-5 đợt/năm tùy thuộc vào số lượng thí sinh đăng ký.
Ngoài ra, cách thức tổ chức thi có nhiều cải tiến mới: Thí sinh tự chọn ngày thi, giờ thi, ca thi, Thí sinh được thay đổi ca thi trước 14 ngày dự thi. Thí sinh tra cứu thông tin dự thi, kết quả thi trên tài khoản của thí sinh tại Cổng thông thi Khảo thí. Năm 2021 dự kiến chỉ thi ở Trung tâm Khảo thí và địa điểm thứ hai là trường ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội,
Thời gian làm bài thi đánh giá năng lực (ĐGNL) học sinh THPT dự kiến là 195 phút. Mỗi thí sinh sử dụng 1 mã đề thi độc lập. Thí sinh hoàn thành bài thi ĐGNL trong một buổi thi của mỗi đợt thi; quá trình đăng ký dự thi, phân phòng thi và tổ chức các đợt thi vận hành chuyên nghiệp.
Ngân hàng đề thi được chuẩn bị ra sao thưa ông ?
Các câu hỏi sử dụng cho bài thi ĐGNL được tinh chỉnh, lựa chọn theo khối kiến thức trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành tương ứng với 3 nhóm năng lực xác định: (1) Sáng tạo và giải quyết vấn đề; (2) Năng lực Toán, tiếng Việt, tư duy ngôn ngữ, lập luận, logic, tính toán và xử lý số liệu; (3) Tự học, khám phá và ứng dụng công nghệ/khoa học (tự nhiên - xã hội).
So với đề thi ĐGNL năm 2016, cấu trúc đề thi dự kiến 2 phần Toán và Ngữ văn sẽ được giữ nguyên và tinh chỉnh cho tốt hơn về chất lượng và tăng số lượng câu hỏi; phần 3: KHTN và KHXH như của năm 2016 được tinh chuyển thành phần thi Khoa học (gồm cả tự nhiên và xã hội).
Số lượng câu hỏi cho ngân hàng đề thi dự kiến đạt 15.500 câu và với đội ngũ ra đề có kinh nghiệm, chuyên nghiệp. ĐHQGHN cố gắng cao nhất để có được bộ đề nguồn chất lượng cao (kỳ vọng sẽ chất lượng và phân loại tốt hơn năm 2015/2016).
Theo ông, kỳ thi đánh giá năng lực năm 2021 có khác kỳ thi năng lực đã thực hiện trước hay không?
Có khác nhau. Trước hết về mục đích: kỳ thi ĐGNL năm 2015, 2016 của ĐH quốc gia Hà Nội là để tuyển sinh đại học. Kỳ thi ĐGNL lần này được đổi mới, phù hợp với những điều chỉnh mới trong chương trinh giáo dục phổ thông, đồng thời có thể sử dụng nhằm đa mục đích khác nhau như tôi đã đề cập ở trên.
Trên cơ sở kế thừa ma trận đề thi, mô hình triển khai thi năm 2016, bài thi ĐGNL học sinh THPT tới đây sẽ được điều chỉnh, dự kiến gồm 03 phần: Tư duy định tính (50 câu hỏi, 60 phút), Tư duy định lượng (50 câu hỏi, 75 phút), Khoa học (50 câu hỏi, 60 phút).
Về cơ bản cấu trúc bài thi kế thừa trên 90% dạng thức bài thi của năm 2016, có 3 điểm mới:
Phần Lựa chọn Khoa học Tự nhiên hoặc Khoa học Xã hội sẽ gộp lại thành 1 phần Khoa học (bắt buộc) với thời gian 60 phút, 50 câu hỏi.
Tổng điểm bài thi là 150 điểm. Điểm bài thi gồm điểm tổng và 3 đầu điểm thành phần: Tư duy định tính, Tư duy định lượng, Khoa học. Mỗi phần 50 điểm.
Năm 2021 tăng số câu hỏi điền đáp án thêm 3 câu ở phần Khoa học (để giảm khả năng đoán mò của thí sinh). Tổng số câu hỏi điền đáp án là 18 câu.
Bài thi ĐGNL học sinh THPT vẫn là thi trên máy tính, và được gán mã Q00. Về phương thức chấm điểm như cũ, mỗi câu đúng được 1 điểm, câu sai không được điểm.
Vậy so với năm 2020, phương án xét tuyển của ĐH Quốc gia Hà Nội thay đổi thế nào?
Khác với năm 2015, 2016 chỉ xét tuyển bằng kết quả bài thi ĐGNL. Lần này, kết quả của kỳ thi ĐGNL sẽ được sử dụng chỉ như một phương án xét tuyển bổ sung, song song với phương thức xét tuyển theo điểm của kỳ thi THPT và các phương thức khác đã được ĐH Quốc gia Hà Nội triển khai trong năm 2020. Thí sinh được quyền lựa chọn để có thể đăng ký tuyển sinh vào ĐH ở ĐH Quốc gia Hà Nội bằng kết quả bài thi ĐGNL trong số chỉ tiêu được phân bổ tuyển theo phương thức này.
Số lượng chỉ tiêu xét tuyển theo điểm của bài thi ĐGNL do các cơ sở đào tạo đại học của ĐH quốc gia Hà Nội xem xét quyết định, và sẽ được công bố công khai trong Đề án tuyển sinh đại học 2021 của ĐH.
Với kết quả thi đánh giá năng lực này, các trường đại học khác có thể sử dụng để xét tuyển hay không thưa ông?
Kết quả của kỳ thi ĐGNL của ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2015/2016 đã được một số trường ĐH khác sử dụng để xét tuyển đại học. Năm nay các câu hỏi của bài thi ĐGNL được cải tiến tốt hơn, vì vậy tôi tin tưởng sẽ có nhiều trường đại học khác ngoài ĐH quốc gia Hà Nội sử dụng kết quả bài thi ĐGNL này như một phương án xét tuyển sinh đại học. Như vậy vừa hiệu quả, như một kênh bổ sung để chọn được sinh viên đầu vào có chất lượng tốt, lại vừa tiết kiệm, đỡ tốn kém cho nhà trường và thí sinh.
Cảm ơn ông!
Bộ GD&ĐT đề xuất tăng học phí tất cả cấp học Theo đề xuất của Bộ GD&ĐT, từ năm học 2021-2022, học phí bậc đại học tăng 12,5%. Học phí bậc mầm non, phổ thông tăng 7,5% so với năm học 2020-2021. Ảnh minh họa Đề xuất này được đưa ra trong dự thảo lần thứ 2 Nghị định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc...